Chủ Nhật, 9 tháng 1, 2022

Phân chia di sản thừa kế là nhà đất được thực hiện thế nào nếu có tranh chấp

Tranh chấp về thừa kế là nội dung tranh chấp tương đối phổ biến trong tranh chấp dân sự, đặc biệt là các tranh chấp liên quan đến việc thừa kế nhà đất.. Trong phạm vi bài viết này, Luật Long Phan PMT xin đưa ra một số kiến thức pháp lý liên quan đến phân chia di sản thừa kế là nhà đất được thực hiện thế nào nếu có tranh chấp để Quý bạn đọc tham khảo như sau:

phân chia di sản thừa kế

  Phân chia di sản thừa kế nhà đất khi có tranh chấp

>>>Xem thêm: Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất thừa kế đã bán cho người khác

Xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Theo quy định tại Điều 26 BLTTDS năm 2015 thì tranh chấp về thừa kế tài sản là tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Căn cứ quy định tại Điều 35, 38 BLTTDS năm 2015 thì những tranh chấp về thừa kế thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện. Nếu  đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài thì tranh chấp sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp tỉnh.

Lưu ý:

  • Đối với những tranh chấp liên quan đến việc phân chia di sản thừa kế là bất động sản, thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết;
  • Trường hợp di sản thừa kế là động sản thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc. Các bên cũng có thể thỏa thuận bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc giải quyết tranh chấp.

cơ quan có thẩm quyền giải quyết

    Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp di sản thừa kế là nhà đất

>>>Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài

Xác định yêu cầu khởi kiện

Khi khởi kiện ra Tòa án, việc xác định yêu cầu khởi kiện là rất quan trọng, ảnh hưởng đến cả quá trình tố tụng sau này.Yêu cầu khởi kiện ở đây cần cụ thể, rõ ràng.

Thứ nhất, xác định rõ tài sản yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp: Hiện trạng đất như thế nào, nằm ở đâu, có diện tích là bao nhiêu, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa, nhà thì như thế nào, hiện trạng ra sao, hiện nay do ai quản lý,…?

Thứ hai người khởi kiện cần xác định rõ phần được hưởng giá trị là bao nhiêu, nếu là nhận đất thì nằm ở vị trí nào, cụ thể bằng giá trị tạm tính là bao nhiêu để Tòa án có căn cứ tính tiền tạm ứng án phí.

Thứ ba, trong đơn khởi kiện phải thể hiện rõ số phần được chia của từng người là bao nhiêu.

Ngoài ra, yêu cầu khởi kiện phải đảm bảo đúng các quy định của BLTTDS theo Điều 186, 188 và điểm g khoản 4 Điều 189 BLTTDS 2015.

Hồ sơ khởi kiện tranh chấp gồm những gì

Căn cứ theo khoản 2 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, người khởi kiện cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ khởi kiện, gồm:

  • Đơn khởi kiện theo mẫu;
  • Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế và các giấy tờ nhân thân chứng minh hàng thừa kế;
  • Di chúc hoặc Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế(nếu có);
  • Giấy tờ của người khởi kiện: Sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
  • Các giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại di sản
  • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng tài sản của người để lại di sản
  • Giấy tờ liên quan đến việc từ chối nhận di sản (nếu có)

Trình tự thụ lý và giải quyết

Thủ tục giải quyết sơ thẩm

Bước 1: Thụ lý vụ án

Theo quy định tại Điều 191 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Tòa án phải nhận đơn khởi kiện do đương sự nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua bưu điện và phải ghi vào sổ nhận đơn. Trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Thẩm phán được phân công xem xét đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét và có một trong các quyết định sau đây:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện theo khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Bước 2: Chuẩn bị xét xử

  • Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;
  • Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng.
  • Đối với các vụ án quy định tại Điều 30 và Điều 32 của Bộ luật này thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.
  • Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 01 tháng.

Bước 3:  Mở phiên tòa xét xử

Theo Điều 222 BLTTDS 2015 phiên tòa phải được tiến hành đúng thời gian, địa điểm đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc trong giấy báo mở lại phiên tòa trong trường hợp phải hoãn phiên tòa.

Thủ tục giải quyết phúc thẩm

Bước 1: Thụ lý vụ án (Điều 285)

  • Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm phải vào sổ thụ lý.

Bước 2: Chuẩn bị xét xử phúc thẩm (Điều 285 – Điều 292)

  • Trong thời hạn 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án, tùy từng trường hợp, Tòa án cấp phúc thẩm ra một trong các quyết định sau đây:
  • Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;
  • Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;
  • Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.
  • Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm có thể quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không được quá 01 tháng.

Bước 3: Mở phiên tòa xét xử phúc thẩm

trình tự thủ tục giải quyết

   Trình tự, thủ tục giải quyết sơ thẩm, phúc thẩm

>>>Xem thêm: Thủ tục giải quyết tranh chấp di sản thừa kế

Hướng giải quyết tranh chấp di sản thừa kế là nhà đất

Trong trường hợp có di chúc

Tranh chấp di sản thừa kế nhà đất trong trường hợp người để lại di sản có di chúc thì bước đầu tiên ta phải xem xét di chúc có hợp pháp hay không? Di sản sẽ chỉ được phân chia theo di chúc trong trường hợp di chúc hợp pháp. Di chúc được coi là hợp pháp khi đủ các điều kiện theo khoản 1 Điều 630 BLDS 2015.

Về năng lực chủ thể

Người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc và không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép.

Về nội dung di chúc

  • Không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội
  • Đối với di chúc miệng thì người để lại di chúc thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng. Ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Về hình thức

Di chúc phải được lập thành văn bản, tuy nhiên vì những lý do khách quan nên pháp luật vẫn cho phép lập di chúc bằng miệng trong những trường hợp nhất định.

Người lập di chúc bằng miệng chỉ khi khi tính mạng của họ bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản. Sau 03 tháng nếu họ không còn sống, minh mẫn và sáng suốt thì di chúc miệng đương nhiên bị hủy bỏ.

Nếu di chúc không đáp ứng đủ các điều kiện theo khoản 1 Điều 630 BLDS 2015 thì di chúc sẽ vô hiệu. Theo Điều 650 BLDS 2015 nếu di chúc không hợp pháp thì thừa kế theo pháp luật sẽ được áp dụng. Việc phân chia theo pháp luật như thế nào sẽ được trình bày cụ thể ở phần dưới đây.

Ngoại lệ

Mặc dù người lập di chúc có quyền chỉ định những người được hưởng di sản thừa kế theo bản di chúc được thành lập dựa trên ý chí nguyện vọng của mình. Nhưng pháp luật vẫn quy định những trường hợp ngoại lệ đối với người thừa kế theo di chúc.

Theo quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ/chồng và con thành niên mà không có khả năng lao động thuộc diện thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc trong trường hợp người lập di chúc không cho hưởng di sản theo di chúc hoặc có cho hưởng nhưng ít hơn 2/3 của một suất thừa kế nếu di sản được chia theo pháp luật.

Khi phân chia di sản thừa kế theo di chúc, nếu có người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc thì Tòa án cần đưa họ vào diện được hưởng thừa kế để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho họ.

Trong trường hợp không có di chúc

Hàng thừa kế

Đối với các trường hợp người để lại di sản mất mà không để lại di chúc thì di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật, pháp luật hiện hành quy định cụ thể về các hàng thừa kế.

Những người thừa kế theo pháp luật được hưởng thừa kế bằng cách xác định theo hàng thừa kế lần lượt theo thứ tự sau đây:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại (ông bà), anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Nguyên tắc chia

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống. Nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Tuy nhiên, nếu người để lại di sản lập di chúc truất quyền hưởng di sản của người thừa kế hoặc người đó bị truất quyền thừa kế theo khoản 1 Điều 621 Bộ Luật dân sự 2015 thì sẽ không được hưởng thừa kế

Liên hệ

Tư vấn trực tiếp

Quý khách hàng có thể đến văn phòng của chúng tôi để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp tại một trong hai địa chỉ sau:

  • Tư vấn trực tiếp tại TRỤ SỞ CÔNG TY: Tầng 14 Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, quận 3, TP.HCM.
  • Tại Văn Phòng Luật sư Quận Bình Thạnh: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, HCM.

Tư vấn trực tuyến

Luật Long Phan PMT nhận hỗ trợ bạn giải quyết, tư vấn trực tuyến qua các hình thức như sau:

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về phân chia di sản thừa kế là nhà đất được thực hiện như thế nào nếu có tranh chấp? Nếu như bạn có nhu cầu hỗ trợ gửi tài liệu hoặc yêu cầu đặt lịch luật sư tư vấn vui lòng trao đổi thông qua tổng đài 1900.63.63.87, Luật sư của Long Phan PMT hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Hotline 1900.63.63.87 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.



Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG  Trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng phức tạp, dịch vụ luật sư lao động đang trở thành lựa chọn tối ưu cho do...