Thời hạn kháng cáo quyết định giải quyết việc dân sự là vấn đề được nhiều người quan tâm. THỜI HẠN kháng cáo có vai trò quyết định vụ việc dân sự có được kháng cáo hay không? Nếu hết thời hạn này có đương sự không có khả năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vậy pháp luật quy định thời hạn kháng cáo quyết định giải quyết việc dân sự là bao lâu? Kháng cáo được hiểu như thế nào? Bài viết này sẽ giúp các bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Thời hạn kháng cáo quyết định giải quyết việc dân sự.
>> Xem thêm: Tư Vấn Thủ Tục Kháng Cáo Quyết Định Tạm Đình Chỉ Giải Quyết Vụ Án Dân Sự
Kháng cáo
Kháng cáo là gì?
Căn cứ Điều 271 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, kháng cáo được hiểu là quyền của đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
Phân biệt giữa kháng cáo và kháng nghị
Phân biệt kháng cáo và kháng nghị.
Phân biệt kháng cáo và kháng nghị gồm:
- Chủ thể yêu cầu: Kháng cáo bao gồm đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện thực hiện; Kháng nghị được thực hiện bởi Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp của Tòa án ra bản án, quyết định.
- Hình thức thực hiện: Kháng cáo lên Tòa phúc thẩm; Kháng nghị gồm phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.
- Thời hạn: Kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 01 tháng, kể từ ngày tuyên án.
Quyết định giải quyết việc dân sự là gì?
Pháp luật không định nghĩa về quyết định giải quyết việc dân sự, tuy nhiên có thể hiểu khái quát đó là văn bản pháp lý kết thúc quá trình chuẩn bị, xem xét giải quyết việc dân sự. Trong đó, Tòa án xác định rõ sự kiện pháp lý là căn cứ phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các đương sự; công nhận hay không công nhận quyền dân sự của người có yêu cầu.
Căn cứ khoản Điều 370 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, quyết định giải quyết việc dân sự phải bao gồm các nội dung sau:
- Ngày, tháng, năm ra quyết định;
- Tên Tòa án ra quyết định;
- Họ, tên của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Thư ký phiên họp;
- Tên, địa chỉ của người yêu cầu giải quyết việc dân sự;
- Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết;
- Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- Nhận định của Tòa án và những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu;
- Căn cứ pháp luật để giải quyết việc dân sự;
- Quyết định của Tòa án;
- Lệ phí phải nộp.
>> Xem thêm: Hướng Dẫn Thủ Tục Kháng Cáo Vụ Án Dân Sự
Pháp luật quy định về kháng cáo quyết định giải quyết việc dân sự
Chủ thể nào được quyền kháng cáo quyết định giải quyết việc dân sự?
Căn cứ Điều 371 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 theo đó chủ thể có quyền kháng cáo quyết định giải quyết việc dân sự bao gồm: Người yêu cầu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết việc dân sự có quyền kháng cáo;
Quy định về thời hạn kháng cáo
Căn cứ Khoản 1 Điều 372 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, theo đó người yêu cầu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết việc dân sự có quyền kháng cáo thời hạn 10 ngày, kể từ ngày Tòa án ra quyết định.
Trường hợp họ không có mặt tại phiên họp giải quyết việc dân sự thì thời hạn đó được tính từ ngày họ nhận được quyết định giải quyết việc dân sự hoặc kể từ ngày quyết định đó được thông báo, niêm yết.
Nội dung đơn kháng cáo
Căn cứ Điều 272, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, đơn kháng cáo bao gồm các nội dung sau:
- Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;
- Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo;
- Kháng cáo toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
- Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo;
- Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.
>>>Tham khảo thêm: Mẫu đơn kháng cáo dân sự
Mẫu đơn kháng cáo dân sự.
Thủ tục tiến hành phiên họp phúc thẩm giải quyết việc dân sự
Căn cứ Khoản 1 Điều 375 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, thủ tục phiên họp phúc thẩm giải quyết việc dân sự được thực hiện như sau:
Bước 01: Thư ký phiên họp báo cáo về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên họp;
Bước 02: Thẩm phán chủ tọa phiên họp tiến hành khai mạc phiên họp, kiểm tra về sự có mặt, vắng mặt của những người được triệu tập và căn cước của họ, giải thích quyền và nghĩa vụ của người tham gia phiên họp;
Bước 03: Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người kháng cáo, người kháng cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày về nội dung kháng cáo và căn cứ của việc kháng cáo;
Bước 04: Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày ý kiến về những vấn đề có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong nội dung kháng cáo, kháng nghị;
Bước 05: Người làm chứng trình bày ý kiến; người giám định trình bày kết luận giám định, giải thích những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn.
Bước 06: Hội đồng phúc thẩm xem xét quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, tài liệu, chứng cứ có liên quan và ra quyết định.
Trên đây là bài viết liên quan đến thời hạn kháng cáo giải quyết việc dân sự. Nếu bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc liên quan đến vấn trên trên hoặc liên quan đến tố tụng dân sự cần tư vấn luật dân sự. Vui lòng liên hệ Công ty LUẬT LONG PHAN PMT qua hotline: 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ DÂN SỰ tư vấn. Xin cảm ơn,
Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT
Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/05/21/thoi-han-khang-cao-quyet-dinh-giai-quyet-viec-dan-su/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét