Giải quyết tranh chấp hoa lợi, lợi tức trong hợp đồng cho thuê đất là vấn đề pháp lý phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đền quyền và lợi ích giữa các bên trong tranh chấp. Do đó, các bên khi ký kết hợp đồng thuê đất cần lưu ý xem xét kỹ về quyền hưởng hoa lợi, lợi tức trong thời gian hợp đồng thuê đất có hiệu lực. Sau đây, Công ty Luật Long Phan PMT sẽ cung cấp cho quý đọc giả những nội dung về vấn đề này ngay bên dưới.
Giải quyết tranh chấp hoa lợi, lợi tức trong hợp đồng cho thuê đất
Quyền sở hữu hoa lợi, lợi tức trong hợp đồng cho thuê đất
Hoa lợi, lợi tức trong hợp đồng thuê đất là những gì?
Theo quy định tại Điều 109 Bộ luật Dân sự 2015 thì:
- Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại. Ví dụ: cây là tài sản ban đầu khi ra hoa, quả thì hoa, quả chính là hoa lợi;
- Lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản. Lợi ích tài sản này phải được thực hiện, khai thác một cách hợp pháp từ tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ sở hữu và không trái đạo đức xã hội. Ví dụ, A cho B thuê quyền sử dụng đất mảnh đất S với giá 5 triệu đồng/tháng thì 5 triệu đồng chính là lợi tức thu được từ việc cho A cho thuê quyền sử dụng mảnh đất nêu trên.
- Như vậy, hoa lợi trong hợp đồng cho thuê đất là những sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại được trên mảnh đất đó; lợi tức là những khoản lợi thu được từ việc cho thuê đất.
>>Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê quyền sử dụng đất
Cơ sở xác định quyền sở hữu hoa lợi, lợi tức
Căn cứ khoản 3 Điều 221, Điều 224 Bộ luật Dân sự 2015, người xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức gồm: chủ sở hữu và người sử dụng tài sản. Tùy theo sự thỏa thuận của các bên để xác lập quyền sở hữu hoặc dựa theo quy định của pháp luật.
Thỏa thuận về hoa lợi, lợi tức trong hợp đồng cho thuê đất
- Trong hợp đồng thuê đất, hai bên chủ thể có quyền thỏa thuận về quyền hưởng hoa lợi, lợi tức phát sinh trong thời hạn hợp đồng thuê đất có hiệu lực pháp luật.
- Trường hợp không có thỏa thuận thì quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức sẽ được xác định dựa trên căn cứ tại Điều 224 Bộ luật Dân sự 2015 cụ thể như sau:
- Trong thời hạn thuê đất, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản gốc của người thuê thì hoa lợi, lợi tức đó thuộc quyền sở hữu của người thuê đất.
- Trường hợp thuê đất nhưng trên đất có tài sản gốc của người cho thuê, thì hoa lợi, lợi tức đó sẽ thuộc quyền sở hữu của người cho thuê nếu trong hợp đồng hai bên không có thỏa thuận khác.
>>>Xem thêm: Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà ở, mặt bằng kinh doanh
Xác định yêu cầu giải quyết tranh chấp
Khi một trong các bên yêu cầu chấm dứt hợp đồng thuê và đòi hoa lợi, lợi tức
Đối với trường hợp yêu cầu chấm dứt về hợp đồng thuê và đòi hoa lợi, lợi tức thì căn cứ theo khoản 3 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 yêu cầu giải quyết lúc này liên quan đến hợp đồng thuê và hoa lợi lợi tức phát sinh từ chính hợp đồng thuê đó nên sẽ thuộc tranh chấp về hợp đồng dân sự.
Khi một trong các bên chỉ đòi hoa lợi, lợi tức và hai bên vẫn đồng ý tiếp tục thực hiện hợp đồng thuê
Trường hợp chỉ đòi hoa lợi, lợi tức và hai bên vẫn đồng ý tiếp tục thực hiện hợp đồng thuê thì căn cứ theo khoản 2 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 sẽ thuộc tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, cụ thể yêu cầu giải quyết chủ thể có quyền sở hữu hoa lợi, lợi tức trong hợp đồng thuê đất.
Xác định yêu cầu giải quyết tranh chấp
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết
- Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, đối tượng tranh chấp là quyền sở hữu đối với tài sản là hoa lợi, lợi tức.
- Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.
- Thẩm quyền theo lãnh thổ: Căn cứ Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, trường hợp các đương sự có thỏa thuận bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn; hoặc nếu không có thỏa thuận sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc.
- Như vậy, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi nguyên đơn cư trú nếu có thỏa thuận bằng văn bản hoặc Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của bị đơn.
Hồ sơ khởi kiện
- Đơn khởi kiện
- Hợp đồng thuê đất và các tài liệu có liên quan đến hoa lợi, lợi tức trong hợp đồng thuê đất
- Bản sao có công chứng chứng thực CMND hoặc sổ hộ khẩu
- Các tài liệu liên quan khác
Thời hạn thụ lý và giải quyết
- Thứ nhất, Căn cứ Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, thời gian chuẩn bị xét xử đối với vụ án dân sự là 04 tháng và đối với những vụ án có tính chất phức tạp thì có thể gia hạn nhưng không quá 02 tháng.
- Thứ hai, tính từ thời điểm Tòa án thụ lý vụ án cho đến khi có bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật không bị kháng cáo kháng nghị thì thời hạn tối đa được tính như sau:
- Không quá 6 tháng tính từ thời điểm Tòa án thụ lý vụ án cho đến khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.
- Tại phiên tòa sơ thẩm nếu có các căn cứ để hoãn phiên tòa, tạm ngừng phiên tòa thì thời hạn tạm ngừng phiên tòa, hoãn phiên tòa không quá 01 tháng kể từ khi có quyết định hoãn phiên tòa, tạm ngừng phiên tòa thì Tòa án phải mở lại phiên tòa căn cứ theo khoản 1 Điều 233 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Thời hạn giải quyết tranh chấp
>>>Xem thêm: Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê tài sản
Thông tin liên hệ luật sư
Để nhận được sự tư vấn của Luật sư một cách nhanh chóng nhất, quý khách vui lòng liên hệ qua Hotline 1900.63.63 hoặc:
- Email: pmt@luatlongphan.vn
- Fanpage: Luật Long Phan
- Zalo: 0819700748
Quý khách hàng có thể tư vấn trực tiếp tại:
- Trụ sở chính Quận 3: Tầng 14, Tòa Nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 03, Tp Hồ Chí Minh.
- Văn phòng Bình Thạnh: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về Giải quyết tranh chấp hoa lợi, lợi tức trong hợp đồng cho thuê đất. Nếu quý đọc giả còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc có nhu cầu tìm TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ để hỗ trợ, vui lòng liên hệ qua HOTLINE: 1900.63.63.87. Xin cám ơn!
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.
Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét