Hiện nay, việc viết di chúc để lại di sản cho người thân đã rất phổ biến tại Việt Nam. Vấn đề đặt ra là có thể lập di chúc để lại di sản tại Việt Nam dành cho người nước ngoài được không? Nếu được thì có phải đáp ứng điều kiện hay lưu ý gì không? Hãy cùng Luật sư dân sự của Luật Long Phan PMT làm rõ nội dung trên thông qua bài viết dưới đây.
Di chúc để lại di sản cho người nước ngoài
>>>Xem thêm: Hướng xử lý di sản có yếu tố nước ngoài không có người thừa kế
Quyền lập di chúc đối với tài sản tại Việt Nam
- Căn cứ vào Điều 624 Bộ luật dân sự (BLDS) 2015 thì di chúc là văn bản được lập ra khi một người có tài sản và muốn để tài sản của mình cho người khác sau khi người đó chết và di chúc thể hiện ý chí của cá nhân nên sẽ không phụ thuộc vào người khác.
- Đồng thời quyền của người lập di chúc được BLDS 2015 ghi nhận tại Điều 626 như sau:
- Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
- Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
- Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
- Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
- Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
Như vậy khi tiến hành lập di chúc, người lập di chúc có toàn quyền định đoạt tài sản của mình mà không phụ thuộc vào những người khác. Việc quyết định ai là người được hưởng di sản thừa kế và hưởng phần di sản thừa kế như thế nào hoàn toàn dựa vào ý chí của người lập di chúc.
Các lưu ý khi lập di chúc
Điều kiện để di chúc có hiệu lực
Di chúc chỉ được coi là có hiệu lực pháp luật khi đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây căn cứ theo Điều 630 BLDS 2015:
Về năng lực của chủ thể:
- Người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép;
- Người lập di chúc phải là người từ đủ 18 tuổi có đầy đủ năng lực hành vi dân sự hoặc nếu là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì cũng có thể lập di chức khi được cha, mẹ hoặc người giám hộđồng ý.
Về hình thức của di chúc
Theo Điều 630 BLDS 2015 quy định hình thức di chúc có thể tồn tại dưới 2 dạng:
Di chúc bằng văn bản
- Di chúc bằng văn bản:
- Đối với di chúc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được lập thành văn bản
- Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
- Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp nếu có đủ các điều kiện được quy định tại Khoản 1 Điều 630 BLDS 2015.
- Di chúc miệng:
- Đối với di chúc là di chúc miệng thì chỉ được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng (Khoản 5 Điều 630 BLDS 2015).
Về nội dung của di chúc
- Về cơ bản căn cứ theo Khoản 1 Điều 631 BLDS 2015 thì di chúc bằng văn bản phải bảo đảm các nội dung sau:
- Ngày, tháng, năm lập di chúc;
- Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
- Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
- Di sản để lại và nơi có di sản;
- Ngoài ra, di chúc cũng có một số nội dung khác.
- Quy định chung đối với nội dung của di chúc căn cứ theo điểm b Khoản 1 Điều 630 BLDS 2015 thì nội dung của di chúc không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
- Nếu di chúc có phần nội dung không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực căn cứ tại Khoản 4 Điều 643 BLDS 2015.
>>>Xem thêm: Hướng xử lý khi cha lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho bồ nhí
Cơ chế thừa hưởng di sản tại Việt Nam của người nước ngoài
Di sản là bất động sản phải đăng ký
Khi người nước ngoài hưởng thừa kế di sản tại Việt Nam thì sẽ có 2 trường hợp bao gồm thừa hưởng di sản là tài sản không phải đăng ký và thừa hưởng di sản là tài sản phải đăng ký. Căn cứ theo Điều 105, 106, 107 BLDS 2015 thì khi sở hữu tài sản là bất động sản thì phải được đăng ký theo quy định và khi sở hữu tài sản là động sản thì không phải đăng ký.
Đối với tài sản không phải đăng ký
- Pháp luật thừa kế Việt Nam không có sự phân biệt việc thừa kế di sản là tài sản không phải đăng ký giữa người nước ngoài và công dân Việt Nam, vì vậy việc hưởng thừa kế là tài sản không phải đăng ký của người nước ngoài sẽ được áp dụng như quy định đối với công dân Việt Nam.
Đối với tài sản phải đăng ký
- Căn cứ theo điểm b Khoản 2 Điều 159 Luật nhà ở 2014 thì người nước ngoài sẽ có quyền nhận thừa kế đối với nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khi vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
- Trong trường hợp người nước ngoài nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất không thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất thì người nước ngoài nhận thừa kế sẽ không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở nhưng được chuyển nhượng hoặc tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế (căn cứ theo Khoản 3 Điều 186 Luật đất đai sửa đổi bổ sung 2018), nói cách khác là trong trường hợp này người nước ngoài sẽ được giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất.
Điều kiện được công nhận
Để được công nhận thừa hưởng di sản là nhà ở căn cứ vào điểm b Khoản 2 Điều 161 Luật nhà ở 2014 thì phải đáp ứng điều kiện sau:
- Phải thuộc diện quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 159 Luật nhà ở 2014
- Không vượt quá số lượng nhà ở quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 161 Luật nhà ở 2014:
- Không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư;
- Nếu là nhà ở riêng lẻ bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề thì trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường chỉ được nhận thừa kế và sở hữu không quá hai trăm năm mươi căn nhà.
- Trường hợp trong một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường mà có nhiều nhà chung cư hoặc đối với nhà ở riêng lẻ trên một tuyến phố thì Chính phủ quy định, cụ thể số lượng căn hộ, số lượng nhà ở riêng lẻ mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được nhận thừa kế và sở hữu.
Nếu không đáp ứng điều kiện trên thì người nước ngoài chỉ được hưởng giá trị của di sản là nhà ở thừa kế đó.
Hướng xử lý khi không được công nhận
- Thực hiện việc chuyển nhượng đối với tài sản thừa kế không được công nhận để hưởng giá trị của di sản theo quy định tại Khoản 3 Điều 186 Luật đất đai sửa đổi bổ sung 2018.
>>>Xem thêm: Quy trình soạn thảo di chúc đúng quy định pháp luật
Dịch vụ luật sư hướng dẫn lập di chúc
- Tư vấn, soạn thảo di chúc theo yêu cầu và theo quy định pháp luật hiện hành.
- Luật sư ký chứng kiến có xác nhận trong quá trình lập di chúc.
- Luật sư nhận lưu giữ, bảo mật, công bố di chúc cho khách hàng khi di chúc có hiệu lực.
Thông tin liên hệ
Quý khách hàng có thể liên hệ với Luật sư để hỗ trợ giải quyết qua các hình thức sau:
- Qua HOTLINE 63.63.87
- Qua FACEBOOK: FANPAGE Luật Long Phan
- Tư vấn trực tiếp tại trụ sở công ty: Tầng 14 Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, quận 3, TP.HCM
- Văn phòng luật sư giao dịch: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, TPHCM
Nếu khách hàng đang cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý liên quan đến việc Lập di chúc để lại di sản tại Việt Nam dành cho người nước ngoài thì đừng ngần ngại liên hệ với TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được hỗ trợ nhanh nhất có thể. Thông qua tổng đài 1900.63.63.87, hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc. Xin cám ơn!
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.
Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét