Nguyên tắc giải thích khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng là một trong những vấn đề pháp lý được nhiều bạn đọc quan tâm trong lĩnh vực pháp luật dân sự. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về quy định của pháp luật về hợp đồng dân sự và nguyên tắc giải thích hợp đồng.
Hợp đồng dân sự
Quy định của pháp luật về hợp đồng dân sự
HỢP ĐỒNG DÂN SỰ là một loại giao dịch dân sự, chứa đựng các điều khoản làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên trong hợp đồng dân sự. Khác với hành vi pháp lý đơn phương, hợp đồng dân sự đòi hỏi phải có từ hai bên trở lên trong quan hệ hợp đồng.
Hiện nay hợp đồng là căn cứ phổ biến, thông dụng làm PHÁT SINH quan hệ ràng buộc giữa các bên và giúp các bên thống nhất được các nội dung thỏa thuận để đạt được mục đích của mình.
Nội dung chủ yếu của hợp đồng là quyền và nghĩa vụ các bên; trách nhiệm của các bên khi không thực hiện theo đúng cam kết trong hợp đồng; thời gian, địa điểm và phương thức thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng;… Tuy nhiên, có rất nhiều loại hợp đồng dân sự trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, như xây dựng, đầu tư, doanh nghiệp, tài chính,.. tùy thuộc vào đặc thù của ngành mà nội dung hay các điều khoản trong các loại hợp đồng khác nhau hết sức đa dạng.
Nguyên tắc giao kết hợp đồng
Nguyên tắc lớn nhất và cũng là nguyên tắc đặc trưng nhất trong quan hệ dân sự là tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng cũng như các bên trong các giao dịch dân sự khác. Các chủ thể giao kết hợp đồng tự do cam kết với nhau về việc xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự nhưng phải đảm bảo không vi phạm điều cấm của pháp luậtvà không trái đạo đức xã hội.
Nguyên tắc quan trọng không kém trong quan hệ dân sự là nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng khi giao kết hợp đồng. Theo đó, việc xác lập và thực hiện giao dịch dân sự được diễn ra hoàn toàn theo ý chí của các bên mà không có bất cứ sự ép buộc hay can thiệp nào từ các chủ thể khác. Nếu vi phạm nguyên tắc này, giao dịch dân sự sẽ không được pháp luật công nhận và bảo vệ.
Hợp đồng kinh tế
>>> Xem thêm: GIẢI QUYẾT HỢP ĐỒNG TRANH CHẤP HÀNG HÓA TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
Giải thích hợp đồng
Nguyên tắc giải thích hợp đồng
Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, việc giải thích hợp đồng phải được căn cứ vào ba yếu tố theo thứ tự như sau:
- Thứ nhất, giải thích hợp đồng dựa vào ý chí chung của các bên
Nguyên tắc giải thích hợp đồng dựa vào ý chí chung của các bên thể hiện đặc trưng và khác biệt cơ bản giữa hai hệ thống pháp luật Dân luật và Thông luật. Cụ thể, Thông luật dựa vào ý chí của Thẩm phán để xem xét và giải thích hợp đồng còn Dân luật dựa vào ý chí của các bên trước và tại thời điểm giao kết hợp đồng.
- Thứ hai, giải thích hợp đồng dựa vào ngôn từ của hợp đồng
Dựa vào ngôn từ để giải thích hợp đồng thể hiện sự quan trọng trong việc sử dụng từ ngữ chính xác, phù hợp trong quá trình soạn thảo hợp đồng. Chỉ một sai sót trong việc sử dụng từ ngữ cũng có thể ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của các bên trong trường hợp có TRANH CHẤP xảy ra.
- Thứ ba, giải thích hợp đồng dựa vào ý chí của từng bên và tập quán.
Khi không thể xác định được ý chí chung của các bên và ngôn từ sử dụng trong hợp đồng khó hiểu gây khó khăn trong việc hiểu và áp dụng hợp đồng, chủ thể giải thích hợp đồng sẽ dựa vào ý chí của mỗi bên và tập quán để tìm ra cách hiểu hợp lý và công bằng nhất.
Chủ thể có quyền giải thích hợp đồng
Về chủ thể và cách thức giải thích hợp đồng, các bên có thể tự thỏa thuận và ghi nhận thỏa thuận đó trong hợp đồng.
Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng khi có điều khoản không rõ ràng
Giải quyết tranh chấp hợp đồng hiện nay thông qua 4 hướng sau:
- Thương lượng: Giải quyết tranh chấp hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại thường được giải quyết bằng phương thức này để có thể giảm thiểu chi phí và giải quyết tranh chấp nhanh chóng nhất
- Hòa giải: Phương thức hòa giải được tiến hành thông qua một bên trung gian, thường là hòa giải viên hoặc trung tâm hào giải. Khi hai bên không tự thương lượng, thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp hợp đồng, việc nhờ đến một đơn vị thứ ba có am hiểu kiến thức pháp luật, có cách nhìn tổng quan và khách quan về vụ việc sẽ giúp tranh chấp được giải quyết một cách chính xác hơn.
- Thông qua trọng tài: Giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài viên hoặc hội đồng trọng tài ngày nay càng được sử dụng nhiều hơn, nhất là trong các hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại.
- Thông qua tòa án: khi tranh chấp hợp đồng không được giải quyết theo ba phương thức ở trên, các bên trong quan hệ dân sự nộp đơn khởi kiện đến cơ quan Tòa án có thẩm quyền để được giải quyết một cách công bằng, khách quan và đúng với quy định của pháp luật nhất.
Tranh chấp hợp đồng do có điều khoản không rõ ràng
>>> Xem thêm: HƯỚNG DẪN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG DOANH NGHIỆP
Một số lưu ý khác khi giao kết hợp đồng dân sự
Khi giao kết hợp đồng, các bên phải lưu ý:
- Nguồn pháp luật điều chỉnh
- Xác định rõ chủ thể có thẩm quyền giao kết hợp đồng
- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng
- Điều khoản về vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng
- Các chế tài xử lý khi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng
Với đội ngũ Luật sư Dân sự dày dặn kinh nghiệm, Công ty Luật Long Phan PMT xin hỗ trợ quý khách hàng trong các công việc sau đây:
- Hỗ trợ tư vấn quy định của pháp luật về hợp đồng dân sự
- Hỗ trợ tư vấn quy định của pháp luật
- Soạn thảo hồ sơ, tài liệu liên quan trong quá trình chỉ định thầu
- Đại diện theo ủy quyền tham gia các giao dịch, hợp đồng
Trên đây là toàn bộ bài viết tư vấn chi tiết của chúng tôi về giải thích hợp đồng. Nếu quý bạn đọc có bất cứ khó khăn, thắc mắc liên quan đến các quy định về hợp đồng dân sự hoặc cần TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ có thể gọi ngay vào hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn. Xin cảm ơn!
May 11, 2021 at 07:04AM
Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/05/11/nguyen-tac-giai-thich-khi-hop-dong-co-dieu-khoan-khong-ro-rang/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét