Thủ tục đề nghị hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được pháp luật quy định ra sao vì biện pháp khẩn cấp tạm thời là những chế định quan trọng, liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Vậy trường hợp nào được yêu cầu hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, đơn “đề nghị” hủy bỏ biện pháp tạm thời cần những nội dung gì và THỦ TỤC hủy bỏ ra làm sao. Nếu bạn có thắc mắc về vấn đề này thì bài viết dưới đây sẽ hỗ trợ bạn.
Thủ tục đề nghị hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
Biện pháp khẩn cấp tạm thời là gì?
Những biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định trong Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 là những chế định quan trọng, nó tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Tuy nhiên, lại chưa có điều luật cụ thể nào nêu lên khái niệm về biện pháp khẩn cấp tạm thời. Chúng ta có thể hiểu đơn giản như sau:
Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp được Tòa án áp dụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án.
Các trường hợp tòa ra quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
Căn cứ khoản 1 Điều 138 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án ra ngay quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị hủy bỏ;
- Người phải thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nộp tài sản hoặc có người khác thực hiện biện pháp bảo đảm thi hành nghĩa vụ đối với bên có yêu cầu;
- Nghĩa vụ dân sự của bên có nghĩa vụ chấm dứt theo quy định của Bộ luật dân sự;
- Việc giải quyết vụ án được đình chỉ theo quy định của Bộ luật này;
- Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng theo quy định của Bộ luật này;
- Căn cứ của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không còn;
- Vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
- Các trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện theo quy định của Bộ luật này.
Như vậy, Tòa án sẽ ra ngay quyết định khẩn cấp tạm thời khi thuộc một trong các trường hợp nêu trên.
Trường hợp tòa ra quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Thủ tục đề nghị hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
Trình tự thủ tục
Bước 1: Người yêu cầu huỷ bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời làm đơn đề nghị gửi đến Toà án để được xem xét, giải quyết.
Bước 2: Toà án xử lý đơn
- Trường hợp Tòa án nhận đơn yêu cầu trước khi mở phiên tòa thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải xem xét, giải quyết trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn.
- Trường hợp Hội đồng xét xử nhận đơn yêu cầu huỷ bỏ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử xem xét, thảo luận, giải quyết tại phòng xử án.
- Nếu chấp nhận thì Hội đồng xét xử ra quyết định huỷ bỏ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay; nếu không chấp nhận yêu cầu huỷ bỏ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Hội đồng xét xử phải thông báo ngay tại phòng xử án và ghi vào biên bản phiên tòa.
Đơn đề nghị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Căn cứ khoản 1 Điều 133 Bộ Luật tố tụng dân sự thì đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung chính sau đây:
- Ngày, tháng, năm làm đơn;
- Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
- Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
- Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
- Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
- Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.
Tùy theo yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà người yêu cầu phải cung cấp cho Tòa án chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.
>> Xem thêm: Thủ tục khiếu nại quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi đang giải quyết vụ kiện tại tòa.
Thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
Căn cứ Điều 112 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định như sau:
- Trước khi mở phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do một Thẩm phán xem xét, quyết định.
- Tại phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.
Khi hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời thì tài sản bảo đảm xử lý ra sao?
Căn cứ khoản 2 Điều 138 Bộ Luật tố tụng dân sự quy định: Trường hợp hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, Tòa án phải xem xét, quyết định để người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhận lại chứng từ bảo lãnh được bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá.
Quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời có hiệu lực thi hành ngay.
Xử lý tài sản đảm bảo sau khi hủy biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Trên đây là bài viết liên quan đến thủ tục đề nghị hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc có bất kỳ khó khăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề này thì hãy gọi ngay vào hotline 1900.63.63.87 để được đội ngũ Luật sư công ty Luật Long Phan PMT TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ hỗ trợ. Xin cảm ơn!
May 18, 2021 at 07:34AM
Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/05/18/thu-tuc-de-nghi-huy-bo-bien-phap-khan-cap-tam-thoi/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét