Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020

Quyền của người khởi kiện trong vụ án dân sự gồm những gì ?

Quyền của người khởi kiện trong vụ án dân sự có thể kể đến là quyền khởi kiện, quyết định và tự định đoạt, yêu cầu Tòa án hỗ trợ trong việc cung cấp chứng cứ, nhờ luật sư hoặc người có đủ điều kiện để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình… Cụ thể vấn đề nêu trên được quy định ra sao, xin mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.

quy dinh ve quyen cua nguoi khoi kien
Người khởi kiện có các quyền cơ bản được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự

Quyền khởi kiện là gì ?

Khởi kiện vụ án dân sự là hành vi của các tổ chức, cơ quan, cá nhân (bằng cách tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp) đưa sự việc có tranh chấp ra trước Tòa án theo thủ tục tố tụng nhằm yêu cầu được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Quyền khởi kiện là một trong những quyền cơ bản của công dân, được ghi nhận trong Hiến pháp và quy định cụ thể tại Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Khi khởi kiện, cần thỏa mãn các điều kiện cụ thể như sau:

  • Chủ thể khởi kiện phải có quyền khởi kiện và có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;
  • Vụ án được khởi kiện phải thuộc thẩm quyền xét xử giải quyết của tòa án;
  • Vẫn còn thời hiệu khởi kiện;
  • Vụ án vẫn chưa được giải quyết bằng một bản án hay quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Người khởi kiện và nguyên đơn trong tố tụng dân sự

Theo khoản 2 Điều 68 BLTTDS 2015 thì NGUYÊN ĐƠN trong vụ án dân sự là người cho rằng quyền và hợp pháp của mình bị xâm phạm và là:

  • Người khởi kiện, hoặc;
  • Người “được người khác khởi kiện thay”.

Theo Điều 186 và Điều 187 BLTTDS 2015 thì NGƯỜI KHỞI KIỆN là:

  • Chủ thể tự khởi kiện: vì cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, hoặc;
  • Người khởi kiện thay chủ thể khác: khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác hoặc lợi ích công cộng hay lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm.
nguyen don trong vu an dan su
Người khởi kiện không hẳn cũng là nguyên đơn

Nguyên
đơn được xem là đương sự trong vụ án dân sự, theo đó họ là chủ thể có tư cách tố
tụng tại Tòa án. Trong khi đó người khởi kiện có thể là nguyên đơn nếu chính
người đó tự mình khởi kiện, nhưng cũng có thể không phải là nguyên đơn và không
có tư cách tố tụng nếu họ chỉ nộp đơn khởi kiện thay cho chủ thể khác.

Dựa vào phân tích ở trên, có thể thấy khái niệm về nguyên đơn và người khởi kiện là khác nhau. Cần phân biệt rõ hai khái niệm này vì rất dễ có sự nhầm lẫn, việc xác định trên có ý nghĩa rất quan trọng trong quy trình tố tụng cũng như việc áp dụng các quy định của pháp luật trong thực tiễn.

Quyền của người khởi kiện trong vụ án dân sự

nguoi khoi kien co quyen gi
Bộ luật tố tụng Dân sự quy định rõ về quyền lợi của người khởi kiện

Dựa
vào các quy định tại Chương II và một số điều luật nằm trong Bộ luật tố tụng
dân sự 2015, người khởi kiện có các quyền cơ bản như chúng tôi sẽ đề cập bên dưới.
Trường hợp người khởi kiện đồng thời là nguyên đơn thì có các quyền của đương sự
theo Điều 70 và Điều 71 BLTTDS 2015.

Quyền khởi kiện và yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp:

  • Cơ quan, tổ chức,
    cá nhân có quyền khởi kiện vụ án dân sự;
  • Có quyền yêu cầu
    Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của
    Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác.

Quyền quyết định và tự định đoạt:

  • Quyết định việc
    khởi kiện (Lưu ý là Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ án khi có đơn khởi kiện và
    chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện đó);
  • Có quyền rút,
    thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của mình hoặc thỏa thuận một cách tự nguyện,
    không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.

Quyền cung cấp chứng cứ và chứng minh:

  • Chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp (đây đồng thời là nghĩa vụ);
  • Được yêu cầu Tòa án hỗ trợ việc thu thập chứng cứ nếu thuộc các trường hợp luật định.

Quyền bình đẳng:

  • Mọi người đều
    bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn
    giáo, thành phần xã hội, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, địa vị xã hội;
  • Bình đẳng trong
    việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng trước Tòa án.

Được bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp:

  • Tự bảo vệ hoặc
    nhờ luật sư hay người khác có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để bảo vệ
    quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
  • Được Nhà nước bảo
    đảm trợ giúp pháp lý cho các đối tượng theo quy định của pháp luật.

Quyền khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện: Người khởi kiện có quyền khiếu nại với Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện.

Trên đây là bài viết tư vấn về quyền của người khởi kiện theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Quý bạn đọc nếu có nhu cầu hỗ trợ thực hiện hồ sơ khởi kiện, xin vui lòng gọi ngay Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline để được tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Quyền của người khởi kiện trong vụ án dân sự gồm những gì ?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng

March 29, 2020 at 07:00AM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/03/29/quyen-cua-nguoi-khoi-kien-trong-vu-an-dan-su-gom-nhung-gi/

Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2020

Trình tự nộp đơn khởi kiện đúng tòa án có thẩm quyền giải quyết ?

Nộp đơn khởi kiện đúng Tòa án có thẩm quyền giải quyết là một bước vô cùng quan trọng khi thực hiện thủ tục tố tụng. Quyền khởi kiện là một trong những quyền cơ bản của công dân và được Hiến pháp bảo hộ. Khi đó, điều mà người khởi kiện quan tâm đầu tiên là nộp đơn ở Tòa án nào, bởi nộp đơn đúng Tòa án là yêu cầu đặt ra khi khởi kiện và giúp vụ việc được xem xét thụ lý, giải quyết nhanh chóng.

khoi kien dung toa an
Nộp đơn khởi kiện đúng Tòa án để được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình

Điều kiện khởi kiện

Theo
quy định tại Điều 186 và Điều 187 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, khi cho rằng
quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thì cá nhân, tổ chức có thể khởi
kiện yêu cầu tòa án có thẩm
quyền giải quyết nhằm đảm bảo công bằng trong xã hội.

Khi khởi kiện, cần thỏa mãn các điều kiện pháp luật quy định thì mới được Tòa án thụ lý giải quyết đơn kiện. Các điều kiện đó cụ thể như sau:

  • Chủ thể khởi kiện phải có quyền khởi kiện và có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;
  • Vụ án được khởi kiện phải thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án;
  • Vẫn còn thời hiệu khởi kiện;
  • Vụ án vẫn chưa được giải quyết bằng một bản án hay quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đơn khởi kiện và tài liệu liên quan

Hồ
sơ khởi kiện bao gồm:

  • Đơn khởi kiện;
  • Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện
    là có căn cứ và hợp pháp (như giấy tờ về nhà đất, hợp đồng các bên đã ký liên
    quan đến sự việc, di chúc…);
  • Nếu người khởi
    kiện là cá nhân: Bản sao công chứng Chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu hoặc thẻ
    căn cước công dân và sổ hộ khẩu gia đình;
  • Nếu người khởi
    kiện là tổ chức: Giấy phép đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập, giấy
    phép hoạt động đối với.

Khi muốn khởi kiện, cần xem xét đến mẫu đơn khởi kiện. Đơn khởi kiện cần có các nội dung chính theo khoản 4 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và đảm bảo bố cục đơn khởi kiện theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP.

Lưu
ý:

  • Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.
  • Văn bản, tài liệu tiếng nước ngoài đều phải được dịch sang tiếng Việt Nam do cơ quan, tổ chức có chức năng dịch thuật, kèm theo bản gốc.

Cách xác định nộp đơn kiện ở Tòa án nào?

toa an giai quyet don khoi kien khi dung tham quyen
Cần xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết để nộp đơn khởi kiện đúng nơi

Việc xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án khi giải quyết vụ việc dân sự là bước rất quan trọng để tiến hành thủ tục giải quyết tranh chấp, từ đó xác định nơi người khởi kiện phải nộp đơn là ở đâu. Pháp luật quy định tùy “các trường hợp” mà có thể nộp đơn khởi kiện tại:

  • Tòa án nơi người bị kiện cư trú, làm việc;
  • Tòa án nơi nguyên đơn nơi cư trú, làm việc;
  • Toà án nơi có bất động sản đối với tranh chấp về bất động sản;
  • Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu trong một số trường hợp cụ thể.

Các bước để xác định thẩm quyền của Tòa án cụ thể như sau:

Thẩm quyền chung (theo vụ việc)

Tòa
án chỉ giải quyết những tranh chấp được quy định tại các Điều 26; Điều 28; Điều
30 và Điều 32 Bộ luật Tố tụng Dân sự là:

  • Tranh chấp về
    dân sự thuần túy;
  • Tranh chấp về
    hôn nhân và gia đình;
  • Tranh chấp về
    kinh doanh, thương mại;
  • Tranh chấp về
    lao động.

Khi có tranh chấp, cần phải xác định sự việc đó thuộc loại việc nào vì chỉ những tranh chấp thuộc các quy định trên thì mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nói chung.

Thẩm quyền theo cấp


việc xét xem vụ việc đó thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện hay Tòa
án nhân dân cấp tỉnh.

Trừ trường hợp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài. Theo Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự, Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết tranh chấp:

  • Về dân sự, hôn
    nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28;
  • Về kinh doanh,
    thương mại tại khoản 1 Điều 30;
  • Về lao động theo
    Điều 32;
  • Về quyền và
    nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và
    giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước
    láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam.

Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết:

  • Tranh chấp về dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, kinh doanh thương mại có YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI (đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài);
  • Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Thẩm quyền theo lãnh thổ

Thực
hiện theo các bước sau:

  1. Xét đối tượng tranh chấp: nếu là bất động sản thì chỉ
    Tòa án nơi có bất động sản mới có thẩm quyền giải quyết;
  2. Xét sự thỏa thuận bằng văn bản của các đương sự: về việc
    yêu cầu Tòa án nơi cư trú làm việc, trụ sở của nguyên đơn giải quyết;
  3. Xét xem nguyên đơn có quyền tự mình chọn Tòa án trong
    một số trường hợp đặc biệt theo Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự không?
  4. Nếu đối tượng tranh chấp không là bất động sản và
    nguyên đơn, bị đơn không có thỏa thuận hoặc nguyên đơn không có quyền chọn Tòa
    án thì Tòa án nơi bị đơn cư trú sẽ có quyền giải quyết.
nop don khoi kien tai dau de Toa an thu ly
Nơi có bất động sản là một trong những yếu tố xác định Tòa án có thẩm quyền

Trình tự nộp
đơn khởi kiện đúng tòa án có thẩm quyền giải quyết

  1. Xác định điều kiện khởi kiện;
  2. Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết như đã phân tích ở trên theo: Thẩm quyền chung; Thẩm quyền theo cấp; Thẩm quyền theo lãnh thổ.
  3. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện và tiền tạm ứng án phí;
  4. Nộp đơn khởi kiện (kèm theo tài liệu, chứng cứ) đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau: Nộp trực tiếp tại Tòa án; Gửi theo đường dịch vụ bưu chính hoặc Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có);
  5. Tòa án nhận và xử lý đơn:
  • Xem xét thụ lý vụ án;
  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Trên đây là bài viết hướng dẫn thủ tục nộp đơn khởi kiện tới đúng Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Quý bạn đọc nếu có nhu cầu hỗ trợ làm hồ sơ khởi kiện, xin vui lòng gọi ngay Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline để được tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Trình tự nộp đơn khởi kiện đúng tòa án có thẩm quyền giải quyết ?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng

March 28, 2020 at 01:00PM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/03/28/trinh-tu-nop-don-khoi-kien-dung-toa-an-co-tham-quyen-giai-quyet/

Cách viết đơn ngăn chặn gửi Tòa án phong tỏa tài sản khi đang khởi kiện

Cách viết đơn ngăn chặn gửi Tòa án phong tỏa tài sản là một vấn đề được đặt ra khi chủ thể đang khởi kiện. Trên thực tế, không khó để gặp trường hợp một bên yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, với nội dung phong tỏa tài sản của bên kia. Để có cái nhìn rõ hơn, mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu điều kiện áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành.

phong toa tai san theo quy dinh
Phong tỏa tài sản có thể hiểu là việc cấm chuyển dịch, sử dụng, hủy hoại tài sản

Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Quy định của pháp luật về biện pháp khẩn cấp tạm thời

Biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT) quy định tại Điều 111 Bộ luật tố tụng dân sự
2015 là những biện pháp mang tính tạm thời được áp dụng để hạn chế hoặc buộc
các bên tranh chấp (hoặc bên thứ ba) thực hiện một hành vi nhất định nhằm:

  • Giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự;
  • Thu thập chứng cứ
    kịp thời;
  • Bảo toàn tình trạng
    hiện có của vụ việc để tránh những thiệt hại không thể khắc phục;
  • Ngăn chặn sự trốn tránh, bảo đảm khả năng thực hiện
    nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ trong tranh chấp.
ban chat cua bien phap khan cap tam thoi
Đặc điểm của BPKCTT là tính cấp bách và tính tạm thời

Để
áp dụng BPKCTT cần đáp ứng các điều kiện như:

  • Quyền và lợi ích
    liên quan của bên yêu cầu đang bị xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm;
  • Tình huống phải
    có tính khẩn cấp;
  • Các thiệt hại có
    thể xảy ra nếu không áp dụng BPKCTT phải lớn hơn so với thiệt hại sẽ xảy ra đối
    với bên bị áp dụng hoặc bên thứ ba.

Các loại BPKCTT

Theo (Điều 114 Bộ luật tố tụng dân sự), tùy từng trường hợp mà các biện pháp này có thể được áp dụng khi tiếp nhận đơn khởi kiện, trước lúc Tòa án thụ lý hoặc áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án.

Các BPKCTT có thể được áp dụng
trong tất cả các giai đoạn của tố tụng:

  • Giao người chưa
    thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức,
    làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo
    dục;
  • Buộc thực hiện
    trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng;
  • Buộc thực hiện
    trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm;
  • Buộc người sử dụng
    lao động tạm ứng tiền lương, các loại bảo hiểm, chi phí, tiền bồi thường, trợ cấp
    theo quy định pháp luật cho người lao động;
  • Tạm đình chỉ thi
    hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp
    đồng
    lao động, quyết định sa thải người lao động;
  • Cấm xuất cảnh đối
    với người có nghĩa vụ;
  • Cấm tiếp xúc với
    nạn nhân bạo lực gia đình;
  • Bắt giữ tàu bay,
    tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án;

Các BPKCTT được áp dụng trong
quá trình giải quyết vụ án:

  • Kê biên tài sản
    đang tranh chấp;
  • Cấm chuyển dịch
    quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp;
  • Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp;
  • Cho thu hoạch,
    cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác;
  • Cấm hoặc buộc thực
    hiện hành vi nhất định;
  • Tạm dừng việc
    đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu;
  • Phong tỏa tài
    khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước;
  • Phong tỏa tài sản
    ở nơi gửi giữ;
  • Phong tỏa tài sản
    của người có nghĩa vụ.

Khi nào Tòa án được áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản ?

bien phap ngan chan
Tòa án được áp dụng biện pháp phong tỏa khi có yêu cầu


thể hiểu phong tỏa tài sản là việc cấm
chuyển dịch, sử dụng, hủy hoại, tẩu tán
tài sản. Như đã liệt kê ở trên, đây là một trong những biện pháp khẩn cấp tạm
thời.

Trong
quá trình giải quyết vụ án, Tòa án theo yêu cầu của đương sự áp dụng việc phong
tỏa nhằm bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không
thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án. Cần chú ý các điều kiện sau:

  • Chỉ được áp dụng
    khi thực sự cần thiết, có hành vi vi phạm
    quyền lợi của người yêu cầu và có tính khẩn cấp;
  • Quyền và lợi ích
    liên quan của bên yêu cầu đang bị xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm;
  • Có căn cứ cho thấy
    người có nghĩa vụ: có tài khoản tại ngân hàng/ tổ chức tín dụng khác/ kho bạc
    nhà nước hoặc có tài sản đang gửi giữ hoặc có tài sản;
  • Có căn cứ cho thấy
    việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc
    việc thi hành án;
  • Các thiệt hại có
    thể xảy ra nếu không phong tỏa phải lớn hơn so với thiệt hại sẽ xảy ra nếu áp dụng.

Lưu ý: Tòa án chỉ được phong tỏa tài sản có giá trị tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng có nghĩa vụ phải thực hiện (để rõ hơn quy định chi tiết về vấn đề này, mời bạn đọc tìm hiểu thêm văn bản hướng dẫn biện pháp khẩn cấp tạm thời tại (Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP ngày 27/4/2005 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao).

Cách viết đơn ngăn chặn gửi Tòa án phong tỏa tài sản khi đang khởi kiện

Mẫu đơn yêu cầu
phong tỏa tài sản là được lập ra để đề
nghị
về việc phong tỏa nhằm bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có
tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án. Mẫu
đơn nêu rõ nội dung đề nghị, tài sản phong tỏa…

Đơn
yêu cầu gửi Tòa án phong tỏa tài sản phải có các nội dung chính sau đây:

  • Ngày, tháng, năm
    làm đơn;
  • Tên, địa chỉ; số
    điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu và người bị yêu
    cầu áp dụng việc phong tỏa tài sản;
  • Tóm tắt nội dung
    tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
  • Lý do cần phải
    áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản;
  • Ghi rõ biện pháp
    cần được áp dụng là Phong tỏa tài sản;
  • Các yêu cầu cụ
    thể khác.

Người
yêu cầu phải cung cấp cho Tòa án các tài liệu chứng cứ (nếu có) để chứng minh sự
cần thiết phải áp dụng biện pháp trên.

Trên
đây phần hướng dẫn cách viết đơn yêu cầu gửi Tòa án về việc phong tỏa tài sản. Nếu
quý bạn đọc có bất cứ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu hỗ trợ trong việc lập hồ sơ đề
nghị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời,
xin vui lòng gọi ngay Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline để được tư vấn miễn
phí. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Cách viết đơn ngăn chặn gửi Tòa án phong tỏa tài sản khi đang khởi kiện
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng

March 28, 2020 at 07:00AM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/03/28/cach-viet-don-ngan-chan-gui-toa-an-phong-toa-tai-san-khi-dang-khoi-kien/

Thủ tục yêu cầu tuyên bố hợp đồng công chứng vô hiệu

Yêu cầu tuyên bố hợp đồng công chứng vô hiệu chỉ xảy ra khi có hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên khi thực hiện công chứng hợp đồng đồng nghĩa với việc hợp đồng được công nhận là hợp pháp. Vậy tại sao lại có yêu cầu hủy hợp đồng công chứng vô hiệu. Phạm vi bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề trên cho quý bạn đọc.

yeu cau tuyen huy hop dong cong chung
Hợp đồng công chứng bị tuyên bố vô hiệu trong nhiều trường hợp luật định

Quy định về hợp đồng công chứng

Hợp
đồng công chứng là sự thỏa thuận của các bên liên quan đến các giao dịch dân sự hoặc trong các lĩnh vực
khác được lập thành văn bản và được công chứng viên của một tổ chức hành nghề
công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng.

Việc công chứng hợp đồng được thực hiện thường xuyên
trong giao dịch mua bán nhà đất.
Nguyên tắc của giao dịch này là hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng
đất phải được lập thành văn bản và phải được công chứng,
chứng thực tại tổ chức hành nghề
công chứng hoặc UBND cấp xã.

Quyền yêu cầu tuyên bố hợp đồng công chứng vô hiệu

Đương sự có quyền yêu cầu
Tòa án tuyên bố hợp đồng công chứng vô hiệu bao gồm:

  • Công chứng viên đã thực hiện việc công
    chứng
  • Người yêu cầu công chứng
  • Người làm chứng
  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
  • Cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Người
có yêu cầu Tòa tuyên hủy hợp đồng công chứng khi có căn cứ cho rằng việc công
chứng có vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật về công chứng.

Căn cứ khởi kiện yêu cầu hủy hợp đồng công chứng vô hiệu được căn cứ vào những hành vi vi phạm
pháp luật về công chứng (công chứng viên không đúng thẩm quyền, không tuân thủ
trình tự, thủ tục công chứng theo quy định pháp luật) hoặc hợp đồng công chứng
bị làm giả,…

Yêu
cầu tuyên bố hợp đồng công chứng vô hiệu
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
quy định tại (Khoản 6 Điều 27 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).

Trình tự, thủ tục thực hiện hủy hợp
đồng công chứng vô hiệu

huy hop dong cong chung
Yêu cầu tuyên bố hợp đồng công chứng vô hiệu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

Nội dung đơn yêu cầu

Đơn yêu cầu gồm những nội dung theo quy định (khoản 2 Điều 362 BLTTDS 2015) như sau:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn;
  • Tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết;
  • Tên, địa chỉ, số điện thoại, fax, địa chỉ
    thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu;
  • Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải
    quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án tuyên hủy hợp đồng
    công;
  • Tên, địa chỉ của những người có liên
    quan đến việc giải quyết (nếu có);
  • Các thông tin khác mà người yêu cầu xét
    thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình;
  • Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ
    quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng
    dấu vào phần cuối đơn.

Kèm theo đơn yêu cầu là
tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Thủ tục thực hiện

  1. Người
    yêu cầu nộp đơn yêu cầu tuyên bố hợp đồng công chứng vô hiệu đến Tòa án có thẩm
    quyền.
  2. Tòa
    án chuẩn bị xét đơn yêu cầu. Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu tuyên bố hợp đồng
    công chứng vô hiệu là 01 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu; hết thời
    hạn này, Tòa án phải ra quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu.
  3. Sau
    khi thụ lý đơn yêu cầu, Tòa án có thẩm quyền phải thông báo ngay cho tổ chức
    hành nghề công chúng, công chứng viên đã thực hiện việc công chứng, người yêu cầu
    công chưng, người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền
    và Viện kiểm sát cùng cấp;
  4. Trong
    thời hạn chuẩn bị xét xử đơn yêu cầu, nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu thì Toà
    án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu;
  5. Trong
    thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp, Tòa án phải mở phiên hợp
    để xét đơn yêu cầu.
  6. Tòa
    án ra quyết định tuyên bố hợp đồng công chứng vô hiệu. Tòa án có thể chấp nhận
    hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu tuyên bố hợp đồng công chứng vô hiệu.

Trường hợp đơn yêu cầu không được Tòa án xem xét và giải quyết, người yêu cầu có thể khởi kiện giải quyết tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu theo quy định tại (khoản 11 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).

Hậu
quả pháp lý của hợp đồng công chứng vô hiệu

tham quyen cua toan an
Hợp đồng công chứng tuyên bố vô hiệu các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận
  • Sau khi Tòa án
    ra bản án/quyết định có hiệu lực, tuyên bố hợp đồng công chứng vô hiệu thì hợp
    đồng giao kết giữa các bên không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa
    vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
  • Khi hợp đồng vô
    hiệu, các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã
    nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để
    hoàn trả.
  • Trường hợp một
    trong các bên trong hợp đồng hoặc công chứng viên có lỗi gây thiệt hại thì phải
    bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Bài viết trên đây là những vấn đề pháp lý liên quan
đến hợp đồng công chứng cũng như hướng dẫn thủ
tục yêu cầu tuyên bố
hợp đồng công chứng vô hiệu.

Nếu có thắc mắc về nội dung cũng như thủ tục trên, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhất có thể. Xin cảm ơn.

Có thể bạn quan tâm

Bài viết nói về: Thủ tục yêu cầu tuyên bố hợp đồng công chứng vô hiệu
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng

March 27, 2020 at 01:00PM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/03/27/thu-tuc-yeu-cau-tuyen-bo-hop-dong-cong-chung-vo-hieu/

Thứ Năm, 26 tháng 3, 2020

Thủ tục khiếu nại khi bị trả đơn khởi kiện

Khiếu nại khi bị trả lại đơn khởi kiện là quyền của đương sự. Khi xét thấy việc trả đơn khởi kiện xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người khởi kiện có thể khiếu nại Tòa án. Để biết được những quy định pháp luật về quyền khiếu nại cũng như thủ tục thực hiện, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây.

quyen-khieu-nai-cua-duong-su
Đương sự có quyền khiếu nại khi Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện

Các
trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện

Các tranh chấp phát sinh trong vụ án dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Thẩm phán sẽ
là người trực tiếp đứng ra giải quyết từ khi nhận đơn khởi kiện đến khi ban
hành quyết định/ bản án có hiệu lực pháp luật.

Thẩm phán chịu trách nhiệm xem xét đơn khởi kiện của
người khởi kiện, ra quyết định thụ lý vụ án hoặc trả lại đơn khởi kiện.

Tuy nhiên Thẩm phán chỉ được trả lại đơn khởi kiện
khi thuộc một trong những trường hợp được quy định tại (Điều 192 Bộ luật tố tụng
dân sự 2015) và (Nghị quyết
04/2017/NQ-HĐTP), cụ thể như sau:

  • Người khởi kiện không
    có quyền khởi kiện. Cụ thể là cơ quan, tổ chức, cá nhân không thuộc một trong
    các chủ thể quy định tại Điều 186 và Điều 187 BLTTDS 2015. Yêu cầu khởi kiện của
    những chủ thể trên không cần xác minh, thu thập chứng cứ cũng đủ căn cứ kết luận
    là không có việc quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm hoặc cần bảo vệ.
  •  Không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự.
    Không có khả năng tự mình thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc không
    đủ độ tuổi thực hiện quyền khởi kiện;
  • Chưa có đủ điều
    kiện khởi kiện theo quy định pháp luật. Là trường hợp pháp luật tố tụng dân sự
    có quy định về điều kiện để các chủ thể khởi kiện nhưng người khởi kiện đã khởi
    kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó.
  • Sự việc đã được
    giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án hoặc quyết định đã
    có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Hết thời hạn (07
    ngày) mà người khởi kiện không nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án,
    trừ trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án
    phí hoặc trở ngại khách quan, sự kiện bất khả kháng;
  • Vụ án không thuộc
    thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Là trường hợp mà theo luật định thì các tranh
    chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm
    quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác hoặc đang do cơ quan, tổ chức có thẩm
    quyền khác giải quyết;
  • Người khởi kiện
    không sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu khởi kiện theo yêu cầu của Thẩm phán; xác định
    địa chỉ cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không
    đúng quy định tại (Điều 5 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP);
  • Người khởi kiện rút đơn khởi kiện.

Quy
định pháp luật về quyền khiếu nại trong vụ án dân sự

thong bao tra lai don
Khi ra quyết định trả lại đơn Thẩm phán phải ra thông báo bằng văn bản cho người khởi kiện

Khiếu nại là quyền của đương sự (nguyên đơn, bị đơn,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) quy định tại (khoản 22 Điều 70) và (khoản
1 Điều 194) Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Sau khi xem xét đơn khởi kiện, nếu đơn thuộc một
trong các trường hợp bị trả lại đơn thì Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện (bao gồm tài liệu và chứng cứ kèm theo), phải
ra thông báo bằng văn bản và ghi rõ lý do về việc trả lại đơn để người khởi kiện
có căn cứ khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện.

Người khởi kiện sau khi nhận thông báo trả lại đơn khởi kiện, có quyền khiếu nại về việc trả lại
đơn của Tòa án.

Việc khiếu nại không chỉ đảm bảo được quyền và lợi
ích của đương sự mà còn phát hiện được những sai phạm của cơ quan có thẩm quyền
khi không thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định pháp luật.

Thời
hạn giải quyết khiếu nại

thoi han khieu nai
Thời hạn giải quyết khiếu nại trả lại đơn khởi kiện được quy định theo pháp luật

Thời hạn nộp đơn: trong 10 ngày, kể từ ngày nhận được
văn bản trả lại đơn khởi kiện của Tòa án.

Thời hạn giải quyết:

  • Giải quyết khiếu
    nại lần đầu: 05 ngày, kể từ ngày nhận đơn khiếu nại.
  • Giải quyết khiếu
    nại lần thứ hai: 20 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại
    về việc trả lại đơn lần đầu.
  • Giải quyết khiếu
    nại cuối cùng: 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần
    hai.

Trình
tự, thủ tục thực hiện khiếu nại

Trường hợp giải
quyết khiếu nại ở Tòa án trả lại đơn khởi kiện

  1. Người khởi kiện
    nộp đơn khiếu nại đến Tòa án. (mẫu đơn
    trình bày rõ căn cứ khiếu nại).
  2. Ngay sau khi nhận
    được đơn khiếu nại, Chánh án phân công một Thẩm phán khác xem xét, giải quyết khiếu
    nại.
  3. Thẩm phán mở
    phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại. Có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát
    cùng cấp và đương sự có khiếu nại; trường hợp đương sự vắng mặt thì Thẩm phán vẫn
    tiến hành phiên họp.
  4. Căn cứ vào tài
    liệu, chứng cứ có liên quan đến viêc trả lại đơn khởi kiện, ý kiến của đại diện
    Viện kiểm sát và đương sự khiếu nại tại phiên họp, Thẩm phán phải ra một trong
    các quyết định:
  5. Giữ nguyên việc
    trả lại đơn khởi kiện và thông báo cho đương sự;
  6. Nhận lại đơn khởi
    kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành việc thụ lý vụ án.

Trường hợp giải
quyết khiếu nại ở Chánh án trên một cấp

  1. Người khiếu nại
    có quyền khiếu nại quyết định trả lại đơn khởi kiện. Đơn khiếu nại được Chánh
    án trên một cấp trực tiếp xem xét, giải quyết.
  2. Lúc này, Chánh
    án phải ra một trong các quyết định sau đây:
  3. Giữ nguyên việc
    trả lại đơn khởi kiện;
  4. Yêu cầu Tòa cấp
    sơ thẩm nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành việc
    thụ lý vụ án.
  5. Quyết định của
    Chánh án có hiệu lực thi hành và được gửi ngay cho người khởi kiện và Tòa án đã
    ra quyết định trả lại đơn khởi kiện.

Trường hợp giải
quyết khiếu nại ở Chánh án TAND cấp cao/TAND tối cao

Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp giải quyết
khiếu nại nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì đương sự có quyền khiếu nại đến:

  • Chánh án TAND cấp
    cao giải quyết nếu quyết định bị khiếu nại là của Chánh án TAND cấp tỉnh
  • Chánh án TAND tối
    cao giải quyết nếu quyết định bị khiếu nại là của Chánh án TAND cấp cao.

Kể từ ngày nhận được khiếu nại của đương sự thì
Chánh án phải giải quyết. Quyết định của Chánh án là quyết định cuối cùng.

Trên đây là bài viết hướng dẫn về thủ tục khiếu nại khi bị trả đơn khởi kiện. Nếu có thắc mắc về nội dung trên hoặc có nhu cầu tư vấn pháp luật liên quan đến quá trình giải quyết vụ án dân sự, quý bạn đọc vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT để nhận được sự tư vấn nhiệt tình và hỗ trợ kịp thời từ Luật sư. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Thủ tục khiếu nại khi bị trả đơn khởi kiện
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng

March 27, 2020 at 10:00AM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/03/27/thu-tuc-khieu-nai-khi-bi-tra-don-khoi-kien/

Tài liệu chứng minh đối tác vi phạm hợp đồng khi khởi kiện như thế nào ?

Việc ký kết hợp đồng rất dễ phát sinh tranh chấp khi một trong các bên không tuân thủ hợp đồng. Khi khởi kiện vi phạm hợp đồng, người khởi kiện phải cung cấp đầy đủ tài liệu chứng minh đối tác vi phạm hợp đồng thì mới có khả năng giành lại quyền và lợi ích chính đáng cho mình. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc nắm được những thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề trên.

hop dong bi vi pham
Đối tác vi phạm hợp đồng thì bên còn lại có quyền khởi kiện theo quy định pháp luật

Các
vi phạm hợp đồng của các bên khi giao kết hợp đồng

  • Không thực hiện hợp đồng hoặc thực hiện không đúng hợp đồng
  • Đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không thông báo cho bên còn lại
  • Không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng mặc dù đã hưởng các quyền lợi
    từ hợp đồng.
  • Không thực hiện đúng, đầy đủ các thỏa thuận ghi trong hợp đồng.

Tài
liệu, chứng cứ chứng minh đối tác vi phạm hợp đồng

tai lieu chung minh vi pham hop dong
Người khởi kiện phải cung cấp đầy đủ tài liệu chứng cứ vi phạm của đối tác cho Tòa án

Để chứng minh đối tác vi phạm hợp đồng, người khởi
kiện cần cung cấp cho Tòa những tài liệu, giấy tờ sau:

  • Hợp đồng và/hoặc
    các giấy tờ, biên bản liên quan đến việc giao kết hợp đồng
  • Các tài liệu chứng
    cứ liên quan đến quan hệ hợp đồng, quá trình thực hiện hợp đồng và việc thực hiện/không
    thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng của các bên
  • Các tài liệu chứng
    cứ chứng minh thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng.

Để khởi kiện đối tác vi phạm hợp đồng, người khởi kiện
phải chỉ ra được những dấu hiệu vi phạm hợp đồng. Việc cung cấp tài liệu chứng
cứ của người khởi kiện cho Tòa rất quan trọng, nhằm đảm bảo tính công khai và
rút ngắn thời gian trong quá trình giải quyết vụ án.

Quyền
và nghĩa vụ thu thập tài liệu, chứng cứ

Khác với quy định của pháp luật hình sự, trong việc
giải quyết dân sự người khởi kiện có quyền, nghĩa vụ phải chứng minh được hành
vi vi phạm của người bị khởi kiện.

Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng
cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp

Theo quy định tại (Khoản 5 Điều 70 Bộ luật tố tụng dân sự 2015) đương sự có quyền cung cấp tài liệu, chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.

Trường hợp không thể tự mình thu thập chứng cứ,
đương sự có quyền yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết.

Giao
nộp tài liệu, chứng cứ

Việc giao nộp tài liệu, chứng cứ được thực hiện theo
quy định tại (Điều 96 BLTTDS 2015)

  • Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, người khởi kiện có quyền và nghĩa vụ giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án.
  • Việc người khởi kiện giao nộp tài liệu chứng cứ cho Tòa được lập thành văn bản. Biên bản gồm những nội dung theo quy định (khoản 2 Điều 96 BLTTDS 2015).
  • Thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc ấn định nhưng không được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục sơ thẩm.
  • Khi đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án thì họ phải sao gửi tài liệu, chứng cứ đó cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác.

Trình
tự, thủ tục khởi kiện

kiem tra tai lieu chung cu
Tiến hành mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải

Tòa án, là các cơ quan
có thẩm quyền ra các phán quyết bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của bên vi
phạm các phán quyết này có hiệu lực
pháp lý cao và có tính bắt buộc. Khi phát sinh tranh chấp về hợp đồng, người khởi kiện có thể nộp đơn đến Tòa án.

Nội dung đơn khởi kiện quy định tại (khoản 4 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

  • Ngày, tháng, năm
    làm đơn khởi kiện;
  • Tên Tòa án nhận
    đơn khởi kiện;
  • Tên, nơi cư trú,
    làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ
    quan, tổ chức, số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
  • Tên, nơi cư trú,
    làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của
    người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức, số điện thoại, fax
    và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
  • Tên, nơi cư trú,
    làm việc của người bị kiện, số điện thoại, fax,…
  • Tên, nơi cư trú,
    làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, số điện thoại,…
  • Họ, tên, địa chỉ
    của người làm chứng (nếu có)
  • Danh mục tài liệu,
    chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi
    kiện bị xâm phạm.

Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện
không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp
tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi
kiện bị xâm phạm.

Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp tài liệu, chứng
cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.

Quá trình khởi
kiện:

Sau khi xem xét đơn khởi kiện và thông báo thụ lý vụ
án. Tòa án tiến hành mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai
chứng cứ và hòa giải.

Bước 1: Thẩm phán tiến hành mở phiên họp kiểm tra việc giao
nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự.

Bước 2: Sau khi kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai
chứng cứ, Thẩm phán công bố tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, hỏi đương
sự về những vấn đề liên quan đến quyền khởi kiện và tài liệu, chứng cứ.

Bước 3: Thẩm phán xem xét các ý kiến, giải quyết các yêu cầu
của đương sự.

Bước 4: Lập biên bản phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự.

Trên đây là bài viết liên quan đến tài liệu chứng minh vi phạm hợp đồng của đối tác. Nếu quý bạn đọc có thắc mắc về nội dung bài viết cũng như có nhu cầu tư vấn pháp luật, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT để chúng tôi có thể hỗ trợ pháp lý một cách nhiệt tình. Xin cảm ơn.

Có thể bạn quan tâm

Bài viết nói về: Tài liệu chứng minh đối tác vi phạm hợp đồng khi khởi kiện như thế nào ?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng

March 27, 2020 at 07:00AM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/03/27/tai-lieu-chung-minh-doi-tac-vi-pham-hop-dong-khi-khoi-kien-nhu-the-nao/

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2020

Người tặng cho tài sản có phải nộp thuế không?

Tặng
cho tài sản
là một loại giao dịch dân sự phổ biếnu có thể làm phát sinh nghĩa vụ về thuế với
Nhà nước. Vậy, trong trường hợp nào thì nghĩa vụ này phát sinh và người tặng
cho có phải nộp thuế không? Bài tư vấn
sau đây sẽ làm sáng tỏ vấn đề kể trên cho quý độc giả.

Tặng cho tài sản là giao dịch dân sự rất phổ biến

1. Hợp đồng tặng cho tài sản

Điều 457 Bộ luật dân sự 2015 quy định hợp đồng tặng
cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu
cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên tặng cho đồng ý nhận.

Việc tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản
có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký nếu bất động sản đó thuộc trường hợp
phải đăng ký quyền sở hữu theo luật định.

Hợp đồng tặng cho động sản phải đăng ký quyền sở hữu
và bất động sản có hiệu lực từ thời điểm đăng ký. Nếu bất động sản không phải
đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.

Khi nào thì tặng cho tài sản làm phát sinh nghĩa vụ
thuế?

2. Nghĩa vụ thuế phát sinh từ hợp đồng tặng cho tài sản

2.1. Thu nhập chịu thuế

Căn cứ theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Văn bản hợp
nhất Luật thuế thu nhập cá nhân số 15/VBHN-VPQH năm 2014 thì thu nhập từ nhận
quà tặng là bất động sản và động sản phải đăng
ký sở hữu hoặc sử dụng là đối tượng chịu thuế.

2.2. Thu nhập không chịu thuế

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Văn bản hợp nhất
Luật thuế thu nhập cá nhân số 15/VBHN-VPQH năm 2014 thì thu nhập từ quà tặng là
bất động sản giữa các chủ thể dưới đây thì không phải là đối tượng chịu thuế:

·       Vợ
với chồng;

·       Cha
đẻ, mẹ đẻ với con đẻ;

·       Cha
nuôi, mẹ nuôi với con nuôi;

·       Cha
chồng, mẹ chồng với con dâu;

·       Cha
vợ, mẹ vợ với con rể;

·       Ông
nội, bà nội với cháu nội;

·       Ông
ngoại, bà ngoại với cháu ngoại;

·       Anh,
chị, em ruột với nhau.

Nghĩa vụ đóng
thuế do ai thực hiện?

3. Đối tượng nộp thuế

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Văn bản hợp nhất số
15/VBHN-VPQH năm 2014 về Luật thuế thu nhập cá nhân thì những người sau đây phải
thực hiện nghĩa vụ nộp thuế:

·       Cá
nhân (người được tặng cho tài sản) cư
trú có thu nhập chịu thuế trình bày tại Mục (2.1) phát sinh trong và ngoài lãnh
thổ Việt Nam, cư trú được hiểu là:

v  Có
mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính
theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;

v  Có
nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có
nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn;

·       Cá
nhân (người được tặng cho tài sản) không
cư trú có thu nhập chịu thuế trình bày tại Mục (2.1) phát sinh trong lãnh thổ
Việt Nam.

4. Thuế suất, thu nhập tính thuế và cách tính thuế

Thuế suất đối với thu nhập có được từ tặng cho tài sản
là 10%. Thu nhập tính thuế trong trường hợp này là phần thu nhập vượt trên 10
triệu đồng mà đối tượng nộp thuế nhận được theo từng lần phát sinh.

Số thuế phải nộp
được tính bằng thu nhập tính thuế nhân cho thuế suất.

 

Trên đây là nội dung bài viết tư vấn về nghĩa vụ thuế phát
sinh từ hợp đồng tặng cho tài sản. Nếu quý bạn đọc còn điều gì vướng mắc hoặc cần
bất cứ sự hỗ trợ pháp lý nào xin vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua hotline để
được Luật sư tư vấn kịp thời. Xin cảm ơn.

Tham khảo thêm: Mẹ chồng giữa vàng cưới không trả, đòi lại thế nào?Luật sư Vũ Viết NăngĐịa chỉ: Số 69, TDP số 2, thị trấn Yên Định, Hải Hậu, Nam ĐịnhFolder: https://drive.google.com/drive/folders/1nht7D8PHBHcLfaH8qNH5tJlDcufzu8-0?usp=sharingMap: https://www.google.com/maps/d/viewer?mid=1qhIRBG-CrbYey5IZjfVyGPjOTchtQ09z&ll=20.199872200000016%2C106.29487730000005&z=17Form: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSd6xk6R4WWb26iIhNq-t3kaMyB266xnHL1R06fmUShcHnAQQQ/viewform?usp=sf_linkPdf: https://drive.google.com/file/d/1vX3cGDk2NdGCz3b2DKzIhGPFoUyfK0AV/view?usp=sharing

Nguồn: Posts of Luật Dân Sự



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/03/25/nguoi-tang-cho-tai-san-co-phai-nop-thue-khong/

Người tặng cho tài sản có phải nộp thuế không?

Tặng cho tài sản là một loại giao dịch dân sự phổ biếnu có thể làm phát sinh nghĩa vụ về thuế với Nhà nước. Vậy, trong trường hợp nào thì nghĩa vụ này phát sinh và người tặng cho có phải nộp thuế không? Bài tư vấn sau đây sẽ làm sáng tỏ vấn đề kể trên cho quý độc giả. Tặng cho tài sản là giao dịch dân sự rất phổ biến 1. Hợp đồng tặng cho tài sản Điều 457 Bộ luật dân sự 2015 quy định hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên tặng cho đồng ý nhận. Việc tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký nếu bất động sản đó thuộc trường hợp phải đăng ký quyền sở hữu theo luật định. Hợp đồng tặng cho động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất động sản có hiệu lực từ thời điểm đăng ký. Nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản. Khi nào thì tặng cho tài sản làm phát sinh nghĩa vụ thuế? 2. Nghĩa vụ thuế phát sinh từ hợp đồng tặng cho tài sản 2.1. Thu nhập chịu thuế Căn cứ theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Văn bản hợp nhất Luật thuế thu nhập cá nhân số 15/VBHN-VPQH năm 2014 thì thu nhập từ nhận quà tặng là bất động sản và động sản phải đăng ký sở hữu hoặc sử dụng là đối tượng chịu thuế. 2.2. Thu nhập không chịu thuế Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Văn bản hợp nhất Luật thuế thu nhập cá nhân số 15/VBHN-VPQH năm 2014 thì thu nhập từ quà tặng là bất động sản giữa các chủ thể dưới đây thì không phải là đối tượng chịu thuế: ·       Vợ với chồng; ·       Cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; ·       Cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; ·       Cha chồng, mẹ chồng với con dâu; ·       Cha vợ, mẹ vợ với con rể; ·       Ông nội, bà nội với cháu nội; ·       Ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; ·       Anh, chị, em ruột với nhau. Nghĩa vụ đóng thuế do ai thực hiện? 3. Đối tượng nộp thuế Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Văn bản hợp nhất số 15/VBHN-VPQH năm 2014 về Luật thuế thu nhập cá nhân thì những người sau đây phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế: ·       Cá nhân (người được tặng cho tài sản) cư trú có thu nhập chịu thuế trình bày tại Mục (2.1) phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, cư trú được hiểu là: v  Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam; v  Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn; ·       Cá nhân (người được tặng cho tài sản) không cư trú có thu nhập chịu thuế trình bày tại Mục (2.1) phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam. 4. Thuế suất, thu nhập tính thuế và cách tính thuế Thuế suất đối với thu nhập có được từ tặng cho tài sản là 10%. Thu nhập tính thuế trong trường hợp này là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng mà đối tượng nộp thuế nhận được theo từng lần phát sinh. Số thuế phải nộp được tính bằng thu nhập tính thuế nhân cho thuế suất.   Trên đây là nội dung bài viết tư vấn về nghĩa vụ thuế phát sinh từ hợp đồng tặng cho tài sản. Nếu quý bạn đọc còn điều gì vướng mắc hoặc cần bất cứ sự hỗ trợ pháp lý nào xin vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua hotline để được Luật sư tư vấn kịp thời. Xin cảm ơn. Tham khảo thêm: Mẹ chồng giữa vàng cưới không trả, đòi lại thế nào?Luật sư Vũ Viết NăngĐịa chỉ: Số 69, TDP số 2, thị trấn Yên Định, Hải Hậu, Nam ĐịnhFolder: https://drive.google.com/drive/folders/1nht7D8PHBHcLfaH8qNH5tJlDcufzu8-0?usp=sharingMap: https://www.google.com/maps/d/viewer?mid=1qhIRBG-CrbYey5IZjfVyGPjOTchtQ09z&ll=20.199872200000016%2C106.29487730000005&z=17Form: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSd6xk6R4WWb26iIhNq-t3kaMyB266xnHL1R06fmUShcHnAQQQ/viewform?usp=sf_linkPdf: https://drive.google.com/file/d/1vX3cGDk2NdGCz3b2DKzIhGPFoUyfK0AV/view?usp=sharing

Nguồn: Posts of Luật Dân Sự

Mức tiền yêu cầu khởi kiện đòi bồi thường do bị đánh gây thương tích

Gây thương tích là hành vi nguy hiểm cho xã hội, bên cạnh việc truy cứu trách nhiệm hình sự người gây ra hành vi còn phải chịu trách nhiệm dân sự cụ thể là bồi thường thiệt hại. Mức tiền yêu cầu khởi kiện bồi thường theo luật định. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề này cho quý bạn đọc.

quy dinh boi thuong thiet hai
Cố ý gây thương tích là hành vi trái pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật

Khi nào thì gây thương tích bị xử lý hình sự?

Hành vi
gây thương tích cho người khác xuất phát từ nhiều mâu thuẫn không được giải
quyết bằng lời nói mà dẫn đến hành động như trong lúc say rượu không kiềm chế được bản thân dẫn đến hành động gây thương
tích hoặc chém người nhưng không ảnh
hưởng đến tính mạng.

Theo quy định tại (Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp luật định sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Ngoài
ra, hành vi cố ý gây thương tích có thể bị phạt tù cao hơn 03 năm tùy vào các
tình tiết quy định tại khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 BLHS 2015.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi gây thương
tích

Hành vi
gây thương tích cho người khác không chỉ bị xử phạt theo pháp luật hình sự mà còn thuộc sự điều chỉnh của Bộ
luật dân sự cụ thể là trách nhiệm dân sự
(bồi thường thiệt hại).

Người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị hại
những thiệt hại sau:

  • Chi phí hợp lý
    cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm
    sút của người bị thiệt hại;
  • Thu nhập thực tế
    bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại;
  • Chi phí hợp lý
    và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc bị thiệt hại trong thời gian
    điều trị;
  • Chi phí hợp lý
    cho người chăm sóc người bị thiệt hại (trường hợp họ bị mất khả năng lao động);
  • Khoản tiền bồi đắp
    tổn thất tinh thần cho người bị thiệt hại.

Mức tiền yêu cầu bồi thường gây thương tích

yeu cau boi thuong tien
Khoản tiền bồi thường thiệt hại khi cố ý gây thương tích do các bên thỏa thuận

Theo
quy định tại (Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015) và được hướng dẫn cụ thể tại (Nghị
quyết 03/2006/NQ-HĐTP) thì mức tiền bồi thường được xác định như sau:

Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức
khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại

  • Tiền thuê phương tiện đưa
    người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế;
  • Tiền thuốc và tiền mua
    các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X-quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét
    nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu… theo chỉ định của bác sỹ;
  • Các chi phí thực tế, cần
    thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có)

Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị
thiệt hại

  • Khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại được căn cứ vào mức lương, tiền công trước khi sức khỏe bị xâm phạm nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.
  • Tùy từng hoàn cảnh và công việc của người bị thiệt hại mà mức tiền được bồi thường khác nhau nhưng đảm bảo tuân thủ quy định của (Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP).

Xác định thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của
người bị thiệt hại được thực hiện như sau:

  • Xác định thu nhập thực tế của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị. Tổng hợp số thu nhập.
  • Lấy tổng số thu nhập thực tế mà người bị thiệt hại có được trong thời gian điều trị so sánh với thu nhập thực tế tương ứng được xác định theo hướng dẫn tại (điểm a tiểu mục 1.2 của Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP);
  • Nếu không có khoản thu nhập thực tế nào của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị thì thu nhập thực tế của người bị thiệt hại bị mất; nếu thấp hơn thì khoản chênh lệch đó là thu nhập thực tế của người bị thiệt hại bị giảm sút; nếu bằng thì thu nhập thực tế không bị mất.

Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người
chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị

  • Bao gồm: tiền tàu, xe đi lại,
    tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí
    cho một trong những người chăm sóc cho người bị thiệt hại.
  • Thu nhập thực tế bị mất của
    người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được tính dựa vào mức
    lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó phải đi chăm sóc nhân với
    thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất và các trường hợp
    còn lại được xác định theo luật định.

Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại nếu
người bị thiệt hại không còn khả năng lao động

  • Bao gồm: chi phí hàng tháng cho
    việc nuôi dưỡng, điều trị người bị thiệt hại và chi phí hợp lý cho người thường
    xuyên chăm sóc người bị thiệt hại.
  • Chi phí hợp lý cho người thường
    xuyên chăm sóc người bị thiệt hại được tính bằng mức tiền công trung bình trả
    cho người chăm sóc người tan tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú.
  • Về nguyên tắc, chỉ tính bồi
    thường thiệt hại cho một người chăm sóc người bị thiệt hại do mất khả năng lao
    động.

Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm
phạm

  • Trong mọi trường hợp, khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần cần căn cứ vào sự ảnh hưởng đến nghề nghiệp, thẩm mỹ, giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cá nhân…
  • Mức tiền bồi thường do đánh người nhằm bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại trước hết do các bên thỏa thuận.
  • Trường hợp không thỏa thuận được thì mức bồi thường phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường. Mức lương cơ sở hiện tại là 1.600.000 đồng (Nghị quyết số 86/2019/QH14).

Thủ tục khởi kiện yêu cầu bồi thường tại Tòa án

tham quyen cua toa an
Tòa án giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại khi cố ý gây thương tích

Thủ tục kiện đòi bồi
thường do đánh người
được thực hiện theo luật định.

  1. Trong vòng 03 ngày làm
    việc kể từ ngày nhận đơn khởi kiện, Chánh án sẽ phân công một Thẩm phán xem xét
    đơn khởi kiện.
  2. Trong thời hạn 05 ngày
    làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán sẽ tiến hành xem xét thụ lý đơn
    khởi kiện hoặc trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện và nêu rõ lí do trả
    đơn.
  3. Nếu đơn khởi kiện được
    thụ lý, dựa vào các tài liệu, chứng cứ mà các đương sự nộp hoặc tự mình thu
    thập được. Tòa án tiến hành mở phiên tòa xét
    xử
    sơ thẩm và ra quyết định/bản án trong giai đoạn này hoặc phúc thẩm (nếu
    có).

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về quy định mức tiền bồi thường thiệt hại cũng như trình tự thủ tục bồi thường khi có hành vi gây thương tích cho người khác.

Nếu quý bạn đọc còn bất cứ thắc mắc hoặc sự hỗ trợ trong vấn đề yêu cầu bồi thường thiệt hại trên, hãy liên hệ ngay công ty Luật Long Phan PMT qua Hotline bên dưới để được tư vấn kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Bài viết nói về: Mức tiền yêu cầu khởi kiện đòi bồi thường do bị đánh gây thương tích
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng

March 25, 2020 at 01:00PM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/03/25/muc-tien-yeu-cau-khoi-kien-doi-boi-thuong-do-bi-danh-gay-thuong-tich/

Thứ Ba, 24 tháng 3, 2020

Khi nào thì khiếu nại, kháng cáo trong vụ án dân sự ?

Khi xét thấy bản án/quyết định mà Tòa án tuyên bố trong vụ án dân sự không bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho mình hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, đương sự có thể khiếu nại, kháng cáo bản án/quyết định của tòa án. Phạm vi bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về việc khiếu nại, kháng cáo trong vụ án dân sự.

quyen khieu nai khang cao
Đương sự có quyền khiếu nại, kháng cáo quyết định/ bản án của Tòa trong vụ án dân sự

Quyền
khiếu nại, kháng cáo trong vụ án dân sự

Căn cứ theo quy định tại (khoản 22 Điều 70 Bộ luật tố tụng dân sự 2015), đương sự (bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền và nghĩa vụ liên quan) có quyền kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án.

Quyền khiếu nại
trong vụ án dân sự

Theo quy định (khoản 1 Điều 500 BLTTDS 2015) người khiếu nại có quyền:

  • Tự mình hoặc
    thông qua người đại diện hợp pháp khiếu nại;
  • Khiếu nại trong
    bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án;
  • Rút khiếu nại
    trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại;

Quyền kháng cáo
trong vụ án dân sự

Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm được quy định tại (Điều 271 BLTTDS 2015).

Khi nào thì được khiếu nại, kháng cáo ?

  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại
    quyết định, hành vi trong tố tụng dân sự của cơ quan, người tiến hành tố tụng
    dân sự khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm
    phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
  • Đối với bản án, quyết định sơ thẩm, phúc thẩm,
    giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nếu có kháng cáo, kháng nghị và các quyết
    định tố tụng khác do người tiến hành tố tụng dân sự ban hành.
  • Bản án/quyết định
    của Tòa án ở cấp xét xử sơ thẩm chưa phải là bản án/quyết định có hiệu lực cuối
    cùng. Khi nhận thấy bản án/quyết định mà Tòa ban hành không đảm bảo được quyền
    và lợi ích hợp pháp của mình, đương sự, cơ quan, tổ chức đã khởi kiện vụ án
    không đồng ý với bản án sơ thẩm thì có quyền kháng cáo.

Thời
hạn khiếu nại, kháng cáo

thoi han khieu nai khang cao
Người làm đơn phải tuân thủ về thời hạn khiếu nại, kháng cáo theo luật định

Thời hạn khiếu nại:

  • Theo quy định tại (Điều 502 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015) thì thời hiệu khiếu nại là 15 ngày, kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng vi phạm pháp luật.
  • Trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo quy định thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan không tính vào thời hiệu khiếu nại.

Thời hạn kháng
cáo:

  • Căn cứ (Điều 273 Bộ luật tố tụng dân sự 2015) thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án
  • Trường hợp người kháng cáo vắng mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.
  • Nếu vắng mặt mà không có lý do chính đáng thì tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.
  • Đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa sơ thẩm là 07 ngày
  • Đơn kháng cáo được gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo được xác định căn cứ vào ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu ở phong bì.

Thủ
tục giải quyết khiếu nại, kháng cáo

tham quyen cua toa
Quyết định của Tòa án bị khiếu nại, kháng cáo khi không đảm bảo quyền, lợi ích của đương sự

Thủ
tục giải quyết khiếu nại:

Bước 1: Nộp đơn khiếu nại (mẫu đơn khiếu nại) đến Chánh án tòa án có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Nội dung đơn theo quy định tại (Điều 503 BLTTDS 2015).

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Tòa án:

  • Chánh án
    Tòa án đang giải quyết vụ việc dân sự khi khiếu nại quyết định, hành vi của người tiến
    hành tố tụng là Thẩm phán, Phó Chánh án, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Hội thẩm
    nhân dân.
  • Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp giải quyết đối
    với khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án Tòa án
  • Khiếu nại quyết định, hành vi của người tiến
    hành tố tụng là Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát do
    Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết.

Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày, người giải quyết khiếu nại lần đầu ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản.

Bước 3: Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, người khiếu nại nộp đơn khiếu nại lần hai đến người có thẩm quyền giải quyết.

Bước 4: Ra quyết định giải quyết khiếu nại lần hai. Quyết định này có hiệu lực thi hành.

Thủ
tục kháng cáo:

Nội dung đơn kháng cáo (mẫu đơn kháng cáo) theo quy định tại (khoản 1 Điều 272 BLTTDS 2015) như sau:

  • Ngày, tháng, năm
    làm đơn kháng cáo;
  • Tên, địa chỉ, số
    điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo;
  • Kháng cáo toàn bộ
    hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp
    luật;
  • Lý do của việc
    kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo;
  • Chữ ký hoặc điểm
    chỉ của người kháng cáo.

Kèm
theo đơn kháng cáo, người kháng cáo phải gửi tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu
có) để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Trình tự thực hiện

Bước 1: Nộp đơn kháng cáo đến Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo

Bước 2: Sau khi nhận được đơn kháng cáo, Tòa án cấp sơ thẩm kiểm tra tính hợp lệ của đơn kháng cáo. Nếu không hợp lệ Tòa án yêu cầu người kháng cáo làm lại hoặc sửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo.

Bước 3: Người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa biên lai thu tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.

Bước 4: Tòa án sơ thẩm thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và đương sự có liên quan đến kháng cáo biết về việc kháng cáo kèm theo bản sao đơn kháng cáo, tài liệu, chứng cứ bổ sung mà người kháng cáo gửi kèm đơn kháng cáo.

Bước 5: Tiến hành thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm. Thời gian xét xử phúc thẩm từ 04 tháng đến 06 tháng.

Nội dung bài viết đề cập đến quyền khiếu nại, kháng cáo trong vụ án dân sự. Trường hợp quý bạn đọc còn thắc mắc về nội dung trên hoặc có đang gặp phải vấn đề liên quan đến quá trình giải quyết vụ án dân sự, quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được Luật sư tư vấn luật dân sự miễn phí” và hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Khi nào thì khiếu nại, kháng cáo trong vụ án dân sự ?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng

March 25, 2020 at 10:00AM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/03/25/khi-nao-thi-khieu-nai-khang-cao-trong-vu-an-dan-su/

Thứ Hai, 23 tháng 3, 2020

Được quyền thay đổi thẩm phán đang giải quyết trong vụ án dân sự không ?

Thay đổi thẩm phán là một trong các quyền cơ bản của đương sự. Khi xét thấy thẩm phán giải quyết vụ án dân sự có những dấu hiệu không công tâm, khách quan đương sự có quyền được thay đổi Thẩm phán. Tuy nhiên không phải yêu cầu thay đổi nào cũng được chấp nhận. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề pháp lý này để khi gặp phải, quý bạn đọc có thể tuân thủ đúng quy định của luật.

tham phan gia quyet trong vu an dan su
Thẩm phán là người trực tiếp đứng ra xét xử trong một vụ án dân sự

Thẩm
quyền giải quyết vụ án dân sự

Căn cứ (Khoản 1 Điều 47 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015), Chánh án Tòa tổ chức công tác giải quyết vụ án dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án. Tiến hành phân công thẩm phán để trực tiếp xem xét, thụ lý và giải quyết vụ án dân sự.

Căn cứ (Điều 48 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015), Thẩm phán là người trực tiếp đứng ra xét xử một vụ án từ nhận đơn khởi kiện đến khi ra bản án/quyết định có hiệu lực pháp luật.

Vai trò của Thẩn phán trong việc giải quyết một vụ
án dân sự rất quan trọng. Là người đại diện cho công lý, bảo vệ quyền và lợi
ích chính đáng của đương sự, mang lại sự công bằng, khách quan và niềm tin pháp
luật đến cho công dân.

Người
có quyền yêu cầu thay đổi thẩm phán

Theo
quy định tại (khoản 14 Điều 70 Bộ luật tố tụng dân sự 2015) đương sự (bao gồm
nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan) có quyền thay đổi thẩm phán khi có căn cứ
rõ ràng cho rằng họ không vô tư khi thực hiện nhiệm vụ.

Căn
cứ để chứng minh Thẩm phán không vô tư
khi làm nhiệm vụ
là ngoài các trường hợp luật định thì được chứng minh khi
Thẩm phán có mối quan hệ tình cảm, quan hệ thông gia, quan hệ công tác,… với
đương sự.

Thay đổi thẩm phán dân sự
đúng lúc, đúng nơi sẽ đảm bảo quyền và lợi ích của đương sự, góp phần nâng cao trách
nhiệm của những người đứng đầu nền Tư pháp.

Các
trường hợp được yêu cầu thay đổi thẩm phán

tham phan bi thay doi theo luat dinh
Các trường hợp thay đổi thẩm phán được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Thẩm phán bị thay đổi trong vụ án dân sự khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại (Điều 52 và Điều 53 Bộ luật tố tụng dân sự 2015), cụ thể như sau:

  • Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự. Người thân thích được xác định là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi,… được quy định tại (Nghị quyết 03/2004/NQ-HĐTP).
  • Đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc đó;
  • Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ;
  • Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau; trong trường hợp này, chỉ có một người được tiến hành tố tụng;
  • Đã tham gia giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ việc dân sự và đã ra bản án/quyết định trong các quá trình xét xử theo các cấp hoặc quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc, quyết định công nhận sự thỏa thuận; trừ trường hợp là thành viên của Hội đồng Thẩm phán TANDTC, Ủy ban Thẩm phán TAND tối cao thì vẫn được tham gia giải quyết vụ việc đó theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
  • Đã là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thẩm tra viên, thư ký tòa án, kiểm sát viên, kiểm tra viên.

Trình
tự thủ tục yêu cầu và ra quyết định thay đổi thẩm phán

duong su viet don yeu cau
Đương sự nộp đơn yêu cầu thay đổi thẩm phán gửi đến Chánh án tòa án

Khi thấy có đủ căn cứ cho rằng Thẩm phán không vô tư khi làm nhiệm vụ, đương sự được thực hiện quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật. Thủ tục thay đổi được quy định tại (Điều 56 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).

Trước khi mở
phiên tòa:

Bước 1: Đương sự gửi đơn yêu cầu đến Chánh án tòa án nơi có
thẩm phán đang thụ lý vụ án (đơn thay đổi
thẩm phán
). Nội dung đơn: nêu rõ lý do và căn cứ chứng minh sai phạm trong
nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán.

Bước 2: Chánh án
Tòa án xem xét và giải quyết đơn của người yêu cầu.

Bước 3: Trường hợp thẩm phán đang phụ trách giải quyết vụ
án đồng thời giữ chức vụ Chánh án tại tòa thì gửi đơn yêu cầu lên Chánh án Tòa
án cấp trên trực tiếp xem xét và giải quyết.

Bước 4: Chánh án Tòa án ra quyết định thay đổi thẩm phán, thông
báo thay đổi thẩm phán
đến đương sự bằng văn bản. thông báo thay đổi thẩm
phán đến đương sự bằng văn bản. theo mẫu số 17-VDS Nghị quyết số
04/2018/NQ-HĐTP. Trường hợp Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án Tòa thì thẩm quyền
quyết định việc thay đổi như sau:

  • Thẩm phán là Chánh
    án TAND cấp huyện thì do Cháng án TAND cấp tỉnh quyết định;
  • Thẩm phán là
    Chánh án TAND cấp tỉnh thì do Chánh án TAND cấp cao có thẩm quyền theo lãnh thổ
    đối với TAND cấp tỉnh đó quyết định;
  • Thẩm phán là
    Chánh án TAND cấp cao thì do Chánh án TAND tối cao quyết định.

Tại phiên tòa:

Bước 1: Trước khi diễn ra phần xét hỏi tại phiên tòa. Chủ tọa phiên tòa xem xét
quyền và nghĩa vụ của đương sự.

Bước 2: Việc thay đổi Thẩm phán do Hội đồng xét xử quyết định
sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi. Nếu yêu cầu thay đổi trong
quá trình giải quyết vụ án tại tòa thì đương sự phải nêu rõ lý do và căn cứ chứng
minh cho yêu cầu thay đổi thẩm phán.

Bước 3: Hội đồng xét xử sẽ xem xét thảo luận tại phòng nghị
án và quyết định theo đa số về yêu cầu của đương sự.

Bước 4: Quyết định thay đổi thẩm phán của Hội đồng xét xử phải được lập thành văn bản theo mẫu số 18-VDS (Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐTP).

Bước 5: Trường hợp phải thay đổi Thẩm phán thì Hội đồng xét
xử ra quyết định hoãn phiên tòa. Chánh án Tòa án quyết định cử Thẩm phán thay
thế người bị thay đổi.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hoãn
phiên tòa, phiên họp, Chánh án Tòa án phải cử người thay thế.

Như đã nói ở trên, yêu cầu thay đổi thẩm phán là quyền
của đương sự. Chánh án Tòa phải có trách nhiệm giải quyết yêu cầu của đương sự
trong những trường hợp yêu cầu thay đổi của đương sự là đúng quy định của pháp
luật.

Trường hợp đương sự đã yêu cầu Tòa án giải quyết nhưng Tòa án không xem xét và giải quyết theo luật định thì đương sự có quyền khiếu nại theo trình tự và thủ tục Luật khiếu nại.

Trên đây là nội dung tư vấn liên quan đến quyền yêu cầu thay đổi thẩm phán giải quyết trong vụ án dân sự.

Nếu có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc có yêu cầu tư vấn pháp luật, quý bạn đọc vui lòng liên hệ chúng tôi thông qua hotline bên dưới để được hỗ trợ kịp thời về những vướng mắc pháp lý. Xin cảm ơn.

Có thể bạn quan tâm

Bài viết nói về: Được quyền thay đổi thẩm phán đang giải quyết trong vụ án dân sự không ?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng

March 24, 2020 at 01:00PM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/03/24/duoc-quyen-thay-doi-tham-phan-dang-giai-quyet-trong-vu-an-dan-su-khong/

Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2020

Khung hình phạt tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản do mình quản lý là hành vi khách quan thuộc cấu thành của Tội tham ô được quy định tại Điều 353 Bộ luật hình sự 2015. Pháp luật quy định khung hình phạt dành cho Tội tham ô như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến quý độc giả thông tin tham khảo về vấn đề này.

1

Lòng tham khiến đội ngũ cán bộ bất chấp kỷ cương phép nước

1. Cấu thành Tội tham ô tài sản (Điều 353)

1.1. Khách thể

Xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức; làm suy giảm lòng tin, uy tín của nhân dân đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức.

1.2. Chủ thể:

Chủ thể đặc biệt, phải là người có chức vụ, quyền hạn và có khả năng sử dụng chức vụ, quyền hạn đó để thực hiện hành vi trái pháp luật.

1.3. Khách quan:

  • Hành vi khách quan: lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản thuộc trách nhiệm quản lý của mình.
  • Giá trị tài sản bị chiếm đoạt là từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau:
  • Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
  • Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương XXIII về các tội phạm tham nhũng của Bộ luật hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
  • Hậu quả: Thiệt hại về tài sản do hành vi chiếm đoạt của người phạm tội gây ra.

Ví dụ: Ông A là Hiệu trưởng trường đại học công lập X. trong quá trình công tác, ông A đã chỉ đạo kế toán trưởng là bà B khai khống chi phí mua sắm trang thiết bị dạy học. Toàn bộ số tiền chênh lệch bị ông A sử dụng vào mục đích cá nhân.

1.4. Chủ quan:

Hình thức lỗi là cố ý trực tiếp.

2

Người phạm tội phải chịu bản án thích đáng

2. Khung hình phạt dành cho Tội tham ô (Điều 353)

2.1. Cấu thành cơ bản

Người phạm tội thuộc quy định khoản 1 Điều này thì bị phạt tù từ 01 năm đến 06 năm.

2.2. Cấu thành tăng nặng

Người phạm tội có tình tiết định khung tăng nặng tại một trong các khoản 2, khoản 3 hoặc khoản 4 Điều này thì bị phạt tù với khung hình phạt tương ứng lần lượt là:

  • Từ 06 năm tù đến 13 năm tù với trường hợp tại khoản 2;
  • Từ 13 năm tù đến 20 năm tù với trường hợp tại khoản 3;
  • 20 năm tù hoặc tù chung thân với trường hợp tại khoản 4.

2.3. Hình phạt bổ sung

Ngoài hình phạt chính là phạt tù có thời hạn hoặc không có thời hạn, người phạm Tội tham ô tài sản còn phải chịu các hình phạt bổ sung như sau:

  • Bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm;
  • Có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
  • Có thể tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

3

Cùng là tội phạm về liên quan đến chức vụ nhưng không cùng tội danh

3. Phân biệt với một số tội danh khác

3.1. Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355)

Điểm khác biệt cơ bản của tội danh này với Tội tham ô tài sản đó là:

  • Lạm dụng chức vụ, quyền hạn tức là sử dụng chức vụ, quyền hạn vượt ra ngoài chức năng, nhiệm vụ được giao để thực hiện hành vi phạm tội;
  • Tài sản bị chiếm đoạt không thuộc trách nhiệm quản lý của người phạm tội.

3.2. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 356)

Điểm khác biệt cơ bản của tội danh này với Tội tham ô tài sản đó là:

  • Hành vi khách quan là lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước; quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
  • Hậu quả có thể là thiệt hại về tài sản hoặc thiệt hại khác;
  • Phải có động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác.

3.3. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi (Điều 358)

Điểm khác biệt cơ bản của tội danh này với Tội tham ô tài sản đó là:

  • Hành vi khách quan là lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian đòi, nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào dưới mọi hình thức để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc liên quan trực tiếp đến công việc của họ, làm một việc không được phép làm;
  • Phải có mục đích phạm tội là để trục lợi.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về Tội tham ô tài sản. Nếu quý bạn đọc còn điều gì chưa tường tận xin vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi qua hotline dưới đây để nhận được sự tư vấn miễn phí từ đội ngũ Luật sư. Xin cảm ơn.

Tham khảo thêm:

#vuvietnang- là Luật sư Cộng sự Công ty Luật Long Phan PMT. Có hơn 30 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực Hành chính, dân sự.

Địa chỉ: Số 69, TDP số 2, thị trấn Yên Định, Hải Hậu, Nam Định
Site: https://sites.google.com/site/lsvuvietnang/

Form đăng ký tư vấn: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSd6xk6R4WWb26iIhNq-t3kaMyB266xnHL1R06fmUShcHnAQQQ/viewform?usp=sf_link

Bản đồ chỉ đường: https://www.google.com/maps/d/viewer?mid=1qhIRBG-CrbYey5IZjfVyGPjOTchtQ09z

Mạng xã hội: https://drive.google.com/file/d/1vX3cGDk2NdGCz3b2DKzIhGPFoUyfK0AV/view?usp=sharing



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/03/15/khung-hinh-phat-toi-loi-dung-chuc-vu-quyen-han-chiem-doat-tai-san/

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG  Trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng phức tạp, dịch vụ luật sư lao động đang trở thành lựa chọn tối ưu cho do...