Thứ Hai, 3 tháng 1, 2022

Quyền của bên giữ, quản lý khi tài sản đang có tranh chấp

Việc xung đột lợi ích xảy ra thường xuyên trong giao dịch dân sự. Các tranh chấp này không chỉ ảnh hưởng riêng các bên tranh chấp, một vài chủ thể khác cũng phải tham gia vào giải quyết xung đột này. Trong đó, bên giữ, quản lý tài sản là một ví dụ cho một bên không phải các bên tranh chấp phải tham gia vào quá trình giải quyết xung đột. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ hơn về quyền của bên giữ, quản lý khi tài sản đang có tranh chấp.

tranh chấp tài sản

Tranh chấp tài sản

Người giữ và quản lý tài sản là đương sự trong vụ án tranh chấp tài sản

Trong tranh chấp tài sản, tài sản là đối tượng chính của tranh chấp, người giữ và quản lý tài sản là bên đang nắm quyền chiếm giữ và sử dụng nhưng không có quyền sở hữu. Tranh chấp giữa các bên trong vụ án tranh chấp tài sản ảnh hưởng và có liên quan đến quyền lợi mà người giữ, quản lý tài sản có được từ tài sản, hoặc người giữ, quản lý tài sản tranh chấp có nghĩa vụ liên quan đến tranh chấp.

Việc giải quyết tranh chấp cần có sự tham gia của chủ thể này, mà khi tham gia tranh chấp, họ không phải là người khởi kiện, cũng không phải là người bị kiện. Do đó, căn cứ vào quy định tại khoản 4 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người giữ, quản lý tài sản được xác định tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án tranh chấp tài sản.

Quyền của người giữ, quản lý tài sản khi cơ quan tài phán đang thụ lý giải quyết.

Yêu cầu tham gia vụ án, công nhận tư cách đương sự

Có ba trường hợp mà người giữ, quản lý tài sản tranh chấp cần lưu ý khi yêu cầu tham gia vụ án, công nhận tư cách đương sự, cụ thể là công nhận tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

 Khi Tòa chưa tuyên án

    • Người giữ, quản lý tài sản tranh chấp trong vụ tranh chấp tài sản có quyền, nghĩa vụ của họ trong tranh chấp cần giải quyết, theo đó, người giữ, quản lý tài sản tranh chấp có quyền tham gia vào vụ việc thông qua việc tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
    • Trường hợp không có ai đề nghị đưa người giữ, quản lý tài sản tranh chấp vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa người giữ, quản lý tài sản tranh chấp vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
    • Tuy nhiên, việc đợi Tòa án xác định rồi đề nghị đưa người giữ, quản lý tài sản tranh chấp tham gia vào tố tụng đôi khi sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người giữ, quản lý tài sản tranh chấp. Theo đó, người giữ, quản lý tài sản tranh chấp có thể tự thực hiện quyền yêu cầu Tòa án chấp nhận đề nghị xác nhận tư cách người có quyền, nghĩa vụ liên quan của mình thông qua đơn đề nghị xác nhận tư cách tố tụng.

Khi Tòa đã tuyên án sơ thẩm nhưng có có hiệu lực pháp luật

    • Việc Tòa án sơ thẩm giải quyết tranh chấp mà không đưa người giữ, quản lý tài sản tranh chấp đến tranh chấp tài sản vào theo quy định tại khoản 4 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, làm cho người giữ, quản lý tài sản tranh chấp không thể thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình được. Do đó, trong trường hợp bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực, người giữ, quản lý tài sản tranh chấp có thể thực hiện những quyền sau để bảo vệ lợi ích của mình:
    • Trong vòng 15 ngày kể từ ngày tuyên án, thông báo, đề nghị với Viện kiểm sát có thẩm quyền bằng bản, đề nghị kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm theo hướng hủy bản án sơ thẩm do có sự vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
    • Thực hiện quyền kháng cáo đối với bản án sơ thẩm, yêu cầu hủy bản án sơ thẩm do có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người giữ, quản lý tài sản tranh chấp trong vụ án tranh chấp tài sản, trong vòng 15 ngày kể từ ngày tuyên án; trong trường hợp người giữ, quản lý tài sản tranh chấp không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ bản án được niêm yết.

Bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật; hoặc Tòa đã tuyên án phúc thẩm

    • Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án và bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp mà người giữ, quản lý tài sản tranh chấp đáng lẽ ra được hưởng nếu được tòa triệu tập với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trong trường hợp này, người giữ, quản lý tài sản tranh chấp không thể thực hiện kháng cáo được nữa, nên việc bảo vệ quyền của mình được thực hiện thông qua thủ tục giám đốc thẩm.
    • Theo đó, người giữ, quản lý tài sản tranh chấp tiến hành đề nghị bằng văn bản với người có thẩm quyền kháng nghị theo quy định tại Điều 331 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, đề nghị xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật, bản án phúc thẩm do có sự vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của người giữ, quản lý tài sản tranh chấp không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật. Qua đó, đề nghị hủy án sơ thẩm, phúc thẩm, thực hiện trả hồ sơ để xét xử lại sơ thẩm.

quyền của bên giữ quản lý tài sản tranh chấp

Quyền của bên giữ, quản lý tài sản tranh chấp

>>>Xem thêm: Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp tài sản dòng họ

Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải chi trả chi phí quản lý, tôn tạo, giữ gìn tài sản

Trong trường hợp nguyên đơn hoặc bị đơn là bên có nghĩa vụ phải chi trả chi phí quản lý, tôn tạo, giữ gìn đối với tài sản mà bên giữ, quản lý tài sản đang nắm giữ, thì dưới tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người giữ, quản lý tài sản có thể thực hiện yêu cầu bên có nghĩa vụ chi trả chi phí thông qua quyền được ghi nhận tại khoản 2 Điều 73 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, cụ thể:

  • Tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc bên bị đơn, qua đó cung cấp các chứng cứ, lời khai bảo vệ quyền lợi của mình, yêu cầu bên có nghĩa vụ phải chi trả chi phí quản lý, tôn tạo, giữ gìn tài sản
  • Đưa ra yêu cầu độc lập đối với bên có nghĩa vụ buộc họ thực hiện nghĩa vụ chi trả chi phí

Trường hợp yêu cầu độc lập được Tòa án chấp nhận dựa trên căn cứ tại khoản 1 Điều 201 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thì người giữ, quản lý tài sản đang tranh chấp có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Trường hợp Tòa án không chấp nhận yêu cầu độc lập này để giải quyết trong cùng vụ án thì người giữ, quản lý tài sản đang có tranh chấp có quyền khởi kiện ở vụ án khác.

Quyền yêu cầu công nhận toàn bộ hoặc một phần tài sản

Trong một vài trường hợp, người giữ, quản lý tài sản cũng đồng thời là chủ tài sản sở hữu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc là người chiếm giữ tài sản ngay tình thông qua hợp đồng đền bù, hoặc thông qua một hợp đồng song vụ, mà việc vi phạm của bên của nghĩa vụ dẫn đến việc bên giữ, quản lý tài sản có quyền nắm giữ tài sản một cách hợp pháp.

Theo đó, việc tranh chấp giữa nguyên đơn và bị đơn đối với tài sản có liên quan đến quyền lợi chính đáng mà bên giữ, quản lý tài sản đáng lý ra được hưởng thì với tư cách của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, bên giữ, quản lý tài sản thông qua yêu cầu độc lập để yêu cầu Tòa án công nhận toàn bộ hoặc một phần tài sản cho người giữ, quản lý tài sản đang có tranh chấp.

Quyền giữ lại hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản

Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại, lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản. Theo đó, nếu bên giữ, quản lý tài sản là người thứ ba ngay tình, thì việc giữ lại hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản là có cơ sở theo quy định của pháp luật dân sự. Việc xác định bên giữ, quản lý tài sản có là người thứ ba ngay tình không được xem xét thông qua quyền chiếm hữu ngay tình được quy định cụ thể tại Điều 180 Bộ luật dân sự 2015.

Theo đó, bên giữ, quản lý tài sản có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu, mà không thuộc trường hợp pháp luật buộc bên giữ, quản lý tài sản biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.

Đây chỉ là quy định chung về quyền chiếm hữu để xác định người thứ ba ngay tình, tùy theo các trường hợp khác nhau, pháp luật sẽ điều chỉnh có các căn cứ để xác định người ngay tình, thông qua đó, xác định quyền giữ lại hoa lợi, lợi tức cho bên nắm, giữ tài sản.

Quyền yêu cầu giữ tài sản trong một thời hạn nhất định

Trường hợp tài sản đang có sự tranh chấp giữ nguyên đơn và bị đơn, mà bên giữ, quản lý tài sản muốn nắm giữ tài sản trong một thời gian nhất định để đảm bảo quyền lợi của mình cũng như việc thực hiện nghĩa vụ của nguyên đơn hoặc bị đơn đối với bên giữ, quản lý tài sản; thì thực hiện thông qua quyền của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cụ thể:

  • Thực hiện thông qua yêu cầu độc lập của mình, yêu cầu được giữ tài sản trong một thời gian nhất định để đảm bảo được quyền lợi chính đáng mà bên giữ, quản lý tài sản được hưởng
  • Thông qua sự thỏa thuận với các đương sự trong tranh chấp, nếu được tất cả đương sự đồng ý thì thông qua sự công nhận thỏa thuận của Tòa án, bên giữ, quản lý tài sản sẽ được giữ tài sản trong một thời hạn theo sự thỏa thuận của các bên.

yêu cầu giữ lại hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản

Yêu cầu giữ lại hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản

>>>Xem thêm: Hồ sơ cần chuẩn bị khi khởi kiện tranh chấp tài sản thừa kế là nhà đất

Nghĩa vụ của người giữ, quản lý tài sản tranh chấp khi tham gia vụ án

Người giữ, quản lý tài sản tranh chấp khi tham gia vụ án tranh chấp tài sản với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, thì sẽ tuân theo các nghĩa vụ được quy định tại Điều 73 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, cụ thể:

  • Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa.
  • Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành quyết định của Tòa án trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc.
  • Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
  • Một số nghĩa vụ khác được quy định chung tại Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

Trong trường hợp người giữ, quản lý tài sản tranh chấp có yêu cầu độc lập và yêu cầu độc lập này có liên quan đến việc giải quyết vụ án thì có nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Nếu người giữ, quản lý tài sản tranh chấp tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc chỉ có quyền lợi liên quan thì có nghĩa vụ của nguyên đơn theo Điều 71 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Nếu người giữ, quản lý tài sản tranh chấp tham gia tố tụng với bên bị đơn hoặc chỉ có nghĩa vụ liên quan thì có nghĩa vụ của bị đơn theo Điều 72 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

>>>Xem thêm: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp tài sản thuê/ cho thuê là nhà xưởng

Thông tin liên hệ luật sư

Trên đây là toàn bộ nội dung hỗ trợ pháp luật liên quan đến quyền của bên giữa, quản lý khi tài sản đang có tranh chấp. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào hoặc có nhu cầu tìm hiểu thêm xin vui lòng liên hệ TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ pháp luật kịp thời và tốt nhất. Luật sư của Long Phan PMT hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Hotline 1900.63.63.87 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc. Xin cảm ơn.

Lưu ý: Nội dung hỗ trợ pháp luật trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung hỗ trợ pháp luật trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn



Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG  Trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng phức tạp, dịch vụ luật sư lao động đang trở thành lựa chọn tối ưu cho do...