Thứ Tư, 25 tháng 3, 2020

Người tặng cho tài sản có phải nộp thuế không?

Tặng
cho tài sản
là một loại giao dịch dân sự phổ biếnu có thể làm phát sinh nghĩa vụ về thuế với
Nhà nước. Vậy, trong trường hợp nào thì nghĩa vụ này phát sinh và người tặng
cho có phải nộp thuế không? Bài tư vấn
sau đây sẽ làm sáng tỏ vấn đề kể trên cho quý độc giả.

Tặng cho tài sản là giao dịch dân sự rất phổ biến

1. Hợp đồng tặng cho tài sản

Điều 457 Bộ luật dân sự 2015 quy định hợp đồng tặng
cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu
cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên tặng cho đồng ý nhận.

Việc tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản
có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký nếu bất động sản đó thuộc trường hợp
phải đăng ký quyền sở hữu theo luật định.

Hợp đồng tặng cho động sản phải đăng ký quyền sở hữu
và bất động sản có hiệu lực từ thời điểm đăng ký. Nếu bất động sản không phải
đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.

Khi nào thì tặng cho tài sản làm phát sinh nghĩa vụ
thuế?

2. Nghĩa vụ thuế phát sinh từ hợp đồng tặng cho tài sản

2.1. Thu nhập chịu thuế

Căn cứ theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Văn bản hợp
nhất Luật thuế thu nhập cá nhân số 15/VBHN-VPQH năm 2014 thì thu nhập từ nhận
quà tặng là bất động sản và động sản phải đăng
ký sở hữu hoặc sử dụng là đối tượng chịu thuế.

2.2. Thu nhập không chịu thuế

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Văn bản hợp nhất
Luật thuế thu nhập cá nhân số 15/VBHN-VPQH năm 2014 thì thu nhập từ quà tặng là
bất động sản giữa các chủ thể dưới đây thì không phải là đối tượng chịu thuế:

·       Vợ
với chồng;

·       Cha
đẻ, mẹ đẻ với con đẻ;

·       Cha
nuôi, mẹ nuôi với con nuôi;

·       Cha
chồng, mẹ chồng với con dâu;

·       Cha
vợ, mẹ vợ với con rể;

·       Ông
nội, bà nội với cháu nội;

·       Ông
ngoại, bà ngoại với cháu ngoại;

·       Anh,
chị, em ruột với nhau.

Nghĩa vụ đóng
thuế do ai thực hiện?

3. Đối tượng nộp thuế

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Văn bản hợp nhất số
15/VBHN-VPQH năm 2014 về Luật thuế thu nhập cá nhân thì những người sau đây phải
thực hiện nghĩa vụ nộp thuế:

·       Cá
nhân (người được tặng cho tài sản) cư
trú có thu nhập chịu thuế trình bày tại Mục (2.1) phát sinh trong và ngoài lãnh
thổ Việt Nam, cư trú được hiểu là:

v  Có
mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính
theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;

v  Có
nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có
nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn;

·       Cá
nhân (người được tặng cho tài sản) không
cư trú có thu nhập chịu thuế trình bày tại Mục (2.1) phát sinh trong lãnh thổ
Việt Nam.

4. Thuế suất, thu nhập tính thuế và cách tính thuế

Thuế suất đối với thu nhập có được từ tặng cho tài sản
là 10%. Thu nhập tính thuế trong trường hợp này là phần thu nhập vượt trên 10
triệu đồng mà đối tượng nộp thuế nhận được theo từng lần phát sinh.

Số thuế phải nộp
được tính bằng thu nhập tính thuế nhân cho thuế suất.

 

Trên đây là nội dung bài viết tư vấn về nghĩa vụ thuế phát
sinh từ hợp đồng tặng cho tài sản. Nếu quý bạn đọc còn điều gì vướng mắc hoặc cần
bất cứ sự hỗ trợ pháp lý nào xin vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua hotline để
được Luật sư tư vấn kịp thời. Xin cảm ơn.

Tham khảo thêm: Mẹ chồng giữa vàng cưới không trả, đòi lại thế nào?Luật sư Vũ Viết NăngĐịa chỉ: Số 69, TDP số 2, thị trấn Yên Định, Hải Hậu, Nam ĐịnhFolder: https://drive.google.com/drive/folders/1nht7D8PHBHcLfaH8qNH5tJlDcufzu8-0?usp=sharingMap: https://www.google.com/maps/d/viewer?mid=1qhIRBG-CrbYey5IZjfVyGPjOTchtQ09z&ll=20.199872200000016%2C106.29487730000005&z=17Form: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSd6xk6R4WWb26iIhNq-t3kaMyB266xnHL1R06fmUShcHnAQQQ/viewform?usp=sf_linkPdf: https://drive.google.com/file/d/1vX3cGDk2NdGCz3b2DKzIhGPFoUyfK0AV/view?usp=sharing

Nguồn: Posts of Luật Dân Sự



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/03/25/nguoi-tang-cho-tai-san-co-phai-nop-thue-khong/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG  Trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng phức tạp, dịch vụ luật sư lao động đang trở thành lựa chọn tối ưu cho do...