Thứ Hai, 1 tháng 11, 2021

Tư vấn giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Tư vấn giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong số các dịch vụ pháp lý mà Long Phan PMT cung cấp cho Quý khách hàng, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho quý khách khi giải quyết tranh chấp. Qua bài viết, chúng tôi mang đến quý khách hàng thông tin pháp lý về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Mời các bạn tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

Tư vấn giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Tư vấn giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Theo quy định tại khoản 3 Điều 585 Bộ luật dân sự 2015, khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế (phát sinh tranh chấp) thì bên gây thiệt hại hoặc bị thiệt hại đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

Thẩm quyền giải quyết

Theo quy định tại khoản 6 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì tòa án có thẩm quyền giải quyết  tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Và theo Điều 35, Điều 37 quy định rõ thẩm quyền Tòa án nhân dân cấp huyện  và Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong giải quyết tranh chấp ngoài hợp đồng như sau:

  • Tòa án nhân dân cấp huyện: có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại về hợp đồng theo thủ tục sơ thẩm. Do đó có thể nộp đơn khởi kiện lên tòa án nhân dân cấp huyện để tiến hành giải quyết tranh chấp
  • Tòa án nhân dân cấp tỉnh: có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Và có thẩm quyền giải quyết khi có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

>>>Xem thêm: Hướng dẫn xử lý bồi thường thiệt hại do vật nuôi gây ra

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Theo quy định tại điều 588 Bộ luật dân sự 2015 thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Án phí, lệ phí

Theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí. Đối với giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng án phí sẽ được áp dụng theo tranh chấp dân sự có ngạch nên tùy theo mức  yêu cầu bồi thường thiệt hại sẽ  làm cơ sở để tính án phí và lệ phí là 300.000 đồng.

Khởi kiện tại Tòa án

Khởi kiện tại Tòa án

Căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Theo quy định tại điều 584 Bộ luật dân sự 2015 thì căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng dựa vào:

Thứ nhất, có hành  vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác;

Thứ hai, có thiệt hại xảy ra. Thiệt hại là điều kiện bắt buộc phải có để xác định bồi thường thiệt hại, nếu không có thiệt hại thì không phải  bồi thường. Thiệt hại gồm thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng, do danh dự nhân phẩm bị xâm phạm;

Thứ ba, Nếu  thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại thì Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

>>>Xem thêm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khi các bên đều có lỗi

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Theo quy định tại điều 585 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau:

  • Thiệt hại thực tế xảy ra phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời;
  • Các bên có thể thỏa thuận với nhau  về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
  • Nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình thì người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường;
  • Nếu mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường;
  • Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
  • Nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình thì bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường.

>>>Xem thêm: Bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm giải quyết như thế nào?

Trên đây là tư vấn giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này cần tư vấn luật dân sự vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 hoặc liên hệ TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ để được  tư vấn nhanh nhất và kịp thời. Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.



Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG  Trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng phức tạp, dịch vụ luật sư lao động đang trở thành lựa chọn tối ưu cho do...