Lãi suất trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng được tính như thế nào? Đây là thắc mắc của nhiều người khi xảy ra tranh chấp; đây là một trong những loại TRANH CHẤP xảy ra nhiều và ngày càng phức tạp. Do đó, trong phạm vi bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý độc giả về cách tính lãi suất, cơ quan có thẩm quyền giải quyết,…
Tranh chấp hợp đồng tín dụng
Lãi suất cho vay trong hợp đồng tín dụng
Lãi suất cho vay trong Hợp đồng tín dụng được áp dụng theo thỏa thuận.
Đối với hợp đồng vay mà một bên là tổ chức tín dụng thì lãi suất cho vay (trong hạn) của hợp đồng được thực hiện theo thỏa thuận của các bên.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 thì: “Trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật này và các luật khác có liên quan về thành lập, tổ chức, hoạt động, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể tổ chức tín dụng… thì áp dụng theo quy định của Luật này”. Như vậy, lãi suất cho vay trong hợp đồng tín dụng không áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 về khống chế mức giới hạn lãi suất cho vay mà áp dụng quy định tại Khoản 2 Điều 91 Luật các tổ chức tín dụng 2010: “Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật”.
Các loại lãi suất vay vốn ngân hàng
Căn cứ khoản 4 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng thì Ngân hàng được quy định trong Hợp đồng tín dụng các loại lãi tiền vay sau:
Tiền lãi trên nợ gốc trong hạn (Lãi suất theo thỏa thuận của các bên).
Tiền lãi nợ quá hạn của số tiền gốc chưa thanh toán theo mức lãi suất mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho đến khi thanh toán xong khoản nợ gốc (lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn).
Lãi chậm trả khi khách hàng không trả đúng hạn phần lãi trong hạn. Lãi suất do hai bên thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.
Cách tính lãi khi vay tiền
Lãi trong hạn
Lãi trong hạn = tiền gốc vay x lãi suất theo thỏa thuận x thời gian trong hợp đồng vay
Lãi chậm trả
Theo khoản 4 Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất được xác định bằng 10%/năm trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Điểm a khoản 5 Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất được xác định bằng 10%/năm trên số tiền chậm trả (tương ứng với 0,83%/tháng).
Như vậy, lãi chậm trả được tính theo công thức sau:
Lãi chậm trả = [(nợ gốc x lãi suất vay theo hợp đồng) x thời hạn vay] x 0,83 x thời gian chậm trả.
Lãi trên nợ gốc quá hạn
Theo điểm b khoản 5 Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015, lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, lãi quá hạn được tính theo công thức sau:
Lãi trên nợ gốc quá hạn = nợ gốc x (150% x lãi suất vay theo hợp đồng) x thời gian quá hạn.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp
Giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài thương mại
Đây là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài thương mại. Điều 2 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 quy định thẩm quyền giải quyết các tranh như sau:
- Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
- Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
- Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luậtquy định được giải quyết bằng Trọng tài.
Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp. Theo quy định tại Điều 16 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.
Giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án
Căn cứ quy định tại Điều 186 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì các bên trong tranh chấp có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.
Có hai trường hợp có thể xảy ra trong trường hợp này, được xác định như sau:
- Tranh chấp được xác định là vụ án dân sự thông thường theo quy định tại Khoản 3 Điều 26 BLTTDS 2015 nếu Hợp đồng tín dụng được xác lập giữa tổ chức tín dụng với cá nhân, tổ chức không có đăng ký kinh doanh, và bên vay không sử dụng việc cấp tín dụng vào mục đích kinh doanh thu lợi nhuận.
- Tranh chấp được xác định là vụ án kinh doanh, thương mại theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 BLTTDS 2015 nếu Hợp đồng tín dụng được xác lập giữa tổ chức tín dụng với cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh và đều có mục đích lợi nhuận.
Trong cả hai trường hợp trên thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đều thuộc Tòa án Nhân dân cấp huyện theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2015.
Bên cạnh đó, Tòa án Nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết xét xử theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc THẨM QUYỀN giải quyết của Tòa án Nhân dân cấp huyện mà Tòa án Nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án Nhân dân cấp huyện.
>>> Xem thêm: Quy định về thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng
Vai trò của luật sư trong quá trình giải quyết tranh chấp
Vai trò của Luật sư trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng
Tranh chấp hợp đồng tín dụng là vụ án phức tạp do đó Luật sư có vai trò rất quan trọng trong việc giải đáp những thắc mắc, giúp đương sự hiểu hơn về các trình tự, thủ tục hành chính cần thiết khi giải quyết công việc.
Ngoài ra, Luật sư hỗ trọ SOẠN THẢO đơn từ, chuẩn bị hồ sơ nhằm giải quyết nhu cầu thiết thực cho khách hàng.
NHẬN ỦY QUYỀN trực tiếp thực hiện yêu cầu của khách hàng nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của khách hàng cũng như trực tiếp làm việc với các cơ quan có thẩm quyền như: UBND, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường (đối với các thủ tục hành chính hoặc tranh chấp đất đai) và Tòa án nhân dân (đối với tranh chấp đất đai).
Tư vấn các hướng giải quyết thủ tục tối ưu, đảm bảo quyền lợi tốt nhất. Đề ra các phương án xử lý vấn đề pháp lý cụ thể và nhanh chóng nhằm giải quyết tốt công việc và rút ngắn thời gian thực hiện công việc, tạo hiệu quả công việc cao.
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề tính tiền lãi trong hợp đồng tín dụng. Nếu bạn đọc còn có thắc mắc về vấn đề thẩm quyền giải quyết của Tòa án hay có nhu cầu tư vấn pháp luật dân sự, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn!
January 17, 2021 at 10:50AM
Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/01/17/cach-tinh-lai-suat-trong-vu-an-tranh-chap-hop-dong-tin-dung/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét