Thứ Tư, 25 tháng 3, 2020

Mức tiền yêu cầu khởi kiện đòi bồi thường do bị đánh gây thương tích

Gây thương tích là hành vi nguy hiểm cho xã hội, bên cạnh việc truy cứu trách nhiệm hình sự người gây ra hành vi còn phải chịu trách nhiệm dân sự cụ thể là bồi thường thiệt hại. Mức tiền yêu cầu khởi kiện bồi thường theo luật định. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề này cho quý bạn đọc.

quy dinh boi thuong thiet hai
Cố ý gây thương tích là hành vi trái pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật

Khi nào thì gây thương tích bị xử lý hình sự?

Hành vi
gây thương tích cho người khác xuất phát từ nhiều mâu thuẫn không được giải
quyết bằng lời nói mà dẫn đến hành động như trong lúc say rượu không kiềm chế được bản thân dẫn đến hành động gây thương
tích hoặc chém người nhưng không ảnh
hưởng đến tính mạng.

Theo quy định tại (Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp luật định sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Ngoài
ra, hành vi cố ý gây thương tích có thể bị phạt tù cao hơn 03 năm tùy vào các
tình tiết quy định tại khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 BLHS 2015.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi gây thương
tích

Hành vi
gây thương tích cho người khác không chỉ bị xử phạt theo pháp luật hình sự mà còn thuộc sự điều chỉnh của Bộ
luật dân sự cụ thể là trách nhiệm dân sự
(bồi thường thiệt hại).

Người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị hại
những thiệt hại sau:

  • Chi phí hợp lý
    cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm
    sút của người bị thiệt hại;
  • Thu nhập thực tế
    bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại;
  • Chi phí hợp lý
    và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc bị thiệt hại trong thời gian
    điều trị;
  • Chi phí hợp lý
    cho người chăm sóc người bị thiệt hại (trường hợp họ bị mất khả năng lao động);
  • Khoản tiền bồi đắp
    tổn thất tinh thần cho người bị thiệt hại.

Mức tiền yêu cầu bồi thường gây thương tích

yeu cau boi thuong tien
Khoản tiền bồi thường thiệt hại khi cố ý gây thương tích do các bên thỏa thuận

Theo
quy định tại (Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015) và được hướng dẫn cụ thể tại (Nghị
quyết 03/2006/NQ-HĐTP) thì mức tiền bồi thường được xác định như sau:

Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức
khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại

  • Tiền thuê phương tiện đưa
    người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế;
  • Tiền thuốc và tiền mua
    các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X-quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét
    nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu… theo chỉ định của bác sỹ;
  • Các chi phí thực tế, cần
    thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có)

Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị
thiệt hại

  • Khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại được căn cứ vào mức lương, tiền công trước khi sức khỏe bị xâm phạm nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.
  • Tùy từng hoàn cảnh và công việc của người bị thiệt hại mà mức tiền được bồi thường khác nhau nhưng đảm bảo tuân thủ quy định của (Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP).

Xác định thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của
người bị thiệt hại được thực hiện như sau:

  • Xác định thu nhập thực tế của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị. Tổng hợp số thu nhập.
  • Lấy tổng số thu nhập thực tế mà người bị thiệt hại có được trong thời gian điều trị so sánh với thu nhập thực tế tương ứng được xác định theo hướng dẫn tại (điểm a tiểu mục 1.2 của Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP);
  • Nếu không có khoản thu nhập thực tế nào của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị thì thu nhập thực tế của người bị thiệt hại bị mất; nếu thấp hơn thì khoản chênh lệch đó là thu nhập thực tế của người bị thiệt hại bị giảm sút; nếu bằng thì thu nhập thực tế không bị mất.

Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người
chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị

  • Bao gồm: tiền tàu, xe đi lại,
    tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí
    cho một trong những người chăm sóc cho người bị thiệt hại.
  • Thu nhập thực tế bị mất của
    người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được tính dựa vào mức
    lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó phải đi chăm sóc nhân với
    thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất và các trường hợp
    còn lại được xác định theo luật định.

Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại nếu
người bị thiệt hại không còn khả năng lao động

  • Bao gồm: chi phí hàng tháng cho
    việc nuôi dưỡng, điều trị người bị thiệt hại và chi phí hợp lý cho người thường
    xuyên chăm sóc người bị thiệt hại.
  • Chi phí hợp lý cho người thường
    xuyên chăm sóc người bị thiệt hại được tính bằng mức tiền công trung bình trả
    cho người chăm sóc người tan tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú.
  • Về nguyên tắc, chỉ tính bồi
    thường thiệt hại cho một người chăm sóc người bị thiệt hại do mất khả năng lao
    động.

Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm
phạm

  • Trong mọi trường hợp, khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần cần căn cứ vào sự ảnh hưởng đến nghề nghiệp, thẩm mỹ, giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cá nhân…
  • Mức tiền bồi thường do đánh người nhằm bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại trước hết do các bên thỏa thuận.
  • Trường hợp không thỏa thuận được thì mức bồi thường phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường. Mức lương cơ sở hiện tại là 1.600.000 đồng (Nghị quyết số 86/2019/QH14).

Thủ tục khởi kiện yêu cầu bồi thường tại Tòa án

tham quyen cua toa an
Tòa án giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại khi cố ý gây thương tích

Thủ tục kiện đòi bồi
thường do đánh người
được thực hiện theo luật định.

  1. Trong vòng 03 ngày làm
    việc kể từ ngày nhận đơn khởi kiện, Chánh án sẽ phân công một Thẩm phán xem xét
    đơn khởi kiện.
  2. Trong thời hạn 05 ngày
    làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán sẽ tiến hành xem xét thụ lý đơn
    khởi kiện hoặc trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện và nêu rõ lí do trả
    đơn.
  3. Nếu đơn khởi kiện được
    thụ lý, dựa vào các tài liệu, chứng cứ mà các đương sự nộp hoặc tự mình thu
    thập được. Tòa án tiến hành mở phiên tòa xét
    xử
    sơ thẩm và ra quyết định/bản án trong giai đoạn này hoặc phúc thẩm (nếu
    có).

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về quy định mức tiền bồi thường thiệt hại cũng như trình tự thủ tục bồi thường khi có hành vi gây thương tích cho người khác.

Nếu quý bạn đọc còn bất cứ thắc mắc hoặc sự hỗ trợ trong vấn đề yêu cầu bồi thường thiệt hại trên, hãy liên hệ ngay công ty Luật Long Phan PMT qua Hotline bên dưới để được tư vấn kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Bài viết nói về: Mức tiền yêu cầu khởi kiện đòi bồi thường do bị đánh gây thương tích
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng

March 25, 2020 at 01:00PM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/03/25/muc-tien-yeu-cau-khoi-kien-doi-boi-thuong-do-bi-danh-gay-thuong-tich/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG  Trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng phức tạp, dịch vụ luật sư lao động đang trở thành lựa chọn tối ưu cho do...