Việc ký kết hợp đồng rất dễ phát sinh tranh chấp khi một trong các bên không tuân thủ hợp đồng. Khi khởi kiện vi phạm hợp đồng, người khởi kiện phải cung cấp đầy đủ tài liệu chứng minh đối tác vi phạm hợp đồng thì mới có khả năng giành lại quyền và lợi ích chính đáng cho mình. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc nắm được những thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề trên.
Các
vi phạm hợp đồng của các bên khi giao kết hợp đồng
- Không thực hiện hợp đồng hoặc thực hiện không đúng hợp đồng
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không thông báo cho bên còn lại
- Không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng mặc dù đã hưởng các quyền lợi
từ hợp đồng. - Không thực hiện đúng, đầy đủ các thỏa thuận ghi trong hợp đồng.
Tài
liệu, chứng cứ chứng minh đối tác vi phạm hợp đồng
Để chứng minh đối tác vi phạm hợp đồng, người khởi
kiện cần cung cấp cho Tòa những tài liệu, giấy tờ sau:
- Hợp đồng và/hoặc
các giấy tờ, biên bản liên quan đến việc giao kết hợp đồng - Các tài liệu chứng
cứ liên quan đến quan hệ hợp đồng, quá trình thực hiện hợp đồng và việc thực hiện/không
thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng của các bên - Các tài liệu chứng
cứ chứng minh thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng.
Để khởi kiện đối tác vi phạm hợp đồng, người khởi kiện
phải chỉ ra được những dấu hiệu vi phạm hợp đồng. Việc cung cấp tài liệu chứng
cứ của người khởi kiện cho Tòa rất quan trọng, nhằm đảm bảo tính công khai và
rút ngắn thời gian trong quá trình giải quyết vụ án.
Quyền
và nghĩa vụ thu thập tài liệu, chứng cứ
Khác với quy định của pháp luật hình sự, trong việc
giải quyết dân sự người khởi kiện có quyền, nghĩa vụ phải chứng minh được hành
vi vi phạm của người bị khởi kiện.
Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng
cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp
Theo quy định tại (Khoản 5 Điều 70 Bộ luật tố tụng dân sự 2015) đương sự có quyền cung cấp tài liệu, chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.
Trường hợp không thể tự mình thu thập chứng cứ,
đương sự có quyền yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết.
Giao
nộp tài liệu, chứng cứ
Việc giao nộp tài liệu, chứng cứ được thực hiện theo
quy định tại (Điều 96 BLTTDS 2015)
- Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, người khởi kiện có quyền và nghĩa vụ giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án.
- Việc người khởi kiện giao nộp tài liệu chứng cứ cho Tòa được lập thành văn bản. Biên bản gồm những nội dung theo quy định (khoản 2 Điều 96 BLTTDS 2015).
- Thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc ấn định nhưng không được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục sơ thẩm.
- Khi đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án thì họ phải sao gửi tài liệu, chứng cứ đó cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác.
Trình
tự, thủ tục khởi kiện
Tòa án, là các cơ quan
có thẩm quyền ra các phán quyết bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của bên vi
phạm các phán quyết này có hiệu lực
pháp lý cao và có tính bắt buộc. Khi phát sinh tranh chấp về hợp đồng, người khởi kiện có thể nộp đơn đến Tòa án.
Nội dung đơn khởi kiện quy định tại (khoản 4 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)
- Ngày, tháng, năm
làm đơn khởi kiện; - Tên Tòa án nhận
đơn khởi kiện; - Tên, nơi cư trú,
làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ
quan, tổ chức, số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có); - Tên, nơi cư trú,
làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của
người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức, số điện thoại, fax
và địa chỉ thư điện tử (nếu có); - Tên, nơi cư trú,
làm việc của người bị kiện, số điện thoại, fax,… - Tên, nơi cư trú,
làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, số điện thoại,… - Họ, tên, địa chỉ
của người làm chứng (nếu có) - Danh mục tài liệu,
chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi
kiện bị xâm phạm.
Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện
không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp
tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi
kiện bị xâm phạm.
Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp tài liệu, chứng
cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.
Quá trình khởi
kiện:
Sau khi xem xét đơn khởi kiện và thông báo thụ lý vụ
án. Tòa án tiến hành mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai
chứng cứ và hòa giải.
Bước 1: Thẩm phán tiến hành mở phiên họp kiểm tra việc giao
nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự.
Bước 2: Sau khi kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai
chứng cứ, Thẩm phán công bố tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, hỏi đương
sự về những vấn đề liên quan đến quyền khởi kiện và tài liệu, chứng cứ.
Bước 3: Thẩm phán xem xét các ý kiến, giải quyết các yêu cầu
của đương sự.
Bước 4: Lập biên bản phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự.
Trên đây là bài viết liên quan đến tài liệu chứng minh vi phạm hợp đồng của đối tác. Nếu quý bạn đọc có thắc mắc về nội dung bài viết cũng như có nhu cầu tư vấn pháp luật, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT để chúng tôi có thể hỗ trợ pháp lý một cách nhiệt tình. Xin cảm ơn.
Có thể bạn quan tâm
- Tranh chấp dân sự là gì
- Quyền dân sự là gì. Khi nào cần đến luật sư tư vấn pháp luật dân sự
- Quy định chung về thời hiệu khởi kiện
Bài viết nói về: Tài liệu chứng minh đối tác vi phạm hợp đồng khi khởi kiện như thế nào ?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng
March 27, 2020 at 07:00AM
Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/03/27/tai-lieu-chung-minh-doi-tac-vi-pham-hop-dong-khi-khoi-kien-nhu-the-nao/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét