Khi thiệt hại xảy ra, người gây thiệt hại phải bồi thường theo thực tế. Vậy pháp luật quy định như nào đối với trường hợp gây thiệt hại nhưng không phải bồi thường, điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường như thế nào. Hãy cùng chúng tôi nghiên cứu một số quy định của pháp luật để tìm câu trả lời cho vấn đề trong bài viết dưới đây.
Các trường hợp gây thiệt hại mà không phải bồi thường
Bồi thường thiệt hại là gì?
Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất về vật chất thực tế, được tính thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút.
Phân loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại
- Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng:
Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng được xây dựng nên bởi các quy phạm điều chỉnh chế định hợp đồng.
Chỉ tồn tại khi một hợp đồng tồn tại, trách nhiệm này phát sinh khi xuất hiện sự vi phạm một hay nhiều nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng.
- Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là loại trách nhiệm dân sự phát sinh bên ngoài, không phụ thuộc hợp đồng mà chỉ cần tồn tại một hành vi vi phạm pháp luật dân sự, cố ý hay vô ý gây thiệt hại cho người khác và hành vi này cũng không liên quan đến bất cứ một hợp đồng nào có thể có giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại.
Thiệt hại không chỉ là nền tảng cơ bản mà còn là điều kiện bắt buộc của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
>> Xem thêm: Người bị tâm thần gây thiệt hại thì kiện đòi bồi thường ai?
Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Điều kiện bồi thường thiệt hại trong hợp đồng
- Các bên thỏa thuận đặt ra các điều kiện phát sinh có thể bao gồm đầy đủ những điều kiện như bên vi phạm hợp đồng không có lỗi phải bồi thường thiệt hại.
- Thiệt hại không phải là điều kiện bắt buộc.
- Chỉ cần có hành vi vi phạm nghĩa vụ đã có thể phát sinh trách nhiệm dân sự. Bên vi phạm vẫn phải chịu trách nhiệm dù đã có hay chưa có thiệt hại xảy ra khi bên kia bị vi phạm hợp đồng.
- Khi hợp đồng được giao kết, các bên có nghĩa vụ thực hiện đúng những cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu một bên không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ là vi phạm hợp đồng.
- Hai bên có thể dự liệu và thỏa thuận trước về những trường hợp thiệt hại do vi phạm hợp đồng và cách thức chịu trách nhiệm như bồi thường thiệt hại hay phạt vi phạm hợp đồng.
Điều kiện bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
- Có thiệt hại xảy ra, có lỗi, có hành vi trái pháp luật, có mối quan hệ nhân quả những hành vi trái pháp luật và hậu quả xảy ra.
- Thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất và tinh thần, thiệt hại là điều kiện bắt buộc của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
- Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng gồm: hành vi vi phạm pháp luật, có thiệt hại thực tế, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại thực tế, có lỗi.
>> Xem thêm: Trường hợp gây thiệt hại chết người nhưng không bồi thường.
Trường hợp gây thiệt hại mà không phải bồi thường thiệt hại
Miễn trách nhiệm trong hợp đồng
Các trường hợp được miễn trách nhiệm trong hợp đồng
- Do thỏa thuận của hai bên: Do hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên nên nếu các bên thỏa thuận thì có thể bên vi phạm nghĩa vụ không phải bồi thường thiệt hại. Đồng thời, việc vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên thỏa thuận thì không phải bồi thường thiệt hại;
- Do một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng: Theo Điều 363 BLDS 2015, một bên vi phạm nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình. Do đó, nếu hợp đồng bị hủy bỏ vì một bên vi phạm nghĩa vụ thì bên còn lại sẽ không phải bồi thường thiệt hại;
- Do sự kiện bất khả kháng: Theo Điều 351 BLDS 2015, bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự trừ có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Trong đó, sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép: Dịch bệnh, thiên tai…
- Trường hợp khác do Luật quy định;
Các trường hợp được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Theo khoản 2 điều 584 BLDS:
- Do phòng vệ chính đáng;
- Do sự kiện bất khả kháng;
- Hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại;
- Các bên có thỏa thuận khác.
Trên đây là bài viết tư vấn về các trường hợp gây thiệt hại mà không phải bồi thường. Nếu quý bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan hoặc cần tư vấn luật dân sự xin vui lòng liên hệ HOTLINE 1900.63.63.87 để được Luật sư dân sư tư vấn chi tiết. Xin cảm ơn.
July 08, 2021 at 01:00PM
Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/07/08/cac-truong-ho%cc%a3p-gay-thie%cc%a3t-ha%cc%a3i-ma-khong-pha%cc%89i-boi-thuong-2/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét