Thủ tục hủy giao dịch mua bán giả nhằm đảo bảo cho việc vay tiền được pháp luật quy định như thế nào? Xuất phát từ thực tế có rất nhiều giao dịch giả tạo được xác lập hàng ngày, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của các chủ thể. Vậy khi không may vướng vào các giao dịch này chúng ta cần làm gì để đảm bảo được quyền lợi hợp pháp của mình? Sau đây Luật sư hợp đồng sẽ hướng dẫn bạn các thủ tục giúp bạn hủy giao dịch để đảm bảo quyền lợi của mình.
Hủy giao dịch mua bán giả nhằm đảo bảo cho việc vay tiền
>>>Xem thêm: Thủ tục khởi kiện tuyên vô hiệu hợp đồng mua bán đất do bị lừa dối
Hiệu lực pháp lý của giao dịch mua giả nhằm đảm bảo cho việc vay tiền
Theo Điều 124 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
- Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị chê giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc hoặc khác có liên quan.
- Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ đối với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.
Giao dịch mua bán giả nhằm che giấu đảm bảo cho việc vay tiền là giao dịch dân sự giả tạo. Giao dịch dân sự được xác lập do giả tạo là giao dịch dân sự được xác lập với sự mong muốn của các bên. Tuy nhiên, ý chí của các bên bày tỏ nhằm che giấu ý chí đích thực của các bên. Thông thường, việc các bên cố ý xác lập giao dịch giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác với mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ với một bên thứ ba hoặc trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ của một trong các bên chủ thể tham gia giao dịch.
Như vậy, với quy định tại Điều 124 Bộ luật Dân sự 2015, giao dịch mua bán giả nhằm đảm bảo cho việc vay tiền là giao dịch giả tạo và bị vô hiệu.
Hướng dẫn xử lý hủy giao dịch mua bán giả
Trên thực tế, để hủy giao dịch mua bán giả thực hiện theo cách thức thông thường là rất khó khăn. Cần có một hướng xử lý đảm bảo và hiệu quả nhất, đó là thông quả thủ tục Tư pháp. Các bên đều có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án “tuyên bố giao dịch vô hiệu”.
Việc xác lập giao dịch mua bán giả nhằm đảm bảo cho việc vay tiền có dấu hiệu của giao dịch dân sự giả tạo, thì giao dịch mua bán giả đó sẽ bị vô hiệu.
Hướng dẫn xử lý hủy giao dịch mua bán giả
>>>Xem thêm: Cho vay tiền không có giấy tờ có đòi được không
Khi giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý được quy định tại Điều 131 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
- Không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
- Các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền đề hoàn trả,
- Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức.
- Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
- Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật Dân sự, luật khác có liên quan quy định.
Như vậy, các bên khi khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, thì hậu quả pháp lý sẽ được giải quyết như trên.
Trình tự, thủ tục hủy giao dịch mua bán giả
Khởi kiện
Theo quy định tại Điều 186 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Như vậy, cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc thông qua người đại diện hợp pháp có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố hủy giao dịch mua bán giả.
Thời hiệu khởi kiện
Theo Điều 132 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, thì đối với giao dịch dân sự giả tạo (Điều 124 Bộ luật này) thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế. Tức là, chủ thể có thể khởi kiện đến Tòa án bất kỳ lúc nào để yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu mà không có sự giới hạn về thời gian.
Việc quy định thời hiệu không xác định này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ trật tự xã hội, lợi ích nhân dân, cộng đồng và Nhà nước.
Hồ sơ khởi kiện
Khi thực hiện khởi kiện chủ thể cần chuẩn bị hồ sơ theo đúng các yêu cầu của pháp luật, cụ thể như sau:
- Đơn khởi kiện theo mẫu số 23 Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP có đầy đủ nội dung được quy định tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
- Giấy chứng minh nhân dân/căn cước công dân người khởi kiện.
- Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm như: hợp đồng vay tiền, giấy tờ, hợp đồng xác lập giao dịch mua bán, biên nhận tiền, các loại giấy tờ khác có liên quan,….
Trình tự, thủ tục hủy giao dịch mua bán giả
>>>Xem thêm: Thủ tục khởi kiện hủy hợp đồng đặt cọc mua nhà đất
Trên đây là những nội dung hướng dẫn của Công ty Luật Long Phan PMT về thủ tục hủy giao dịch mua bán giả nhằm đảo bảo cho việc vay tiền. Để được biết thêm chi tiết và tư vấn các vấn đề pháp lý một cách chi tiết và kịp thời nhất, bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Dân sự và TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ của Công ty Luật Long Phan PMT qua số HOTLINE 1900.63.63.87. Xin cảm ơn!
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.
Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét