Chuyển giao nghĩa vụ trong hợp đồng thương mại là việc bên có nghĩa vụ chuyển cho người khác thế nghĩa vụ của mình trong các hợp đồng thương mại. Vậy pháp luật dân sự 2015 đưa ra những điều kiện và yêu cầu gì khi BÊN THỨ BA được nhận chuyển giao từ người có nghĩa vụ trong quan hệ chuyển nhượng ? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết.
Hợp đồng thương mại
Quy định pháp luật về chuyển giao nghĩa vụ trong hợp đồng thương mại
Căn cứ Điều 370 BLDS 2015 quy định về chuyển giao nghĩa vụ trong quan hệ dân sự:
- Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ;
- Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ.
Nhận thấy, khi tiến hành ký kết hợp đồng thương mại là hợp đồng dựa trên mục đích nhằm sinh lợi, có một bên là thương nhân thì chúng ta có quyền được chuyển giao nghĩa vụ trong hợp đồng cho bên thứ ba. Nhưng phải được sự đồng ý của bên thứ ba, trừ những nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ. Sau khi nhận chuyển giao nghĩa vụ từ bên có nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ sẽ trở thành bên có nghĩa vụ.
Các trường hợp chuyển rủi ro mất mát, hư hỏng hàng hóa
Xuất hiện khiếm khuyết của hàng hóa
Căn cứ Điều 40 Luật Thương mại 2005, trừ khi các bên có thỏa thuận khác, trách nhiệm đối với hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thì bên bán không phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó.
Trừ trường hợp bên mua đã biết hoặc phải biết về khiếm khuyết của hàng hóa, trong thời hạn khiếu nại theo quy định của Luật Thương mại, bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro
Có địa điểm giao hàng xác định
Chuyển giao nghĩa vụ hợp đồng
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua khi hàng hóa đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua ủy quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong trường hợp bên bán được ủy quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hóa.
Không có địa điểm giao hàng xác định
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hóa và bên bán không có nghĩa vụ giao hàng tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua khi hàng hóa đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên.
Mua bán hàng hóa đang trên đường vận chuyển
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hóa đang trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng.
Giao hàng cho người nhận để giao mà không phải người vận chuyển
Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, nếu hàng hóa đang được người nhận hàng để giao nắm giữ mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hóa;
- Khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hóa của bên mua.
>>> Xem thêm: ĐIỀU KHOẢN CHUYỂN RỦI RO TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
Chuyển rủi ro đối với hàng hóa cho thuê
Chuyển rủi ro trong hợp đồng thương mại
Căn cứ Điều 274 Luật Thương mại 2005, trường hợp các bên có thỏa thuận về việc chuyển rủi ro cho bên thuê nhưng không xác định thời điểm chuyển rủi ro thì thời điểm chuyển rủi ro được xác định như sau:
Trường hợp hợp đồng cho thuê có liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá:
- Nếu hợp đồng không yêu cầu giao hàng hoá cho thuê tại một địa điểm cụ thể thì rủi ro sẽ chuyển cho bên thuê khi hàng hoá cho thuê được giao cho người vận chuyển đầu tiên;
- Nếu hợp đồng yêu cầu phải giao hàng hoá cho thuê tại một địa điểm cụ thể thì rủi ro chuyển cho bên thuê hoặc người được bên thuê ủy quyền nhận hàng tại địa điểm đó;
Trường hợp hàng hoá cho thuê được nhận bởi người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro chuyển cho bên thuê khi người nhận hàng xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá cho thuê của bên thuê;
Trong các trường hợp khác không được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì rủi ro được chuyển cho bên thuê khi bên thuê nhận hàng hoá cho thuê.
Phân biệt về chuyển giao nghĩa vụ trong hợp đồng thương mại với nghĩa vụ dân sự
Về nội dung của quan hệ
- Chuyển giao nghĩa vụ trong hợp đồng thương mại là một bên nhận quyền (thương nhân nhận quyền) của một bên, còn được gọi là thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba, đại diện cho người có nghĩa vụ để thực hiện nghĩa vụ đó trước bên có quyền;
- Còn nghĩa dân sự khi chuyển giao là sự dịch chuyển nghĩa vụ từ người có nghĩa vụ sang chủ thể thứ ba, thế nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ.
Về phạm vi thực hiện nghĩa vụ
- Đối với hợp đồng thương mại: bên nhận quyền nhân danh bên nhượng quyền thực hiện nghĩa vụ theo sự ủy quyền, chỉ phải thực hiện trong phạm vi ủy quyền;
- Hợp đồng dân sự: thực hiện toàn bộ nghĩa vụ được chuyển giao.
Trên đây là toàn bộ thông tin bài viết của chúng tôi liên quan đến vấn đề chuyển giao nghĩa vụ trong hợp đồng thương mại theo quy định của pháp luật. Nếu bạn đọc có bất cứ thắc mắc nào xoay quanh pháp luật dân sự, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ DÂN SỰ hỗ trợ và tư vấn luật dân sự. Xin cảm ơn.
May 11, 2021 at 04:24PM
Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/05/11/chuyen-giao-nghia-vu-trong-hop-dong-thuong-mai/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét