Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2020

Khung hình phạt tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản do mình quản lý là hành vi khách quan thuộc cấu thành của Tội tham ô được quy định tại Điều 353 Bộ luật hình sự 2015. Pháp luật quy định khung hình phạt dành cho Tội tham ô như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến quý độc giả thông tin tham khảo về vấn đề này.

1

Lòng tham khiến đội ngũ cán bộ bất chấp kỷ cương phép nước

1. Cấu thành Tội tham ô tài sản (Điều 353)

1.1. Khách thể

Xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức; làm suy giảm lòng tin, uy tín của nhân dân đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức.

1.2. Chủ thể:

Chủ thể đặc biệt, phải là người có chức vụ, quyền hạn và có khả năng sử dụng chức vụ, quyền hạn đó để thực hiện hành vi trái pháp luật.

1.3. Khách quan:

  • Hành vi khách quan: lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản thuộc trách nhiệm quản lý của mình.
  • Giá trị tài sản bị chiếm đoạt là từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau:
  • Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
  • Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương XXIII về các tội phạm tham nhũng của Bộ luật hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
  • Hậu quả: Thiệt hại về tài sản do hành vi chiếm đoạt của người phạm tội gây ra.

Ví dụ: Ông A là Hiệu trưởng trường đại học công lập X. trong quá trình công tác, ông A đã chỉ đạo kế toán trưởng là bà B khai khống chi phí mua sắm trang thiết bị dạy học. Toàn bộ số tiền chênh lệch bị ông A sử dụng vào mục đích cá nhân.

1.4. Chủ quan:

Hình thức lỗi là cố ý trực tiếp.

2

Người phạm tội phải chịu bản án thích đáng

2. Khung hình phạt dành cho Tội tham ô (Điều 353)

2.1. Cấu thành cơ bản

Người phạm tội thuộc quy định khoản 1 Điều này thì bị phạt tù từ 01 năm đến 06 năm.

2.2. Cấu thành tăng nặng

Người phạm tội có tình tiết định khung tăng nặng tại một trong các khoản 2, khoản 3 hoặc khoản 4 Điều này thì bị phạt tù với khung hình phạt tương ứng lần lượt là:

  • Từ 06 năm tù đến 13 năm tù với trường hợp tại khoản 2;
  • Từ 13 năm tù đến 20 năm tù với trường hợp tại khoản 3;
  • 20 năm tù hoặc tù chung thân với trường hợp tại khoản 4.

2.3. Hình phạt bổ sung

Ngoài hình phạt chính là phạt tù có thời hạn hoặc không có thời hạn, người phạm Tội tham ô tài sản còn phải chịu các hình phạt bổ sung như sau:

  • Bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm;
  • Có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
  • Có thể tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

3

Cùng là tội phạm về liên quan đến chức vụ nhưng không cùng tội danh

3. Phân biệt với một số tội danh khác

3.1. Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355)

Điểm khác biệt cơ bản của tội danh này với Tội tham ô tài sản đó là:

  • Lạm dụng chức vụ, quyền hạn tức là sử dụng chức vụ, quyền hạn vượt ra ngoài chức năng, nhiệm vụ được giao để thực hiện hành vi phạm tội;
  • Tài sản bị chiếm đoạt không thuộc trách nhiệm quản lý của người phạm tội.

3.2. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 356)

Điểm khác biệt cơ bản của tội danh này với Tội tham ô tài sản đó là:

  • Hành vi khách quan là lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước; quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
  • Hậu quả có thể là thiệt hại về tài sản hoặc thiệt hại khác;
  • Phải có động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác.

3.3. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi (Điều 358)

Điểm khác biệt cơ bản của tội danh này với Tội tham ô tài sản đó là:

  • Hành vi khách quan là lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian đòi, nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào dưới mọi hình thức để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc liên quan trực tiếp đến công việc của họ, làm một việc không được phép làm;
  • Phải có mục đích phạm tội là để trục lợi.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về Tội tham ô tài sản. Nếu quý bạn đọc còn điều gì chưa tường tận xin vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi qua hotline dưới đây để nhận được sự tư vấn miễn phí từ đội ngũ Luật sư. Xin cảm ơn.

Tham khảo thêm:

#vuvietnang- là Luật sư Cộng sự Công ty Luật Long Phan PMT. Có hơn 30 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực Hành chính, dân sự.

Địa chỉ: Số 69, TDP số 2, thị trấn Yên Định, Hải Hậu, Nam Định
Site: https://sites.google.com/site/lsvuvietnang/

Form đăng ký tư vấn: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSd6xk6R4WWb26iIhNq-t3kaMyB266xnHL1R06fmUShcHnAQQQ/viewform?usp=sf_link

Bản đồ chỉ đường: https://www.google.com/maps/d/viewer?mid=1qhIRBG-CrbYey5IZjfVyGPjOTchtQ09z

Mạng xã hội: https://drive.google.com/file/d/1vX3cGDk2NdGCz3b2DKzIhGPFoUyfK0AV/view?usp=sharing



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/03/15/khung-hinh-phat-toi-loi-dung-chuc-vu-quyen-han-chiem-doat-tai-san/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG  Trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng phức tạp, dịch vụ luật sư lao động đang trở thành lựa chọn tối ưu cho do...