Thứ Hai, 12 tháng 7, 2021

Vợ chồng có được lập di chúc chung không?

Vợ chồng có được lập di chúc chung không là điều kiện xác định hiệu lực của di chúc. Nếu pháp luật cho phép vợ chồng được lập di chúc chung thì cần những điều kiện gì, hiệu lực di chúc như thế nào, khi sửa đổi di chúc theo nguyện vọng của một bên vợ, chồng. Để hiểu hơn về quy định pháp luật trong việc lập di chúc chung thì mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Vợ chồng có được lập di chúc chung không?

Vợ chồng có được lập di chúc chung không?

Tài sản chung của vợ, chồng.

Quy định pháp luật hôn nhân và gia đình quy định về tài sản chung như sau:

  • Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
  • Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
  • Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
  • Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Tài sản riêng của vợ, chồng.

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì tài sản được cho là tài sản riêng bao gồm:

  • Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
  • Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.

Di chúc

Quy định pháp luật về di chúc

Quy định pháp luật về di chúc

Theo quy định của Bộ luật dân sự thì di chúc được xác định như sau:

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Điều kiện đối với người lập di chúc được quy định như sau:

  • Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
  • Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

Quy định pháp luật về lập di chúc chung của vợ, chồng.

Bộ luật dân sự 2015 không quy định về việc vợ chồng có được lập di chúc chung hay không, tuy nhiên do tính chất của di chúc là dựa vào ý chí của người để lại di sản cho nên việc lập di chúc chung của vợ chồng là quyền của người lập di chúc.

Việc Bộ luật dân sự 2015 không quy định về vấn đề di chúc chung là do sự khó khăn trong quá trình thực hiện di chúc chung trên thực tế. Vì khi lập di chúc chung mà muốn sửa đổi cần có sự đồng ý của hai bên, nếu không một bên sửa đổi thì chỉ có quyền sửa đổi phần tài sản thuộc sở hữu của mình.

>> Xem thêm: Hướng Xử Lý Khi Chồng Cũ Lập Di Chúc Để Lại Tài Sản Chung Cho Vợ

Điều kiện để di chúc có hiệu lực

Và để di chúc chung của vợ chồng có hiệu lực thì cần thỏa mãn điều kiện có hiệu lực của di chúc quy định tại Điều 630 Bộ luật dân sự như sau:

  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc;
  • Người lập di chúc không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
  • Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;
  • Hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Điều kiện để di chúc có hiệu lực

Điều kiện để di chúc có hiệu lực

Trường hợp một trong hai bên vợ, chồng muốn sửa đổi di chúc chung

Trong trường hợp một trong hai bên vợ, chồng muốn sửa đổi di chúc chung thì cần có sự đồng ý của bên còn lại. Nếu bên còn lại đồng ý thì hai bên tiến hành sửa đổi di chúc chung và phần sửa đổi sẽ có hiệu lực thay đổi phần di chúc trước đó. Nếu bên còn lại không đồng ý thì bên mong muốn sửa đổi chỉ được sửa đổi di chúc thuộc phần tài sản của mình.

Hiệu lực của di chúc chung sau khi được một bên vợ, chồng sửa đổi.

Khi di chúc được một bên vợ, chồng sửa đổi thì phần di chúc bị sửa đổi chỉ có hiệu lực khi thuộc một trong hai trường hợp sau:

  • Bên còn lại biết và đồng ý với nội dung sửa đổi;
  • Bên còn lại không đồng ý nhưng phần nội dung sửa đổi chỉ định đoạt phần tài sản thuộc sở hữu của bên thay đổi nội dung di chúc.

Ngoài ra, di chúc sửa đổi phải có đủ điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định pháp luật.

Trên đây là toàn bộ nội dung về vấn đề vợ chồng có được lập di chúc chung không. Bao gồm quy định về tài sản chung, riêng của vợ chồng, di chúc, việc lập di chúc và điều kiện để di chúc có hiệu lực.

Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc có bất kỳ khó khăn, vướng mắc hay các vấn đề khác liên quan đến nhận thừa kế thì hãy gọi ngay vào HOTLINE1900.63.63.87để đượcTƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ nhanh chóng và kịp thời. Xin cảm ơn!



Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG  Trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng phức tạp, dịch vụ luật sư lao động đang trở thành lựa chọn tối ưu cho do...