Có được thay đổi kháng cáo tại phiên tòa phúc thẩm dân sự? là câu hỏi dành được sự quan tâm của nhiều bạn đọc. Tại PHIÊN TÒA PHÚC THẨM, nếu đương sự muốn thay đổi kháng cáo thì có phù hợp với quy định của pháp luật tố tụng dân sự không? Và Tòa án bắt buộc phải chấp nhận mọi yêu cầu thay đổi kháng cáo trong bản án sơ thẩm? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết.
Tư vấn kháng cáo phúc thẩm
Quy định về quyền kháng cáo của đương sự
Kháng cáo là gì
Căn cứ theo những quy định của Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015, kháng cáo là một trong những quyền của đương sự và những chủ thể khác được pháp luật quy định trong trường hợp không đồng ý với phán quyết của tòa án cấp sơ thẩm thì có quyền nộp đơn kháng cáo trong thời gian 15 ngày kể từ ngày tòa án ra bản án.
Quyền kháng cáo của đương sự trong vụ án dân sự
Theo Điều 271 Bộ luật này quy định đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền được kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp Phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
Điều kiện để kháng cáo có hiệu lực pháp luật
Đảm bảo thời hiệu kháng cáo
Thời hạn kháng cáo theo quy định
Để kháng cáo có hiệu lực pháp luật, trong vòng 15 ngày kể từ ngày Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án thì đương sự hoặc những chủ thể khác theo quy định có quyền kháng cáo phải thực hiện quyền của mình. Đối với trường hợp kháng cáo quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án cấp sơ thẩm thì thời hạn kháng cáo rút ngắn còn 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định.Tuy nhiên trong trường hợp vì lý do chính đáng thì đơn kháng cáo vẫn sẽ được chấp nhận.
Phạm vi kháng cáo
Vì tính chất của kháng cáo yêu cầu Tòa án phúc thẩm xét xử lại bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo nên khi chưa hết thời hạn kháng cáo theo Điều 273 Bộ luật này thì không giới hạn phạm vi kháng cáo.
Hình thức thể hiện
Trình bày đơn kháng cáo
Khi muốn kháng cáo thì những người có quyền theo quy định của pháp luật phải tiến hành đúng trình tự thủ tục kháng cáo. Người có quyền kháng cáo làm đơn kháng cáo đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 272 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Thay đổi kháng cáo tại phiên tòa phúc thẩm dân sự
Quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo tại phiên tòa phúc thẩm dân sự
Tại khoản 2, Điều 284 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015, trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị, nhưng không được vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu, nếu thời hạn kháng cáo, kháng nghị đã hết.
>>> Xem thêm: CÓ ĐƯỢC BỔ SUNG KHÁNG CÁO TRONG QUÁ TRÌNH XÉT XỬ PHÚC THẨM KHÔNG
Thủ tục thay đổi kháng cáo tại phiên tòa phúc thẩm dân sự
Căn cứ theo khoản 4 Điều 284 Bộ luật này quy định Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa. Và tại Điều 11, Nghị quyết 06/2012/NQ-HĐTP thì khi người có quyền kháng cáo thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị tại phiên toà phải được ghi vào biên bản phiên tòa.
Sau đó Toà án cấp phúc thẩm sẽ tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ án theo thủ tục chung đối với kháng cáo, kháng nghị đã được thay đổi, bổ sung và phần kháng cáo, kháng nghị còn lại.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi liên quan đến quy định về thay đổi kháng cáo tại phiên tòa phúc thẩm dân sự. Nếu quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline1900.63.63.87 đề được LUẬT SƯ DÂN SỰ giải đáp thắc mắc và hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.
Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT
Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/05/20/co-duoc-thay-doi-khang-cao-tai-phien-toa-phuc-tham-dan-su-2/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét