Vấn đề thay đổi nơi cư trú và xác nhận nơi cư trú của bị đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được pháp luật quy định rất rõ về điều kiện, hậu quả pháp lý. Vậy trong trường hợp nào bị đơn được phép thay đổi nơi cư trú? Khi bị đơn thay đổi nơi cư trú thì cần phải làm gì? Cùng tìm hiểu nhé.
Khi bị đơn thay đổi nơi cư trú thì cần phải làm gì?
Xác định trường hợp bị đơn thay đổi nơi cư trú
Trường hợp bị đơn thay đổi nơi cư trú
Theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 192 BLTTDS 2015 thì khi Tòa án đã thụ lý đơn khởi kiện có kèm giấy xác nhận chứng minh nơi cư trú của bị đơn hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan của chính quyền địa phương, nhưng trong quá trình giải quyết vụ án, Thẩm phán tiến hành xác minh lại thì được biết bị đơn hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án vắng mặt khỏi địa phương trước thời điểm Tòa án thụ lý thì sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án, trả lại đơn khởi kiện cho đương sự với lý do người khởi kiện không cung cấp được địa chỉ mới của bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án.
Trường hợp bị đơn thay đổi nơi cư trú
Trường hợp bị đơn đăng ký thường trú hoặc tạm trú ở địa phương này nhưng sinh sống ở địa phương khác
Căn cứ theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 192 và điểm g khoản 1 Điều 217 BLTTDS 2015 thì Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện (trong giai đoạn xử lý đơn khởi kiện) hoặc đình chỉ giải quyết vụ án (trong giai đoạn chuẩn bị xét xử) trong trường hợp người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của Thẩm phán. Trong đó, có yêu cầu về việc sửa đổi, bổ sung nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, để xác định nơi cư trú của cá nhân phải dựa vào pháp luật cư trú. Tuy nhiên, hiện nay việc quy định về nơi cư trú của công dân tại các văn bản có sự khác nhau. Theo đó, việc xác định nơi cư trú của cá nhân sẽ dựa vào Điều 12 Luật Cư trú năm 2006, được sửa đổi, bổ sung năm 2013.
Bên cạnh đó, Điều 40 BLDS 2015 cũng quy định nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định tại khoản 1 thì nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó đang sinh sống.
Quy định về nơi cư trú của cá nhân theo BLDS 2015 đã có sự thay đổi cơ bản so với Luật cư trú. Theo đó, nơi cư trú không còn dựa vào chỗ ở hợp pháp mà cá nhân thường xuyên sinh sống với 2 biểu hiện là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú, mà chỉ dựa vào nơi người đó thường xuyên sinh sống. Vì vậy, nơi nào mà cá nhân thường xuyên sinh sống là nơi cư trú của họ, bất kể họ có đăng ký thường trú hay đăng ký tạm trú hay không.
>> Xem thêm: Những quy định mới về thường trú, tạm trú 2021
Bị đơn thay đổi nơi cư trú cần làm gì?
Tại Điều 3 Thông tư 64/2019/TT-BCA quy định người chấp hành án được xem xét, giải quyết thay đổi nơi cư trú nếu đảm bảo các yêu cầu dưới đây:
Thứ nhất, đảm bảo các yêu cầu theo quy định của pháp luật về cư trú;
Thứ hai, có lý do chính đáng mà phải thay đổi nơi cư trú, thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đang sinh sống cùng gia đình mà gia đình chuyển cư trú sang nơi khác;
- Chuyển đến nơi cư trú với vợ hoặc chồng sau khi kết hôn; chuyển nơi cư trú khác sau khi ly hôn;
- Chuyển đến nơi cư trú cùng cha, mẹ, ông, bà, con để thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trong trường hợp cha, mẹ, ông, bà, con bị bệnh hiểm nghèo mà không có người khác chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc trường hợp già yếu không nơi nương tựa;
- Chuyển đến nơi cư trú khác để đảm bảo việc công tác, học tập;
- Không còn nơi cư trú vì bị giải tỏa, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa;
- Buộc phải bán nhà để khắc phục hậu quả hoặc đảm bảo cuộc sống;
- Vì lý do dịch bệnh hoặc đảm bảo yêu cầu về quốc phòng an ninh;
- Các trường hợp khác do Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an quyết định.
Bị đơn khi muốn thay đổi nơi cư trú
Thứ ba, nơi cư trú chuyển đến phải có địa chỉ cụ thể, rõ ràng, ổn định lâu dài.
Hậu quả pháp lý của việc không xác định được địa chỉ cư trú mới của bị đơn
Căn cứ theo quy định tại Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự và nghĩa vụ chứng minh, cung cấp địa chỉ mới của nguyên đơn. Trong trường hợp nguyên đơn (người khởi kiện) đã sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo đúng quy định tại khoản 4 Điều 189 của BLTTDS thì Thẩm phán tiếp tục việc thụ lý vụ án; nếu họ không sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu thì Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện.
>> Xem thêm: Ly Hôn Với Người Bỏ Đi Khỏi Nơi Cư Trú
Trên đây là bài viết tư vấn về vấn đề khi bị đơn thay đổi nơi cư trú thì cần phải làm gì. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần tư vấn luật dân sự, quý khách vui lòng liên hệ LUẬT SƯ LUẬT DÂN SỰ của Công ty Luật Long Phan PMT thông qua hotline 1900.63.63.87. Xin cảm ơn.
* Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.
Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT
Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/07/29/khi-bi-don-thay-doi-noi-cu-tru-thi-can-phai-lam-gi-2/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét