Thứ Tư, 26 tháng 5, 2021

Đánh bắt cá bằng điện có vi phạm pháp luật không?

Đánh bắt cá bằng điện có vi phạm pháp luật không? Dùng điện để đánh bắt cá gây ra nhiều tác hại cho MÔI TRƯỜNG cũng như chính người đánh bắt, tuy nhiên lại rất phổ biến. Vậy hành vi này có vi phạm pháp luật hay không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý bạn đọc đầy đủ thông tin liên quan đến hành vi này.

Đánh bắt cá bằng điện là hành vi vi phạm pháp luật

Đánh bắt cá bằng điện là hành vi vi phạm pháp luật

Các phương thức đánh bắt cá bằng điện

Đánh cá bằng xung điện hay còn gọi là đánh cá bằng chích điện hay còn gọi là chích cá hay xiệt cá là hoạt động đánh cá thông qua việc sử dụng xung điện gây giật và sốc hàng loạt ở cá dẫn đến cá tê liệt hay cá chết hàng loạt để có thể dễ dàng bắt lấy chúng.

Đánh cá bằng chích điện là kiểu đánh cá phổ biến ở Việt Nam, được nhiều người dân sử dụng, khá phổ biến trên các cánh đồng, dưới sông, kênh, rạch. Đây là hoạt động nguy hại, làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản tự nhiên và cũng gây ra nguy hiểm cho người sử dụng và những người khác.

Để chích điện bắt cá người ta thả xuống nước hai điện cực cách nhau một khoảng đủ xa, cỡ 2 đến 10m, rồi bấm công tắc phóng xung điện mạnh, cỡ 100-500V, để tạo điện trường trong nước. Điện trường này tác động tới cá ở vùng giữa và vùng gần hai điện cực. Thông thường thì cá sẽ bị sốc điện, và nếu điện cực mạnh hoặc phóng kéo dài thì sốc điện có thể làm chúng chết. Khi phóng điện xuống vùng nước thì hầu hết các loài động vật thủy sinh từ to đến nhỏ quanh khu vực đó đều bị điện giật tê liệt. Nếu điện áp đủ cao và công suất phát đủ lớn để xung điện kéo dài thì từ cá con đến cá lớn, tép, cua, tôm, lươn, rắn,… có thể chết nổi bụng lên mặt nước.

Tác hại của việc đánh bắt cá bằng điện

Điểm khác biệt giữa đánh cá bằng lưới và đánh cá bằng điện nằm ở chỗ nếu cá bị đánh lưới, những con cá lớn mắc lưới nhưng cá nhỏ sẽ thoát qua mắt lưới và tiếp tục sinh trưởng, sinh sản. Đánh bằng bằng điện thì cá lớn cá nhỏ đều bị bắt giết, kể cả con non của những loài cá lớn.

Nhiều hệ lụy hơn phương pháp đánh lưới truyền thống

Nhiều hệ lụy hơn phương pháp đánh lưới truyền thống

Sử dụng máy kích điện đánh cá khiến môi trường bị ảnh hưởng. Những nơi thường xuyên bị đánh bắt như vậy sẽ không còn loài thủy sinh nào tồn tại. Do dòng điện lớn nên mỗi khi dụng cụ xung điện được chọc xuống nước thì từ cá con đến cá lớn, tép, cua, lươn và các vi sinh vật trong vòng bán kính hơn một mét đều bị điện giật chết.

Nguy hiểm hơn, nhiều người đi chích điện do bất cẩn, chủ quan đã bị điện giật gây tử vong, hình thức chích điện này rất nguy hiểm tới tính mạng của con người khi sơ suất bị điện giật, không chỉ dùng ghe, mà nhiều người còn lội dọc bờ sông để chích điện, tự gây nguy hiểm đến tính mạng.

Đánh bắt cá bằng điện có vi phạm pháp luật không?

Đánh bắt cá bằng điện là hành vi vi phạm pháp luật

Đánh bắt cá bằng điện là hành vi rất nguy hiểm, không chỉ có tính hủy diệt, tận diệt, gây ra nhiều hệ lụy tới môi trường mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm rất lớn đến sức khỏe và tính mạng của con người. Thực tế tại Việt Nam, tình trạng dùng lưới điện, máy xung điện để khai thác thủy, hải sản vẫn diễn ra khá phổ biến. Do đó, Luật thủy sản năm 2017 có quy định nghiêm cấm hành vi sử dụng dòng điện, xung điện để khai thác thủy sản. Cụ thể tại tại Khoản 7 Điều 7, Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy sản có bao gồm hành vi “Sử dụng chất, hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, phương pháp, phương tiện, ngư cụ khai thác có tính hủy diệt, tận diệt để khai thác nguồn lợi thủy sản”.

Như vậy, việc sử dụng điện để đánh bắt cá nói riêng và thủy, hải sản nói chung là hành vi trái pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định.

Mức xử phạt

Dùng điện để đánh bắt cá có thể bị phạt tiền

Dùng điện để đánh bắt cá có thể bị phạt tiền

Hành vi dùng điện để khai thác thủy sản có thể bị xử lý hành chính bằng hình thức phạt tiền theo Điều 28 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, cụ thể như sau:

  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản, đối với trường hợp không sử dụng tàu cá.
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán công cụ kích điện để khai thác thủy sản.
  • Phạt tiền đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện hoặc sử dụng trực tiếp dòng điện từ máy phát điện trên tàu cá để khai thác thủy sản: từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét; từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét; từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên.
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dòng điện (điện lưới) để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Ngoài ra còn có hình thức phạt bổ sung như: tịch thu công cụ kích điện, máy phát điện và ngư cụ; tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng.

Hành vi này còn có thể quy vào Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản và bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 242 Bộ luật Hình sự 2015 khi thuộc trường hợp gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong những hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Người phạm tội sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Pháp nhân thương mại nếu vi phạm tội này thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm tùy trường hợp phạm tội. Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành vi này

Theo Chương III Nghị định 42/2019/NĐ-CP, Cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành vi dùng điện đánh bắt thủy, hải sản bao gồm: Chủ tịch UBND các cấp; Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất; Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng phòng Cảnh sát môi trường cấp tỉnh; Giám đốc Công an cấp tỉnh; Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông; Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng; Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng; Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Cục Quản lý thị trường; Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục thủy sản có chức năng quản lý chuyên ngành về thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Kiểm ngư.

Trên đây là bài viết về hình thức xử phạt đối với hành vi Đánh bắt cá bằng điện theo quy định của pháp luật Việt Nam. Quý bạn đọc muốn được tư vấn sâu hơn, Tư vấn Luật Dân sự, hãy liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT để được tư vấn trực tuyến 24/24 qua tổng đài hotline: 1900.63.63.87 hoặc qua trang web của chúng tôi với đội ngũ Luật sư Dân sự. Xin cảm ơn.

May 27, 2021 at 01:29PM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/05/27/danh-bat-ca-bang-dien-co-vi-pham-phap-luat-khong/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG  Trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng phức tạp, dịch vụ luật sư lao động đang trở thành lựa chọn tối ưu cho do...