Xử lý giao dịch do người chưa thành niên xác lập được “pháp luật” quy định ra sao vì trong nhiều trường hợp khi giao dịch xong rồi nhưng giao dịch đó lại không hợp pháp do người chưa thành niên xác lập. Vậy trường hợp nào thì người chưa thành niên XÁC LẬP được công nhận còn trường hợp nào thì không, nếu không được công nhận thì giao dịch đó xử lý ra sao. Nếu bạn có thắc mắc về vấn đề này thì bài viết dưới đây sẽ hỗ trợ bạn.
Giao dịch do người chưa thành niên xác lập
Người chưa thành niên là gì?
Căn cứ Điều 21 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về người chưa thành niên như sau:
- Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
- Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
- Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch
Căn cứ Điều 117 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực dân sự phải có đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện
- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Bên cạnh đó, trường hợp luật có quy định về hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự thì phải đáp ứng được về mặt hình thức thì giao dịch dân sự mới có hiệu lực.
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
Giao dịch dân sự do người chưa thành viên giao dịch có hiệu lực không?
Đối với người chưa thành niên chưa 6 tuổi
Căn cứ Khoản 2 Điều 21 Bộ Luật dân sự 2015 quy định: Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
Như vậy, người dưới 6 tuổi khi thực hiện giao dịch dân sự phải có người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện thì giao dịch đó mới có hiệu lực pháp luật. Căn cứ theo khoản 1 Điều 136 Bộ Luật dân sự 2015 có quy định người đại diện hợp pháp cho người chưa thành niên là bố hoặc mẹ của người chưa thành niên đó.
Tuy nhiên, có trường hợp quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 125 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về giao dịch dân sự do người chưa đủ 6 tuổi thực hiện nhằm đáp ứng các nhu cầu cần thiết hằng ngày của người đó thì sẽ không bị vô hiệu.
>> Xem thêm: Đất mẹ đã bán của con chưa thành niên có đòi được không.
Người đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi
Căn cứ khoản 3 Điều 21 Bộ Luật dân sự 2015 quy định: Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
Như vậy, giao dịch dân sự do người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi vẫn có thể được xác lập nếu được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Trừ trường hợp giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi thì không cần người đại diện theo pháp luật đồng ý vẫn có hiệu lực pháp luật.
Người đủ 15 tuổi đến 18 tuổi
Căn cứ khoản 4 Điều 21 Bộ Luật dân sự 2015 quy định: Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Như vậy, người từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi hầu như có thể tự mình thực hiện các giao dịch dân sự trừ trường hợp là giao dịch lớn như: bất động sản, động sản phải đăng ký… thì phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật.
Xử lý ra sao với giao dịch khi người chưa thành niên xác lập
Đối với người chưa thành niên tự mình xác lập các giao dịch dân sự chưa đủ điều kiện để giao dịch theo quy định pháp luật thì giao dịch dân sự có có thể bị vô hiệu.
Căn cứ theo quy định tại Điều 131 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu như sau:
- Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
- Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
- Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
- Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
- Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
Xử lý ra sao với giao dịch do người chưa thành niên xác lập
Trên đây là bài viết liên quan đến xử lý giao dịch do người chưa thành niên xác lập. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc có bất kỳ khó khăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề này thì hãy gọi ngay vào hotline 1900.63.63.87 để được đội ngũ Luật sư công ty Luật Long Phan PMT TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ. Xin cảm ơn!
Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT
Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/05/25/xu-ly-giao-dich-do-nguoi-chua-thanh-nien-xac-lap/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét