Thẩm phán có quyền thu thập chứng cứ bổ sung không trong trường hợp chưa có chứng cứ để giải quyết vụ án? Thu thập chứng cứ là vấn đề đóng vai trò trọng yếu, bảo đảm cho việc xét xử chính xác một vụ án của Tòa án. Vậy, Bài biết sau đây sẽ cung cấp cho quý bạn đọc quy định của pháp luật về chứng cứ, thu thập chứng cứ trong Tố tụng dân sự và giải đáp thắc mắc nêu trên.
Thẩm quyền thu thập chứng cứ của Thẩm phán
Quy định về chứng cứ trong Bộ luật Tố tụng dân sự
Chứng cứ trong Tố tụng dân sự là gì?
Theo quy định tại Điều 93 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS 2015) thì chứng cứ trong vụ việc dân sự là:
- Những gì có thật;
- Được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án hoặc do Tòa án thu thập được;
- Được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản tố của đương sự là có căn cứ hợp pháp.
Nguồn của chứng cứ
Theo Điều 94 BLTTDS 2015, chứng cứ sẽ được thu thập từ các nguồn sau đây:
- Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử:
- Vật chứng;
- Lời khai của đương sự;
- Lời khai của người làm chứng;
- Kết luận giám định;
- Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ;
- Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản;
- Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập;
- Văn bản công chứng, chứng thực;
- Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.
Cần lưu ý rằng, chứng cứ sẽ được thu thập từ những nguồn trên, tuy nhiên không phải mọi thứ được thu thập từ những nguồn trên đều sẽ được xem là chứng cứ mà còn cần phải đáp ứng các điều kiện khác.
>>> Xem thêm: Thủ Tục Yêu Cầu Tòa Án Thu Thập Chứng Cứ Vụ Án Dân Sự
Các chủ thể tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ
- Đương sự có quyền và nghĩa vụ thu thập và cung cấp cho Tòa án các tài liệu, chứng cứ hoặc yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ trong trường hợp không thể tự thu thập (Khoản 5, Khoản 7 Điều 70 BLTTDS 2015);
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thu thập và cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án (Khoản 2 Điều 76);
- Kiểm sát viên yêu cầu Tòa án hoặc tự mình xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để phục vụ cho việc kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm (Khoản 3 Điều 58);
- Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ trong trường hợp có yêu cầu của đương sự, của Kiểm sát viên hoặc xét thấy cần thiết để đảm bảo giải quyết vụ việc khách quan (Khoản 3 Điều 48).
Mẫu đơn yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ
>>> Xem thêm: Cách Xác Định Thẩm Quyền Điều Tra Trong Vụ Án Hình Sự
Thẩm quyền thu thập chứng cứ của thẩm phán
Quyền thu thập chứng cứ bổ sung của thẩm phán
- Theo quy định tại Khoản 2 Điều 97 BLTTDS 2015 thì trong một số trường hợp, Tòa án có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp để thu thập chứng cứ.
- Cũng trong Khoản 5 Điều này có quy định về việc Tòa án phải thông báo về tài liệu, chứng cứ thu thập được cho đương sự để họ thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Tòa án thu thập được tài liệu, chứng cứ.
Như vậy, trên thực tiễn, nếu chứng cứ trong hồ sơ chưa đủ căn cứ để giải quyết vụ án thì: Thẩm phán vẫn có quyền tiến hành thu thập chứng cứ bổ sung.
Các hoạt động thu thập chứng cứ của thẩm phán
Theo Khoản 2 Điều 97 BLTTDS 2015 thì Thẩm phán có thể tiến hành một hoặc một số các biện pháp sau để tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ:
- Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng;
- Đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng;
- Trưng cầu giám định;
- Định giá tài sản;
- Xem xét, thẩm định tại chỗ;
- Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự;
- Xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú;
- Các biện pháp khác theo quy định của Bộ luật này.
Lưu ý: Thẩm phán không chỉ thu thập chứng cứ trước khi xét xử mà còn tiếp tục thu thập chứng cứ, xem xét và kiểm tra công khai các chứng cứ tại phiên tòa.
Tòa án có quyền thu thập chứng cứ bổ sung trong trường hợp cần thiết
>>> Xem thêm: THỦ TỤC YÊU CẦU TÒA ÁN THU THẬP CHỨNG CỨ VỤ ÁN DÂN SỰ
Luật sư hỗ trợ thu thập chứng cứ trong một vụ án dân sự
Trong việc thu thập chứng cứ, Công ty Luật Long Phan PMT có thể hỗ trợ khách hàng những công việc sau:
- Tư vấn các quy định của pháp luật về chứng cứ và quy định khác liên quan;
- Hỗ trợ việc chuẩn bị hồ sơ, thu thập chứng cứ;
- Nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan Nhà nước thay mặt khách hàng;
- Hỗ trợ soạn thảo đơn đề nghị Tòa án thu thập chứng cứ;
- Các công việc khác có liên quan theo yêu cầu.
Trên đây là toàn bộ bài viết tư vấn chi tiết về quyền thu thập chứng cứ bổ sung của thẩm phán. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc có bất kỳ vướng mắc, khó khăn hay các vấn đề khác liên quan đến lĩnh vực dân sự thì hãy gọi ngay vào hotline: 1900.63.63.87 để được Luật Sư Dân Sự hỗ trợ tư vấn luật dân sự miễn phí. Xin cảm ơn!
January 23, 2021 at 07:07AM
Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/01/23/tham-phan-co-quyen-thu-thap-chung-cu-bo-sung-khong/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét