THỦ TỤC CHỨNG THỰC DI CHÚC ngày càng được nhiều người quan tâm hơn khi ngày nay, loại di chúc có chứng thực đang được sử dụng rộng rãi do tính an toàn, chắc chắn hơn của loại di chúc này. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những quy định của pháp luật về di chúc cũng như hướng dẫn quý bạn đọc thủ tục khi đi chứng thực di chúc.
Di chúc có chứng thực ngày càng được sử dụng rộng rãi
Quy định của pháp luật về di chúc
Theo Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 thì di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Hình thức của di chúc gồm di chúc lập thành văn bản và di chúc miệng,
Cũng theo Điều 630 Bộ luật này thì di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau:
- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
- Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
Di chúc cần chứng thực mới có hiệu lực trong một số trường hợp:
- Di chúc của người bị hạn chế về thể chất;
- Di chúc của người không biết chữ;
- Di chúc định đoạt tài sản là bất động sản (theo Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013).
>> Xem Thêm: Điều kiện để di húc có hiệu lực
Thẩm quyền chứng thực di chúc
Căn cứ Khoản 2 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch thì thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã bao gồm:
- Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;
- Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;
- Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
- Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;
- Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;
- Chứng thực di chúc;
- Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;…
Vậy, cơ quan có thẩm quyền chứng thực di chúc là Ủy ban nhân dân cấp xã.
Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền chứng thực di chúc
Thủ tục chứng thực di chúc
Hồ sơ chuẩn bị
Căn cứ Điều 36 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, người yêu cầu chứng thực di chúc cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
- Dự thảo di chúc;
- Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực;
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký trong trường hợp di chúc liên quan đến tài sản đó; trừ trường hợp người lập di chúc đang bị cái chết đe dọa đến tính mạng.
Bản sao các loại giấy tờ nêu trên được xuất trình kèm bản chính để đối chiếu.
>> Xem Thêm: Thủ Tục Khai Di Sản Thừa Kế Theo Di Chúc, Theo Pháp Luật
Trình tự thực hiện
- Người yêu cầu chứng thực di chúc nộp 01 bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực.
- Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực, tại thời điểm chứng thực người lập di chúc tự nguyện, minh mẫn và nhận thức.
- Người lập di chúc phải ký trước mặt người thực hiện chứng thự; nếu không ký được thì điểm chỉ; nếu không đọc, không nghe, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 người làm chứng (phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến di chúc)
- Người thực hiện chứng thực ghi lời chứng theo mẫu quy định; ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.
Lưu ý:
- Nếu di chúc có từ 02 trang trở lên thì mỗi trang phải đánh số thứ tự, có chữ ký người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực; số trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của di chúc.
- Trường hợp di chúc có từ 02 tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai
- Trường hợp phải phiên dịch thì người phiên dịch có trách nhiệm dịch đầy đủ, chính xác nội dung di chúc, nội dung lời chứng cho người yêu cầu chứng thực và ký vào từng trang di chúc.
- Thời hạn chứng thực di chúc tại Ủy ban nhân dân cấp xã là 02 ngày làm việc kể từ ngày người yêu cầu chứng thực cung cấp đầy đủ hồ sơ. Nếu vụ việc cần xác minh, tình tiết phức tạp thì có thể kéo dài theo thỏa thuận bằng văn bản.
- Lệ phí chứng thực di chúc là 50.000 đồng/một lần chứng thực (theo Điều 4 Thông tư 226/2026/TT-BTC Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chứng thực).
Mẫu di chúc
>> Xem Thêm: Thủ Tục Tố Cáo Người Làm Giả Di Chúc Để Hưởng Gia Tài ?
Vai trò của luật sư tư vấn trong các vấn đề liên quan đến di chúc
Với đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm, Công ty Luật Long Phan PMT sẽ tư vấn cho khách hàng những vấn đề sau:
- Tư vấn cách lập, hủy bỏ di chúc đúng pháp luật;
- Tư vấn thủ tục khai di sản thừa kế theo di chúc, theo pháp luật;
- Tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc;
- Các vấn đề khác theo yêu cầu của khách hàng.
Trên đây là toàn bộ bài viết hướng dẫn thủ tục chứng thực di chúc. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc có khó khăn, vướng mắc hay bất cứ vấn đề liên quan đến lĩnh vực dân sự thì hãy gọi ngay vào hotline 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ DÂN SỰ hỗ trợ tư vấn luật dân sự miễn phí. Xin cảm ơn!
January 06, 2021 at 10:43AM
Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/01/06/huong-dan-thu-tuc-chung-thuc-di-chuc/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét