Thứ Ba, 24 tháng 3, 2020

Khi nào thì khiếu nại, kháng cáo trong vụ án dân sự ?

Khi xét thấy bản án/quyết định mà Tòa án tuyên bố trong vụ án dân sự không bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho mình hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, đương sự có thể khiếu nại, kháng cáo bản án/quyết định của tòa án. Phạm vi bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về việc khiếu nại, kháng cáo trong vụ án dân sự.

quyen khieu nai khang cao
Đương sự có quyền khiếu nại, kháng cáo quyết định/ bản án của Tòa trong vụ án dân sự

Quyền
khiếu nại, kháng cáo trong vụ án dân sự

Căn cứ theo quy định tại (khoản 22 Điều 70 Bộ luật tố tụng dân sự 2015), đương sự (bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền và nghĩa vụ liên quan) có quyền kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án.

Quyền khiếu nại
trong vụ án dân sự

Theo quy định (khoản 1 Điều 500 BLTTDS 2015) người khiếu nại có quyền:

  • Tự mình hoặc
    thông qua người đại diện hợp pháp khiếu nại;
  • Khiếu nại trong
    bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án;
  • Rút khiếu nại
    trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại;

Quyền kháng cáo
trong vụ án dân sự

Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm được quy định tại (Điều 271 BLTTDS 2015).

Khi nào thì được khiếu nại, kháng cáo ?

  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại
    quyết định, hành vi trong tố tụng dân sự của cơ quan, người tiến hành tố tụng
    dân sự khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm
    phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
  • Đối với bản án, quyết định sơ thẩm, phúc thẩm,
    giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nếu có kháng cáo, kháng nghị và các quyết
    định tố tụng khác do người tiến hành tố tụng dân sự ban hành.
  • Bản án/quyết định
    của Tòa án ở cấp xét xử sơ thẩm chưa phải là bản án/quyết định có hiệu lực cuối
    cùng. Khi nhận thấy bản án/quyết định mà Tòa ban hành không đảm bảo được quyền
    và lợi ích hợp pháp của mình, đương sự, cơ quan, tổ chức đã khởi kiện vụ án
    không đồng ý với bản án sơ thẩm thì có quyền kháng cáo.

Thời
hạn khiếu nại, kháng cáo

thoi han khieu nai khang cao
Người làm đơn phải tuân thủ về thời hạn khiếu nại, kháng cáo theo luật định

Thời hạn khiếu nại:

  • Theo quy định tại (Điều 502 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015) thì thời hiệu khiếu nại là 15 ngày, kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng vi phạm pháp luật.
  • Trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo quy định thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan không tính vào thời hiệu khiếu nại.

Thời hạn kháng
cáo:

  • Căn cứ (Điều 273 Bộ luật tố tụng dân sự 2015) thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án
  • Trường hợp người kháng cáo vắng mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.
  • Nếu vắng mặt mà không có lý do chính đáng thì tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.
  • Đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa sơ thẩm là 07 ngày
  • Đơn kháng cáo được gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo được xác định căn cứ vào ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu ở phong bì.

Thủ
tục giải quyết khiếu nại, kháng cáo

tham quyen cua toa
Quyết định của Tòa án bị khiếu nại, kháng cáo khi không đảm bảo quyền, lợi ích của đương sự

Thủ
tục giải quyết khiếu nại:

Bước 1: Nộp đơn khiếu nại (mẫu đơn khiếu nại) đến Chánh án tòa án có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Nội dung đơn theo quy định tại (Điều 503 BLTTDS 2015).

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Tòa án:

  • Chánh án
    Tòa án đang giải quyết vụ việc dân sự khi khiếu nại quyết định, hành vi của người tiến
    hành tố tụng là Thẩm phán, Phó Chánh án, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Hội thẩm
    nhân dân.
  • Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp giải quyết đối
    với khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án Tòa án
  • Khiếu nại quyết định, hành vi của người tiến
    hành tố tụng là Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát do
    Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết.

Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày, người giải quyết khiếu nại lần đầu ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản.

Bước 3: Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, người khiếu nại nộp đơn khiếu nại lần hai đến người có thẩm quyền giải quyết.

Bước 4: Ra quyết định giải quyết khiếu nại lần hai. Quyết định này có hiệu lực thi hành.

Thủ
tục kháng cáo:

Nội dung đơn kháng cáo (mẫu đơn kháng cáo) theo quy định tại (khoản 1 Điều 272 BLTTDS 2015) như sau:

  • Ngày, tháng, năm
    làm đơn kháng cáo;
  • Tên, địa chỉ, số
    điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo;
  • Kháng cáo toàn bộ
    hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp
    luật;
  • Lý do của việc
    kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo;
  • Chữ ký hoặc điểm
    chỉ của người kháng cáo.

Kèm
theo đơn kháng cáo, người kháng cáo phải gửi tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu
có) để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Trình tự thực hiện

Bước 1: Nộp đơn kháng cáo đến Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo

Bước 2: Sau khi nhận được đơn kháng cáo, Tòa án cấp sơ thẩm kiểm tra tính hợp lệ của đơn kháng cáo. Nếu không hợp lệ Tòa án yêu cầu người kháng cáo làm lại hoặc sửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo.

Bước 3: Người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa biên lai thu tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.

Bước 4: Tòa án sơ thẩm thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và đương sự có liên quan đến kháng cáo biết về việc kháng cáo kèm theo bản sao đơn kháng cáo, tài liệu, chứng cứ bổ sung mà người kháng cáo gửi kèm đơn kháng cáo.

Bước 5: Tiến hành thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm. Thời gian xét xử phúc thẩm từ 04 tháng đến 06 tháng.

Nội dung bài viết đề cập đến quyền khiếu nại, kháng cáo trong vụ án dân sự. Trường hợp quý bạn đọc còn thắc mắc về nội dung trên hoặc có đang gặp phải vấn đề liên quan đến quá trình giải quyết vụ án dân sự, quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được Luật sư tư vấn luật dân sự miễn phí” và hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Khi nào thì khiếu nại, kháng cáo trong vụ án dân sự ?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng

March 25, 2020 at 10:00AM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/03/25/khi-nao-thi-khieu-nai-khang-cao-trong-vu-an-dan-su/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG  Trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng phức tạp, dịch vụ luật sư lao động đang trở thành lựa chọn tối ưu cho do...