Trình tự, thủ tục đăng ký tàu biển nhận được sự quan tâm khá lớn từ các chủ sở hữu tàu biển. Bởi tàu biển là một loại tài sản đặc biệt mà pháp luật quy định phải đăng ký nhằm ghi và lưu trữ thông tin của tàu biển. Vậy pháp luật hiện hành quy định như thế nào về trình tự, thủ tục này? Bài viết sau đây của Luật Long Phan sẽ giúp các bạn giải đáp được thắc mắc trên, mời Quý bạn đọc theo dõi.
Trình tự, thủ tục đăng ký tàu biển
>>>Xem thêm: Thủ tục giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án đầu tư
Các loại tàu biển phải đăng ký
Căn cứ tại Điều 19 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, thì các loại tàu biển phải đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam:
- Tàu biển có động cơ với tổng công suất máy chính từ 75 kilowatt(KW) trở lên;
- Tàu biển không có động cơ, nhưng có tổng dung tích từ 50 GT trở lên hoặc có trọng tải từ 100 tấn trở lên hoặc có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét (m) trở lên;
- Tàu biển nhỏ hơn các loại tàu biển trên, nhưng hoạt động tuyến nước ngoài.
Điều kiện đăng ký tàu biển Việt Nam
Theo Điều 20 Bộ luật Hàng hài Việt Nam 2015, thì tàu biển khi đăng ký phải có đủ các điều kiện sau:
- Giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu biển;
- Giấy chứng nhận dung tích, giấy chứng nhận phân cấp tàu biển;
- Tên gọi riêng của tàu biển;
- Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký hoặc xóa đăng ký, nếu tàu biển đó đã được đăng ký ở nước ngoài, trừ trường hợp đăng ký tạm thời;
- Chủ tàu có trụ sở, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam;
- Tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng lần đầu tiên đăng ký hoặc đăng ký lại tại Việt Nam phải có tuổi tàu phù hợp với từng loại tàu biển theo quy định của Chính phủ;
- Đã nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
Các hình thức đăng ký tàu biển
Tại Điều 7 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 đã quy định các hình thức đăng ký tàu biển Việt Nam gồm:
- Đăng ký tàu biển không thời hạn;
- Đăng ký tàu biển có thời hạn;
- Đăng ký thay đổi;
- Đăng ký tàu biển tạm thời;
- Đăng ký tàu biển đang đóng;
- Đăng ký tàu biển loại nhỏ.
Trình tự, thủ tục đăng ký
Thủ tục đăng ký tàu biển không thời hạn
Thành phần hồ sơ
Theo Điều 9 Nghị định 171/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 86/2020/NĐ-CP:
- Tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
- Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển hoặc Giấy chứng nhận xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa đối với phương tiện thủy nội địa cấp VR-SB đã qua sử dụng hoặc biên bản nghiệm thu bàn giao tàu đối với tàu biển được đóng mới;
- Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc các bằng chứng khác có giá trị tương đương để chứng minh quyền sở hữu đối với tàu biển;
- Giấy chứng nhận dung tích tàu biển;
- Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển;
- Tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế và chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước; tàu biển là đối tượng không phải nộp lệ phí thì nộp tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam;
- Chủ tàu là cá nhân phải nộp thêm bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu; chủ tàu là cá nhân người nước ngoài thì nộp bản sao hộ chiếu.
Thủ tục đăng ký tàu biển có thời hạn
Thành phần hồ sơ
Theo Điều 10 Nghị định 171/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 86/2020/NĐ-CP:
- Tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
- Giấy chứng nhận dung tích tàu;
- Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký (nếu tàu biển đó đăng ký ở nước ngoài) hoặc xóa đăng ký tàu biển;
- Hợp đồng thuê mua tàu hoặc hợp đồng thuê tàu trần;
- Biên bản bàn giao tàu;
- Tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế và chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước; tàu biển là đối tượng không phải nộp lệ phí thì nộp tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế;
- Chủ tàu là cá nhân thì phải nộp thêm bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu.
Hồ sơ đăng ký
>>>Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục xin cấp số nhà
Thủ tục đăng ký tàu biển tạm thời
Thành phần hồ sơ
Điều 11 Nghị định 171/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 86/2020/NĐ-CP:
- Trường hợp chưa nộp phí, lệ phí, hồ sơ đăng ký gồm: Tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 01; các giấy tờ quy định tại các điểm b, c, g, h khoản 2 Điều 9 của Nghị định này và Giấy chứng nhận dung tích tàu biển, Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển hiện có của tàu;
- Trường hợp chưa có giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển, hồ sơ đăng ký gồm: Tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 01; các giấy tờ quy định tại các điểm c, g, h khoản 2 Điều 9 Nghị định này và Giấy chứng nhận dung tích tàu biển, Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển hiện có của tàu;
- Trường hợp thử tàu đóng mới, hồ sơ đăng ký gồm: Tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 01 ; các giấy tờ quy định tại các điểm c, g, h khoản 2 Điều 9 Nghị định này và bản số liệu dung tích của tàu;
- Trường hợp nhận tàu đóng mới để đưa về nơi đăng ký trên cơ sở hợp đồng đóng tàu, hồ sơ đăng ký gồm: Tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 01; các giấy tờ quy định tại các điểm c, d, đ, g và h khoản 2 Điều 9 của Nghị định này.
Thủ tục đăng ký tàu biển đang đóng
Thành phần hồ sơ
Điều 13 Nghị định 171/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 86/2020/NĐ-CP:
- Tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 01
- Hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc hợp đồng mua bán tàu biển đang đóng;
- Giấy xác nhận tàu đã đặt sống chính của cơ sở đóng tàu có xác nhận của tổ chức đăng kiểm; trường hợp tàu không có sống chính thì sử dụng giấy xác nhận của cơ sở đóng tàu;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam;
- Chủ tàu là cá nhân còn phải nộp giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu; chủ tàu là cá nhân người nước ngoài thì nộp hộ chiếu.
Thủ tục đăng ký tàu biển loại nhỏ
Thành phần hồ sơ
Điều 14 Nghị định 171/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 86/2020/NĐ-CP:
Gồm các giấy tờ, tài liệu quy định tại các điểm a, b, c, e, g và h tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này.
Cơ quan giải quyết
Theo Điều 4 Nghị định 171/2016/NĐ-CP, cơ quan đăng ký tàu biển gồm:
- Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện chức năng của cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam.
- Các Chi cục hàng hải, Cảng vụ hàng hải thực hiện đăng ký tàu biển theo phân cấp của Cục Hàng hải Việt Nam.
Phương thức nộp và kết quả đăng ký
Nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến cơ quan đăng ký tàu biển. Sau 02 ngày làm việc, cơ quan đăng ký tàu biển sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển và trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không cấp giấy chứng nhận sẽ trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
Kết quả đăng ký
>>>Xem thêm: Thủ tục khởi kiện đòi bồi thường khi bị đuổi việc
Trên đây là những nội dung hướng dẫn của Công ty Luật Long Phan PMT về trình tự, thủ tục đăng ký tàu biển. Để được biết thêm chi tiết và giải đáp các vấn đề pháp lý một cách chi tiết và kịp thời nhất, bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp với TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ qua số HOTLINE 1900.63.63.87. Xin cảm ơn!
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.
Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét