Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong thời gian vụ án bị tạm đình chỉ trong thực tiễn là vấn đề hết sức cần thiết để bảo đảm được quyền lợi của các bên trong tranh chấp. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho quý bạn đọc chế định trong pháp luật Tố tụng dân sự về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết vụ việc dân sự cũng như thủ tục áp dụng trong trường hợp vụ án bị tạm đình chỉ.
Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong thời gian vụ án tạm đình chỉ là điều cần thiết
Quy định của luật Tố tụng dân sự về biện pháp khẩn cấp tạm thời
Thế nào là biện pháp khẩn cấp tạm thời
Biện pháp khẩn cấp tạm thời được hiểu là:
- Biện pháp Tòa án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự
- Nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản để ngăn chặn thiệt hại không thể khắc phục được hoặc đảm bảo việc thi hành án.
Các biện pháp khẩn cấp tạm thời
Theo quy định tại Điều 114 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS 2015) thì các biện pháp khẩn cấp tạm thời bao gồm:
- Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm;
- Kê biên tài sản đang tranh chấp;
- Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp;
- Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp;
- Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác;
- Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ;
- Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ;
- Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định;
- Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ;
- Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình;
- Tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu;
- Bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án;…
>>> Xem thêm: Khi Nào Được Yêu Cầu Tòa Án Áp Dụng Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Trong Án Dân Sự?
Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Theo Điều 111 BLTTDS 2015 thì những chủ thể sau có thể yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời:
- Đương sự
- Người đại diện hợp pháp của đương sự
- Ngoài ra, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng, Nhà nước theo Điều 187 BLTTDS 2015 cũng có quyền kiến nghị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Lưu ý: Tòa án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong một số trường hợp nhất định khi chủ thể có quyền không có yêu cầu.
Mẫu đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
>>> Xem thêm: Mẫu Đơn Yêu Cầu Áp Dụng Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời
Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Theo Điều 133 BLTTDS 2015 thì thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau:
- Người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải gửi đơn yêu cầu đến Tòa án có thẩm quyền. Đơn gồm các nội dung sau:
- Ngày, tháng, năm làm đơn;
- Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
- Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
- Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
- Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
- Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.
- Trường hợp Tòa án nhận đơn yêu cầu trước khi mở phiên tòa thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải xem xét giải quyết.
Trường hợp Hội đồng xét xử nhận đơn yêu cầu tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử xem xét, thảo luận, giải quyết tại phòng xử án.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn hoặc ngày người yêu cầu thực hiện xong biện pháp bảo đảm (nếu có), Thẩm phán ra ngay quyết định áp dụng hoặc thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do nếu không chấp nhận đơn yêu cầu.
Trường hợp tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay hoặc sau khi người đó thực hiện biện pháp bảo đảm (nếu có). Nếu không chấp nhận thì phải thông báo ngay tại phòng xử án và ghi vào biên bản phiên tòa.
Có được áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong khi vụ án bị tạm đình chỉ không?
- Theo Khoản 1 Điều 111 BLTTDS 2015 thì người có quyền có thể yêu cầu Tòa án áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết vụ án.
- Theo Khoản 4 Điều 215 BLTTDS 2015 thì trong thời gian vụ án bị tạm đình chỉ, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án vẫn phải có trách nhiệm về việc giải quyết vụ án.
- Việc tạm đình chỉ chỉ là tạm ngừng giải quyết vụ án trong một thời gian nhất định, do đó, thời gian này vẫn được xem là “trong quá trình giải quyết vụ án”.
Như vậy, trong thời gian vụ án bị tạm đình chỉ, nếu người có quyền nộp đơn thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án vẫn phải có trách nhiệm xem xét, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi vụ án bị tạm đình chỉ
>>> Xem thêm:Mẫu Đơn Khiếu Nại Việc Áp Dụng Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời
Vai trò của luật sư tư vấn áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi vụ án bị tạm đình chỉ
Trong trường hợp khách hàng muốn áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vào thời gian vụ án bị tạm đình chỉ, Công ty Luật Long Phan PMT có thể hỗ trợ những công việc sau:
- Tư vấn các quy định pháp luật về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và các quy định khác liên quan;
- Tư vấn, hướng dẫn lựa chọn biện pháp khẩn cấp tạm thời phù hợp với tranh chấp đang xảy ra;
- Hỗ trợ soạn thảo đơn yêu cầu cũng như các đơn từ khác có liên quan;
- Các công việc khác theo yêu cầu.
Trên đây là toàn bộ bài viết tư vấn chi tiết về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong thời gian vụ án bị đình chỉ. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc có bất kỳ khó khăn, vướng mắc hay các vấn đề khác liên quan đến lĩnh vực dân sự thì hãy gọi ngay vào hotline: 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ DÂN SỰ hỗ trợ Tư Vấn Luật Dân Sự miễn phí. Xin cảm ơn!
January 17, 2021 at 01:54PM
Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/01/17/ap-dung-bien-phap-khan-cap-tam-thoi-trong-thoi-gian-vu-an-bi-tam-dinh-chi/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét