Khởi kiện văn phòng công chứng là thủ tục cần thiết để đảm bảo được quyền lợi của người có liên quan nếu có sai phạm khi công chứng hợp đồng. Ngày nay, dù pháp luật có yêu cầu hay không thì các bên trong hợp đồng vẫn thường đem hợp đồng đi công chứng để đảm bảo hơn cho giao dịch này. Vậy, nếu Văn phòng công chứng có sai phạm thì thủ tục khởi kiện sẽ được tiến hành như thế nào?
Việc công chứng hợp đồng ngày càng trở nên phổ biến hơn
Quy định của pháp luật về công chứng hợp đồng
Căn cứ Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014, công chứng hợp đồng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, các hợp đồng sau bắt buộc phải công chứng:
- Hợp đồng mua bán/ tặng cho/ đổi/ góp vốn/ thế chấp nhà ở
- Hợp đồng chuyển nhượng/ tặng cho/ thế chấp/ góp vốn/ cho thuê/ cho thuê lại quyền sử dụng đất
Ngoài ra, một số loại hợp đồng khác dù pháp luật không bắt buộc nhưng để tránh những rủi ro, các bên nên tiến hành việc công chứng như: hợp đồng ủy quyền sử dụng, hợp đồng chuyển nhượng vốn, hợp đồng vay tài sản,…
>>Xem thêm: Luật Sư Thay Mặt Tiến Hành Việc Khởi Kiện
Sai phạm của Văn phòng công chứng khi công chứng hợp đồng
Những sai phạm trong công chứng hợp đồng
Trong khi thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng, Văn phòng công chứng có thể có những sai phạm sau:
- Sửa lỗi kỹ thuật hợp đồng không đúng quy định, công chứng không đúng thời hạn quy định;
- Sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng;
- Tiết lộ nội dung hợp đồng mà không được sự đồng ý bằng văn bản của người yêu cầu công chứng;
- Công chứng hợp đồng mà thiếu chữ ký của công chứng viên, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người yêu cầu công chứng vào từng trang của hợp đồng;
- Nhận, đòi bất cứ khoản tiền, lợi ích vật chất khác từ người yêu cầu ngoài phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác đã xác định theo thỏa thuận;
- Không chứng kiến việc người yêu cầu, người làm chứng, người phiên dịch ký hoặc điểm chỉ vào hợp đồng, trừ trường hợp do pháp luật quy định;
- Lời chứng của công chứng viên trong hợp đồng không đầy đủ theo quy định của pháp luật;
- Công chứng hợp đồng liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân hoặc những người thân thích;
- Công chứng sửa đổi, bổ sung hủy bỏ hợp đồng đã được công chứng mà không có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng đó;
- Công chứng hợp đồng trong trường hợp không có căn cứ xác định quyền sử dụng, sở hữu riêng đối với tài sản khi tham gia hợp đồng;
- Công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia hợp đồng thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác;
- Sử dụng thông tin về hợp đồng để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức
- Công chứng trước vào hợp đồng khi chưa xác định đầy đủ các bên chủ thể của hợp đồng đó;…
Trách nhiệm của Văn phòng công chứng khi có sai phạm
Theo Điều 38 Luật Công chứng 2014, Văn phòng công chứng phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức khác do lỗi mà công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình gây ra trong quá trình công chứng.
Như vậy, theo quy định này, khi có sai phạm, Văn phòng công chứng sẽ phải tiến hành việc bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và các cá nhân, tổ chức khác có liên quan.
Ngoài ra, khi có những sai phạm trong việc công chứng, Văn phòng công chứng có thể bị xử phạt hành chính; công chứng viên có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Văn phòng công chứng có thể mắc nhiều sai phạm khi công chứng hợp đồng
Thủ tục kiện Văn phòng công chứng khi có sai phạm trong công chứng hợp đồng
Như đã nhắc đến ở trên, khi có sai phạm trong công chứng hợp đồng, Văn phòng công chứng có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại cho những cá nhân, tổ chức có liên quan. Thủ tục khởi kiện như sau:
- Hồ sơ chuẩn bị:
- Đơn khởi kiện
- Chứng cứ kèm theo chứng minh cho yêu cầu khởi kiện, chẳng hạn hợp đồng công chứng,…
- Giấy tờ tùy thân: chứng minh nhân dân, hộ khẩu,…
- Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Nộp đơn khởi kiện đến Tòa án Nhân dân cấp huyện nơi Văn phòng công chứng đặt trụ sở.
- Bước 2: Tòa án nhận đơn khởi kiện, xem xét, thụ lý và thực hiện các thủ tục cần thiết để giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật.
- Bước 3: Tòa án tiến hành mở phiên Tòa xét xử sơ thẩm theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
- Bước 4: Xét xử phúc thẩm (nếu có kháng cáo, kháng nghị).
Mẫu đơn khởi kiện
Luật sư hỗ trợ trong thủ tục khởi kiện Văn phòng công chứng
- Tư vấn các quy định của pháp luật liên quan;
- Soạn thảo các đơn từ cần thiết gửi đến các cơ quan có thẩm quyền.
- Thu thập chứng cứ, sắp xếp tài liệu phục vụ cho quá trình tư vấn, tranh tụng;
- Thông báo tiến độ công việc, đưa ra hướng giải quyết cho khách hàng.
- Tham gia tranh tụng để bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng tại các phiên tòa;
- Các công việc khác.
Trên đây là bài viết chi tiết hướng dẫn thủ tục khởi kiện Văn phòng công chứng do sai phạm khi công chứng hợp đồng. Nếu quý bạn đọc có bất kỳ khó khăn, vướng mắc hay các vấn đề khác liên quan đến lĩnh vực dân sự thì hãy gọi ngay qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được DỊCH VỤ LUẬT SƯ DÂN SỰ hỗ trợ tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn!
January 31, 2021 at 07:48AM
Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/01/31/thu-tuc-kien-van-phong-cong-chung-do-sai-pham-khi-cong-chung-hop-dong/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét