Thứ Ba, 19 tháng 1, 2021

Đưa ma túy cho người khác sử dụng bị xử lý như thế nào?

Đưa ma túy cho người khác sử dụng bị xử lý như thế nào là câu hỏi mà những người quan tâm về vấn đề này thắc mắc. Vậy quy định về tội này như thế nào, xử phạt ra sao, có truy cứu trách nhiệm hình sự không? Xin mời quý bạn đọc tham khảo bài viết sau để biết thêm thông tin chi tiết.

Đưa ma túy cho người khác sử dụng bị xử lý

Đưa ma túy cho người khác sử dụng

Quy định về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý

Trường hợp sử dụng trái phép chất ma tuý tại nhà và có từ 02 người trở lên thì có thể truy tố trách nhiệm hình sự về tội “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý”. Tội này được quy định tại Điều 255 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, cụ thể như sau:

Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Đối với 02 người trở lên;
  • Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi;
  • Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
  • Đối với người đang cai nghiện;
  • Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
  • Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

  • Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc gây chết người;
  • Gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
  • Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên;
  • Đối với người dưới 13 tuổi.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:

  • Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
  • Làm chết 02 người trở lên.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Theo quy định tại Mục 6 Phần II Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP thì: Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy là một trong các hành vi sau đây:

  • Chỉ huy, phân công, điều hành các hoạt động đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác;
  • Chỉ huy, phân công, điều hành việc chuẩn bị, cung cấp chất ma túy, địa điểm, phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma túy, tìm người sử dụng chất ma túy.

Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây theo sự chỉ huy, phân công, điều hành của người khác thì bị coi là đồng phạm về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy:

  • Đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác;
  • Cung cấp trái phép chất ma túy cho người khác để họ sử dụng trái phép chất ma túy;
  • Chuẩn bị chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào (mua, xin, tàng trữ, sản xuất…) nhằm đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác;
  • Chuẩn bị địa điểm (thuê địa điểm, mượn địa điểm, sử dụng địa điểm không thuộc quyền chiếm hữu của mình hoặc đang do mình quản lý để làm nơi đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác);
  • Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào (mua, xin, tàng trữ…) nhằm sử dụng để đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác;
  • Tìm người sử dụng chất ma túy để đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể của họ.

Yếu tố lỗi: Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý trực tiếp.

>>> Xem thêm: MUA BÁN MA TÚY BAO NHIÊU THÌ BỊ ÁN TỬ HÌNH?

Lưu ý khi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

Người nào thực hiện hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, mà còn thực hiện một hay nhiều hành vi phạm tội khác về ma túy quy định tại các điều luật tương ứng của BLHS, thì ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 197 của BLHS, tùy từng trường hợp còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm khác đã thực hiện quy định tại điều luật tương ứng của BLHS.

chất ma túy

Ma túy

Trường hợp đưa ma túy cho người khác tự sử dụng không tổ chức có bị xử phạt không

Người nghiện ma túy có chất ma túy (không phân biệt nguồn gốc ma túy do đâu mà có) đưa cho người nghiện ma túy khác chất ma túy để cùng sử dụng trái phép thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, mà tùy từng trường hợp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma túy hoặc tội sử dụng trái phép chất ma túy.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì người nghiện ma túy mà có chất ma túy cho người nghiện khác sử dụng trái phép thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.

xử phạt hành vi sử dụng trái phép chất ma túy

Sử dụng trái phép chất ma túy

Hình phạt dành cho tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

Khung hình phạt thấp nhất là phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.

Trường hợp có thêm các tình tiết tăng nặng:

  • Phạt tù từ 7 năm đến 15 năm nếu thuộc khoản 2 Điều 197.
  • Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm nếu thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 197.
  • Phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân nếu rơi vào trường hợp khoản 4 Điều 197.

Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

>>> Xem thêm: MUA BÁN MA TÚY BAO NHIÊU THÌ BỊ ÁN TỬ HÌNH?

Luật sư bào chữa cho tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

Trong trường hợp bị bắt vì tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, Luật sư có thể hỗ trợ các vấn đề sau:

  • Luật sư có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo. Luật sư được xem là người đại diện nói lên tiếng nói, nguyện vọng và giúp bị cáo được bảo vệ tối đa về quyền, lợi ích được hưởng.
  • Luật sư sẽ giúp cho quá trình điều tra vụ án, truy tố, xét xử bị can hoặc bị cáo được đảm bảo thực hiện đúng pháp luật. Luật sư bào chữa là người nắm rõ các quy định về pháp luật và những tình tiết của vụ án sẽ giúp vụ án được điều tra, xử nhanh chóng, kịp thời và đúng quy trình.
  • Luật sư sẽ tư vấn, trò chuyện để giúp bị can/bị cáo bình tĩnh và đưa ra lời khai, lời trình bày chính xác và có lợi nhất trong quá trình xét xử.
  • Luật sư sẽ thay mặt bị cáo, gia đình bị cáo để thu thập thông tin từ các nhân chứng để khai thác những thông tin có lợi cho bị can/bị cáo.
  • Luật sư bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của bị can/bị cáo trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về “Đưa ma túy cho người khác sử dụng bị xử lý như thế nào”, nếu còn có thắc mắc về quy định xử phạt khi đưa ma túy cho người khác sử dụng hay cần đến sự tư vấn của luật sư hình sự, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn luật hình sự miễn phí và nhận được hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!

January 20, 2021 at 07:55AM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/01/20/dua-ma-tuy-cho-nguoi-khac-su-dung-bi-xu-ly-nhu-the-nao/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG  Trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng phức tạp, dịch vụ luật sư lao động đang trở thành lựa chọn tối ưu cho do...