Thay đổi thẩm phán là một trong các quyền cơ bản của đương sự. Khi xét thấy thẩm phán giải quyết vụ án dân sự có những dấu hiệu không công tâm, khách quan đương sự có quyền được thay đổi Thẩm phán. Tuy nhiên không phải yêu cầu thay đổi nào cũng được chấp nhận. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề pháp lý này để khi gặp phải, quý bạn đọc có thể tuân thủ đúng quy định của luật.
Thẩm
quyền giải quyết vụ án dân sự
Căn cứ (Khoản 1 Điều 47 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015), Chánh án Tòa tổ chức công tác giải quyết vụ án dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án. Tiến hành phân công thẩm phán để trực tiếp xem xét, thụ lý và giải quyết vụ án dân sự.
Căn cứ (Điều 48 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015), Thẩm phán là người trực tiếp đứng ra xét xử một vụ án từ nhận đơn khởi kiện đến khi ra bản án/quyết định có hiệu lực pháp luật.
Vai trò của Thẩn phán trong việc giải quyết một vụ
án dân sự rất quan trọng. Là người đại diện cho công lý, bảo vệ quyền và lợi
ích chính đáng của đương sự, mang lại sự công bằng, khách quan và niềm tin pháp
luật đến cho công dân.
Người
có quyền yêu cầu thay đổi thẩm phán
Theo
quy định tại (khoản 14 Điều 70 Bộ luật tố tụng dân sự 2015) đương sự (bao gồm
nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan) có quyền thay đổi thẩm phán khi có căn cứ
rõ ràng cho rằng họ không vô tư khi thực hiện nhiệm vụ.
Căn
cứ để chứng minh Thẩm phán không vô tư
khi làm nhiệm vụ là ngoài các trường hợp luật định thì được chứng minh khi
Thẩm phán có mối quan hệ tình cảm, quan hệ thông gia, quan hệ công tác,… với
đương sự.
Thay đổi thẩm phán dân sự
đúng lúc, đúng nơi sẽ đảm bảo quyền và lợi ích của đương sự, góp phần nâng cao trách
nhiệm của những người đứng đầu nền Tư pháp.
Các
trường hợp được yêu cầu thay đổi thẩm phán
Thẩm phán bị thay đổi trong vụ án dân sự khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại (Điều 52 và Điều 53 Bộ luật tố tụng dân sự 2015), cụ thể như sau:
- Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự. Người thân thích được xác định là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi,… được quy định tại (Nghị quyết 03/2004/NQ-HĐTP).
- Đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc đó;
- Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ;
- Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau; trong trường hợp này, chỉ có một người được tiến hành tố tụng;
- Đã tham gia giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ việc dân sự và đã ra bản án/quyết định trong các quá trình xét xử theo các cấp hoặc quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc, quyết định công nhận sự thỏa thuận; trừ trường hợp là thành viên của Hội đồng Thẩm phán TANDTC, Ủy ban Thẩm phán TAND tối cao thì vẫn được tham gia giải quyết vụ việc đó theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
- Đã là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thẩm tra viên, thư ký tòa án, kiểm sát viên, kiểm tra viên.
Trình
tự thủ tục yêu cầu và ra quyết định thay đổi thẩm phán
Khi thấy có đủ căn cứ cho rằng Thẩm phán không vô tư khi làm nhiệm vụ, đương sự được thực hiện quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật. Thủ tục thay đổi được quy định tại (Điều 56 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
Trước khi mở
phiên tòa:
Bước 1: Đương sự gửi đơn yêu cầu đến Chánh án tòa án nơi có
thẩm phán đang thụ lý vụ án (đơn thay đổi
thẩm phán). Nội dung đơn: nêu rõ lý do và căn cứ chứng minh sai phạm trong
nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán.
Bước 2: Chánh án
Tòa án xem xét và giải quyết đơn của người yêu cầu.
Bước 3: Trường hợp thẩm phán đang phụ trách giải quyết vụ
án đồng thời giữ chức vụ Chánh án tại tòa thì gửi đơn yêu cầu lên Chánh án Tòa
án cấp trên trực tiếp xem xét và giải quyết.
Bước 4: Chánh án Tòa án ra quyết định thay đổi thẩm phán, thông
báo thay đổi thẩm phán đến đương sự bằng văn bản. thông báo thay đổi thẩm
phán đến đương sự bằng văn bản. theo mẫu số 17-VDS Nghị quyết số
04/2018/NQ-HĐTP. Trường hợp Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án Tòa thì thẩm quyền
quyết định việc thay đổi như sau:
- Thẩm phán là Chánh
án TAND cấp huyện thì do Cháng án TAND cấp tỉnh quyết định; - Thẩm phán là
Chánh án TAND cấp tỉnh thì do Chánh án TAND cấp cao có thẩm quyền theo lãnh thổ
đối với TAND cấp tỉnh đó quyết định; - Thẩm phán là
Chánh án TAND cấp cao thì do Chánh án TAND tối cao quyết định.
Tại phiên tòa:
Bước 1: Trước khi diễn ra phần xét hỏi tại phiên tòa. Chủ tọa phiên tòa xem xét
quyền và nghĩa vụ của đương sự.
Bước 2: Việc thay đổi Thẩm phán do Hội đồng xét xử quyết định
sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi. Nếu yêu cầu thay đổi trong
quá trình giải quyết vụ án tại tòa thì đương sự phải nêu rõ lý do và căn cứ chứng
minh cho yêu cầu thay đổi thẩm phán.
Bước 3: Hội đồng xét xử sẽ xem xét thảo luận tại phòng nghị
án và quyết định theo đa số về yêu cầu của đương sự.
Bước 4: Quyết định thay đổi thẩm phán của Hội đồng xét xử phải được lập thành văn bản theo mẫu số 18-VDS (Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐTP).
Bước 5: Trường hợp phải thay đổi Thẩm phán thì Hội đồng xét
xử ra quyết định hoãn phiên tòa. Chánh án Tòa án quyết định cử Thẩm phán thay
thế người bị thay đổi.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hoãn
phiên tòa, phiên họp, Chánh án Tòa án phải cử người thay thế.
Như đã nói ở trên, yêu cầu thay đổi thẩm phán là quyền
của đương sự. Chánh án Tòa phải có trách nhiệm giải quyết yêu cầu của đương sự
trong những trường hợp yêu cầu thay đổi của đương sự là đúng quy định của pháp
luật.
Trường hợp đương sự đã yêu cầu Tòa án giải quyết nhưng Tòa án không xem xét và giải quyết theo luật định thì đương sự có quyền khiếu nại theo trình tự và thủ tục Luật khiếu nại.
Trên đây là nội dung tư vấn liên quan đến quyền yêu cầu thay đổi thẩm phán giải quyết trong vụ án dân sự.
Nếu có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc có yêu cầu tư vấn pháp luật, quý bạn đọc vui lòng liên hệ chúng tôi thông qua hotline bên dưới để được hỗ trợ kịp thời về những vướng mắc pháp lý. Xin cảm ơn.
Có thể bạn quan tâm
- Quy định chung về thời hiệu khởi kiện trong tố tụng dân sự
- Thủ tục giải quyết phúc thẩm vụ án dân sự
- Thủ tục yêu cầu thi hành bản án dân sự có hiệu lực pháp luật
Bài viết nói về: Được quyền thay đổi thẩm phán đang giải quyết trong vụ án dân sự không ?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng
March 24, 2020 at 01:00PM
Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/03/24/duoc-quyen-thay-doi-tham-phan-dang-giai-quyet-trong-vu-an-dan-su-khong/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét