Thứ Tư, 14 tháng 7, 2021

Vợ có được thay đổi di chúc của chồng không?

Vợ có được thay đổi di chúc của chồng không? Là vấn đề được khá nhiều bạn đọc quan tâm. Khi phát sinh những trường hợp như tài sản trong di chúc có sự thay đổi về giá trị mà người chồng hiện không còn minh mẫn để sửa đổi di chúc hoặc trường hợp người chồng chết thì người vợ có được sửa đổi di chúc không. Bài viết này sẽ cung cấp đến Quý bạn đọc những thông tin cần thiết.

Vợ có được thay đổi di chúc của chồng không?

Vợ có được thay đổi di chúc của chồng không?

Chủ thể có quyền sửa đổi, bổ sung, thay đổi, hủy bỏ di chúc

Điều 640 Bộ luật dân sự 2015 quy định rất rõ rằng người lập di chúc là chủ thể có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.

Nếu người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung sẽ có hiệu lực pháp luật như nhau. Tuy nhiên, nếu một phần di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật. Bởi khi bổ sung vào di chúc, người lập di chúc đã thể hiện ý chí mong muốn thay đổi nội dung di chúc. Vì vậy, nếu có sự mâu thuẫn với phần di chúc được bổ sung thì nội dung mâu thuẫn này sẽ mất hiệu lực.Và dĩ nhiên trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.

>> Xem thêm: Bố Có Được Viết Di Chúc Để Lại Nhà Đất Khi Mẹ Đã Chết Không?

Các điều kiện để di chúc có giá trị pháp lý

Một di chúc hợp pháp theo quy định tại Điều 630 Bộ luật dân sự 2015 sẽ cần phải đáp ứng tất cả các điều kiện sau đây:

  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
  • Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;
  • Hình thức của di chúc không trái quy định của luật. Pháp luật cho phép di chúc được thể hiện dưới hình thức di chúc bằng văn bản và di chúc miệng.

Di chúc bằng văn bản mà không có công chứng, chứng thực vẫn được coi là hợp pháp nếu đáp ứng các điều kiện nêu trên. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Ngoài ra, nếu người lập di chúc bị hạn chế về thể chất hoặc không biết chữ thì di chúc phải được người là chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

Các điều kiện để di chúc có giá trị pháp lý

Các điều kiện để di chúc có giá trị pháp lý

Vợ có quyền thay đổi di chúc của chồng không?

Trường hợp di chúc riêng của chồng

Trong trường hợp di chúc được lập bởi người chồng để quyết định phân chia tài sản sau khi người chồng qua đời. Căn cứ theo Điều 640 Bộ luật dân sư 2015 thì chỉ người chồng có quyền thay đổi di chúc này. Vì vậy, người vợ không có quyền thay đổi di chúc riêng của chồng trong mọi trường hợp.

Trường hợp di chúc chung của vợ chồng

Điều 664 Bộ luật dân sự 2005 (đã hết hiệu lực) quy định rằng vợ có thể thay đổi di chúc chung của vợ chồng bất cứ lúc nào. Đồng thời, việc thay đổi này phải có sự đồng ý của chồng. Nếu người chồng đã chết thì người vợ chỉ có thể thay đổi di chúc liên quan đến phần tài sản của mình.

Tuy nhiên, Bộ luật dân sự 2015 hiện hành đã lược bỏ điều khoản này, đồng thời cũng không đề cập đến vấn đề thay đổi di chúc chung của vợ chồng. Có thể thấy pháp luật hiện hành không quy định cụ thể vấn đề này nhưng không có quy định cấm việc vợ chồng hình thành một bản di chúc chung. Vì vậy, để tránh việc mơ hồ trong việc vận dụng pháp luật, cá nhân nên suy nghĩ đến việc lập di chúc riêng thể hiện ý chí cá nhân phân chia phần tài sản của mình.

Di chúc chung của vợ chồng

Vợ có quyền thay đổi di chúc của chồng không?

Trách nhiệm hình sự khi sửa đổi di chúc trái pháp luật

Người có hành vi sửa đổi di chúc trái pháp luật hoặc các hành vi gian dối liên quan đến di chúc như lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản sẽ không được quyền hưởng di sản (căn cứ điểm d khoản 1 Điều 621 Bộ luật dân sự 2015).

Ngoài ra, khi có hành vi gian dối, sửa đổi di chúc nhằm chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2.000.000 đồng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015. Tùy vào mức độ thiệt hại mà tội phạm sẽ bị xử phạt bằng các hình thức như cải tạo không giam giữ, phạt tiền, tịch thu tài sản, phạt tù.

>> Xem thêm: Bố Chồng Chết Con Dâu Có Được Hưởng Thừa Kế Đất Không?

Trên đây là bài viết tư vấn về Vấn đề vợ có được thay đổi di chúc của chồng không? Nếu quý khách còn có thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc cần hỗ trợ TƯ VẤN LUẬT THỪA KẾ, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ và tư vấn.



Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG  Trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng phức tạp, dịch vụ luật sư lao động đang trở thành lựa chọn tối ưu cho do...