Thời hiệu khởi kiện là một trong những căn cứ rất quan trọng trong quá trình tiến hành tố tụng. Hiện nay, pháp luật quy định rất rõ ràng về thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp dân sự cụ thể. Vậy trường hợp hết thời hiệu khởi kiện vay tài sản có đòi được tiền không? Cùng tìm hiểu nhé!
Hết thời hiệu khởi kiện vay tài sản có đòi được tiền không?
Khái quát về hợp đồng vay tài sản
Quy định của pháp luật về hợp đồng vay tài sản
Căn cứ theo quy định tại Điều 463 của Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên. Trong đó, bên cho vay giao tài sản cho bên vay, khi đến hạn trả thì bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại và trả lãi theo thỏa thuận giữa các bên. Bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó.
Việc các bên cam kết và tham gia vào hợp đồng vay tài sản không chỉ thông qua hình thức bằng văn bản mà còn có thể bằng một số hình thức khác như lời nói… Tuy nhiên, đối với hợp đồng vay tiền thì pháp luật dân sự bắt buộc phải lập thành văn bản.
Trong trường hợp bạn xác lập một hợp đồng vay tiền nhưng thông qua hình thức tin nhắn, lời nói, hoặc bằng miệng thì những tin nhắn trao đổi giữa hai bên vẫn có giá trị về mặt pháp lý. Quyền và nghĩa vụ của hai bên vẫn được đảm bảo và tuân theo quy định của pháp luật.
>> Xem thêm: Quy định chung về thời hiệu khởi kiện trong tố tụng dân sự
Các tranh chấp đối với hợp đồng vay tài sản
Đối với hợp đồng vay tài sản, các tranh chấp thường xảy ra khi các bên không thống nhất với nhau về việc đánh giá hành vi vi phạm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng hoặc cách thức giải quyết hậu quả của vấn đề phát sinh.
Pháp luật dân sự Việt Nam cho phép các bên giải quyết vấn đề này thông qua các nguyên tắc thương lượng, hòa giải, tòa án, trọng tài… và các bên có thể tự do lựa chọn một trong những phương thức phù hợp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đang tranh chấp.
Quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự
Theo quy định của pháp luật, thời hiệu khởi kiện của các vụ án dân sự thường không giống nhau. Và thời hiệu khởi kiện dài hay ngắn là do pháp luật quy định dành riêng cho loại quan hệ pháp luật đó. Vì vậy, có thể hiểu thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Nếu thời hiệu khởi kiện mà kết thúc thì các bên sẽ mất quyền khởi kiện.
Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự
Thời hiệu khởi kiện sẽ được tính bắt đầu từ ngày người có quyền yêu cầu khởi kiện biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Tại Điều 429 BLDS 2015 quy định thời hiệu khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Những trường hợp không tính vào thời hiệu khởi kiện
Trong quá trình Tòa án giải quyết các vụ việc dân sự, thời hiệu khởi kiện là một trong những căn cứ quan trọng trong hoạt động giải quyết, xét xử tranh chấp của cơ quan Tòa án. Hầu hết các vụ án đều được quy định thời hiệu khởi kiện tùy từng trường hợp. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp Bộ luật dân sự không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Căn cứ theo quy định tại Điều 155 Bộ luật dân sự 2015 những trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện bao gồm:
- Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản;
- Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác;
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai;
- Trường hợp khác do luật quy định.
Những trường hợp không tính vào thời hiệu khởi kiện
Từ quy định này có thể thấy, đối với hợp đồng khởi kiện đòi tài sản là tiền thì đây là trường hợp yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu của cá nhân/tổ chức. Và trong trường hợp này thì sẽ không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Trong trường hợp thời hiệu khởi kiện mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng vay tài sản đã hết thì bên cho vay vẫn có thể khởi kiện để đòi lại tiền từ bên vay nếu thực hiện đúng quy trình, thủ tục tố tụng của pháp luật dân sự.
Hướng giải quyết khởi kiện vay tài sản khi thời hiệu khởi kiện đã hết
Thông thường, đối với những trường hợp đã hết thời hiệu khởi kiện theo quy định của pháp luật, nếu người có quyền khởi kiện muốn khởi kiện để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì căn cứ theo quy định tại Điều 157 Bộ luật dân sự 2015, quyền khởi kiện có thể được khôi phục nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Các bên đã tự hòa giải với nhau;
- Bên có nghĩa vụ thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;
- Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện.
Tuy nhiên, đối với trường hợp tranh chấp về hợp đồng vay tài sản sẽ được tính vào trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Có nghĩa là, về bản chất thì thời hiệu khởi kiện của vụ án không bị mất đi. Chính vì vậy, người khởi kiện không cần phải khôi phục lại thời hiệu khởi kiện.
Căn cứ vào quy định này, nếu bên cho vay tài sản phát hiện bên vay không trả tiền nhưng đã quá thời hạn 03 năm thì bên cho vay vẫn có quyền nộp đơn khởi kiện và yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.
>> Xem thêm: Thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng dân sự
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Hết thời hiệu khởi kiện vay tài sản có đòi được tiền không?”. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức pháp luật hữu ích. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần được tư vấn cụ thể, quý khách vui lòng liên hệ với LUẬT SƯ TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ của Công ty Luật Long Phan PMT thông qua hotline 1900.63.63.87. Xin cảm ơn.
* Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.
Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét