Thi hành án là khâu cuối cùng của quá trình tố tụng nhằm đưa các bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật được thực thi. Ngoài các vụ việc dân sự phải thi hành án, trong các vụ án hình sự cũng có phần thi hành án dân sự. Vậy thủ tục thi hành trách nhiệm dân sự trong bản án hình sự được thực hiện như thế nào? Bạn viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý bạn đọc về Thủ tục thi hành trách nhiệm dân sự trong bản án hình sự có hiệu lực.
Thẩm quyền thi hành trách nhiệm dân sự trong bản án hình sự
Thẩm quyền thi hành trách nhiệm dân sự trong bản án hình sự
Trách nhiệm dân sự trong bản án hình sự được Tòa án cấp tỉnh xét xử sơ thẩm thì do cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh thi hành. Ngược lại, đối với những bản án, quyết định về vụ việc toà án cấp huyện xét xử sơ thẩm thì do cơ quan Thi hành án dân sự cấp huyện thi hành. Phần thi hành trách nhiệm dân sự trong bản án hình sự được thực hiện theo Luật thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ sung 2014 cụ thể tại Điều 35 quy định về thẩm quyền thi hành án như sau:
- Thẩm quyền thi hành án dân sự cấp huyện bao gồm:
- Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
- Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
- Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện nơi khác, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác
- Thẩm quyền thi hành án dân sự cấp tỉnh bao gồm:
- Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cùng địa bàn
- Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao;
- Quyết định của Tòa án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh;
- Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự nơi khác hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác;
- Bản án, quyết định thuộc thẩm quyền thi hành của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện quy định tại khoản 1 Điều này mà thấy cần thiết lấy lên để thi hành;
- Bản án, quyết định quy định tại khoản 1 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp về thi hành án
Đơn yêu cầu thi hành án và tài liệu đính kèm đơn
Căn cứ theo Điều 31 Luật thi hành án dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung 2014 thì đơn yêu cầu thi hành án phải có các nội dung chính sau:
- Tên, địa chỉ của người yêu cầu
- Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu
- Tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án
- Nội dung yêu cầu thi hành án
- Thông tin về tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, (nếu có)
- Ngày, tháng, năm làm đơn
- Chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm đơn
Khi yêu cầu thi hành án, người yêu cầu phải nộp đơn kèm theo bản án, quyết định của tòa án nhân dân, ngoài ra còn có giấy tờ tùy thân của người yêu cầu và nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan thi hành án dân sự hoặc qua hệ thống bưu chính.
>>>Xem thêm: Mẫu đơn yêu cầu thi hành án dân sự
Quyết định thi hành án
Quyết định thi hành án theo yêu cầu của người được thi hành án
Căn cứ theo Điều 36 Luật thi hành án dân sự 2008 sửa đổi bổ sung 2014 thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự sẽ ra quyết định thi hành án theo yêu cầu của người được thi hành án. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì thủ trưởng có thẩm quyền chủ động ra quyết định thi hành án.
Trong quyết định thi hành án phải ghi rõ:
- Họ tên chức vụ của người ra quyết định,
- Số, ngày, tháng, năm, tên cơ quan, tổ chức ban hành bản án, quyết định
- Địa chỉ của người phải thi hành án, người được thi hành
- Phần nghĩa vụ phải thi hành án
- Thời hạn tự nguyện thi hành án.
>>>Xem thêm: Thủ tục yêu cầu thi hành bản án dân sự có hiệu lực pháp luật.
Thủ tục xác minh điều kiện thi hành án
Theo khoản 4 Điều 20 Luật thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014) thì chấp hành viên có nhiệm vụ xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Có 2 cách thức để xác minh bao gồm:
- Thứ nhất, làm việc trực tiếp với người phải thi hành
- Thứ hai, gửi văn bản đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu có liên quan đến điều kiện thi hành án.
Bước 1: Chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án tự kê khai thông tin về điều kiện thi hành án
Bước 2: Chấp hành viên trực tiếp xác minh
Bước 3: Ra quyết định về việc xác minh điều kiện thi hành án
Bước 4: Tiến hành xác minh lại khi nhận được văn bản cung cấp thông tin mới về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án
Bước 5: Cơ quan thi hành án chuyển sang sổ theo dõi riêng đối với việc chưa có điều kiện thi hành án
Chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án kê khai trung thực, cung cấp đầy đủ thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án,… và phải ghi rõ trong biên bản xác minh điều kiện thi hành án theo Điều 9 Nghị định 62/2015/NĐ – CP.
Kê biên, cưỡng chế thi hành án
Thủ tục kê biên, cưỡng chế thi hành án
Thủ tục kê biên tài sản
Khi thực hiện việc kê biên tài sản thì phải tuân thủ các nguyên tắc kê biên tài sản trong thi hành án dân sự theo thủ tục sau:
Bước 1. Chấp hành viên phải thông báo cho đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại diện tổ dân phố nơi tổ chức cưỡng chế, đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về thời gian, địa điểm, tài sản kê biên, trừ trường hợp cần ngăn chặn đương sự tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án.
Bước 2. Kê biên tài sản phải lập biên bản. Biên bản phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm kê biên, họ, tên Chấp hành viên, đương sự hoặc người được ủy quyền, người lập biên bản, người làm chứng và người có liên quan đến tài sản; diễn biến của việc kê biên; mô tả tình trạng từng tài sản, yêu cầu của đương sự và ý kiến của người làm chứng.
Bước 3. Biên bản kê biên có chữ ký của đương sự hoặc người được ủy quyền, người làm chứng, đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại diện tổ dân phố nơi tổ chức cưỡng chế, Chấp hành viên và người lập biên bản.
Thủ tục cưỡng chế thi hành án
Đối với việc cưỡng chế thi hành án thì Căn cứ Điều 45, Điều 46 Luật Thi hành án Dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung 2014, sau 15 ngày kể từ ngày người phải thi hành án nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án, người phải thi hành án không chấp hành sẽ bị cưỡng chế.
Bước 1. Ra quyết định cưỡng chế thi hành án
Bước 2. Lập kế hoạch cưỡng chế
Bước 3. Tiến hành cưỡng chế.
>>>Xem thêm:Thủ tục cưỡng chế thi hành án được thực hiện như thế nào?
Dịch vụ luật sư hỗ trợ pháp luật
Thông tin liên hệ luật sư
Xin đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua các hình thức sau để được hỗ trợ tốt nhất:
- Website: luatlongphan.vn
- Email : pmt@luatlongphan.vn
- Hotline : 1900.63.63.87
- Fanpage: LUẬT LONG PHAN
- Zalo : LONG PHAN PMT LAW FIRM – 0819.700.748
– Trụ sở và Văn phòng làm việc:
- Trụ sở công ty: Tầng 14 Tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.
- Văn phòng giao dịch: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
Trên đây là bài viết về “Hướng dẫn thủ tục thi hành trách nhiệm dân sự trong bản án hình sự có hiệu lực pháp luật”. Nếu có vấn đề nào cần được hỗ trợ, vui lòng liên hệ qua tổng đài 1900.63.63.87, Luật sư của Long Phan PMT TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Hotline 1900.63.63.87 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc.
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.
Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét