Thứ Ba, 27 tháng 7, 2021

Người dưới 18 tuổi tự xác lập, thực hiện giao dịch dân sự được không?

Giao dịch dân sự là loại giao dịch thường phát sinh trong cuộc sống xã hội. Một giao dịch dân sự có hiệu lực khi đáp ứng điều kiện về chủ thể, nội dung và hình thức… quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015. Như vậy, liệu người dưới 18 tuổi tự xác lập thực hiện giao dịch dân sự thì có được không? Sau đây, Luật Long Phan xin trình bày một số thông tin liên quan như sau:

Giao dịch dân sự do người chưa thành niên

Giao dịch dân sự do người chưa thành niên

Người chưa thành niên tự xác lập, thực hiện giao dịch dân sự: hợp pháp hay không?

Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

  • Giao dịch dân sự của người chưa đủ 06 tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
  • Người từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
  • Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Như vậy, tùy từng độ tuổi cụ thể và loại giao dịch mà giao dịch dân sự do người chưa thành niên tự xác lập, thực hiện sẽ có hiệu lực hay bị vô hiệu. Cụ thể, giao dịch dân sự trong các trường hợp sau sẽ có hiệu lực pháp luật:

  • Giao dịch dân sự do người từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi tự mình xác lập thực hiện phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp lứa tuổi.
  • Giao dịch dân sự không liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý do người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện.

Quyền của người giám hộ đối với tài sản của người dưới 18 tuổi

Theo quy định tại Điều 58 Bộ luật Dân sự 2015, quyền của người giám hộ đối với tài sản của người dưới 18 tuổi được quy định như sau:

  • Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ;
  • Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;
  • Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

Tuy nhiên, khi định đoạt tài sản của người được giám hộ, người giám hộ phải tuân thủ các hạn chế và thủ tục theo quy định của pháp luật sau:

  • Người giám hộ chỉ đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự (theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Bộ luật Dân sự 2015).
  • Người giám hộ được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ. Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ (theo quy định tại đoạn 1, 2 khoản 1 Điều 59 Bộ luật Dân sự 2015).
  • Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ (theo quy định tại đoạn 3 khoản 1 Điều 59 Bộ luật Dân sự 2015).

Hậu quả pháp lý giao dịch không hợp pháp do người dưới 18 tuổi xác lập và hướng giải quyết

Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

Những giao dịch dân sự do người chưa thành niên xác lập, thực hiện trái quy định tại Điều 21 của Bộ luật Dân sự 2015 là giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định của Điều 125 Bộ luật này. Theo yêu cầu của người đại diện của người dưới 18 tuổi, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý.

Theo quy định tại Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015, hậu quả pháp lý khi giao dịch dân sự vô hiệu được quy định như sau:

  • Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
  • Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
  • Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
  • Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
  • Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Những lưu ý đối với việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự của người dưới 18 tuổi.

Những lưu ý khi xác lập giao dịch

Những lưu ý khi xác lập giao dịch

Các giao dịch dân sự do người dưới 18 tuổi xác lập, thực hiện sau đây không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều 125 Bộ luật Dân sự 2015:

  • Giao dịch dân sự của người chưa đủ 06 tuổi nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;
  • Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;
  • Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên.

>> Xem thêm: CHIA DI SẢN THỪA KẾ CHO CON DƯỚI 18 TUỔI ĐƯỢC KHÔNG?

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến Người dưới 18 tuổi tự xác lập, thực hiện giao dịch dân sự được không? Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào, xin vui lòng liên hệ TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn kịp thời và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn.

* Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.

July 28, 2021 at 07:22AM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/07/28/nguoi-duoi-18-tuoi-tu-xac-lap-thuc-hien-giao-dich-dan-su-duoc-khong/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG  Trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng phức tạp, dịch vụ luật sư lao động đang trở thành lựa chọn tối ưu cho do...