Thứ Bảy, 6 tháng 11, 2021

Thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp cao

Thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp cao theo pháp luật hiện hành được quy định, thẩm quyền xét xử của toà án nhân dân cấp cao như thế nào? Và các thủ tục kháng cáo, kháng nghị khi phát hiện vi phạm trong bản án, quyết định của Tòa án sẽ được thực hiện như thế nào? Sau đây Luật sư sẽ tư vấn về nội dung trên.

Thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp cao

Thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp cao

Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền xét xử như thế nào?

Căn cứ Điều 29 Luật tổ chức Tòa án 2014, Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền như sau:

– Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.

– Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng

 Cơ cấu, tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao

Căn cứ Điều 30 Luật tổ chức Tòa án 2014, Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao gồm:

  • Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao.
  • Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên.
  • Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
  • Bộ máy giúp việc.

Tòa án nhân dân cấp cao có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động.

Cơ cấu, tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao

Cơ cấu, tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao

Thẩm quyền xét xử phúc thẩm

Người có quyền kháng cáo

Căn cứ quy định tại Điều 271 Bộ Luật tố tụng Dân sự 2015, người có thẩm quyền kháng cáo bao gồm:

  • Đương sự, người đại diện hợp pháp của họ
  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện

Phạm vi kháng cáo

Người có quyền có thể kháng cáo yêu cầu TAND cấp cao xét xử phúc thẩm đối với một phần hoặc toàn bộ bản án hoặc quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.

Thời hạn kháng cáo

Tại Điều 273 Bộ Luật tố tụng Dân sự 2015 quy định về thời hạn kháng cáo như sau:

– Đối với bản án:

  • Đương sự có mặt tại phiên tòa: 15 ngày, kể từ ngày tuyên án.
  • Đương sự vắng mặt tại phiên tòa: 15 ngày tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết.

– Đối với quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ giải quyết vụ án: 07 ngày, kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định.

– Nếu đơn kháng cáo gửi qua đường bưu điện thì ngày kháng cáo được tính từ ngày bưu điện nơi gửi đóng dấu ở phong bì.

– Việc kháng cáo quá hạn có thể được chấp nhận nếu có lý do chính đáng

Đơn kháng cáo

Căn cứ Điều 272 Bộ Luật tố tụng Dân sự 2015 quy định đơn kháng cáo phải có các nội dung chính sau đây:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;
  • Tên, địa chỉ của người kháng cáo;
  • Kháng cáo phần nào của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
  • Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo;
  • Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.

– Đơn kháng cáo phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm.

– Kèm theo đơn kháng cáo là tài liệu, chứng cứ bổ sung, nếu có để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.

>>>Xem thêm: Hướng Dẫn Thủ Tục Kháng Cáo Vụ Án Dân Sự

Thẩm quyền Giám đốc thẩm:

Căn cứ, điều kiện kháng nghị giám đốc thẩm

Theo Khoản 1 Điều 326 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có căn cứ sau:

  • Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.
  • Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật.
  • Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.

Bên cạnh đó, tại Điều này còn quy định điều kiện kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm như sau:

  • Có một trong các căn cứ kháng nghị nêu trên;
  • Có đơn đề nghị hoặc có thông báo, kiến nghị theo quy định. Trường hợp xâm phạm lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba thì không cần phải có đơn đề nghị.

>>>Xem thêm: Căn Cứ Để Kháng Nghị Theo Thủ Tục Giám Đốc Thẩm Dân Sự

Thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm

Theo Điều 334 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là 3 năm kể từ ngày bản án quyết định có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm có thể kéo dài thêm 02 năm nếu thuộc các trường hợp sau:

Đương sự đã có đơn đề nghị theo quy định tại Khoản 1 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và sau khi hết thời hạn kháng nghị quy định tại Khoản 1 Điều 334 đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị.

Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật theo quy định tại Khoản 1 Điều 326 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba, xâm phạm lợi ích của cộng đồng, lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó.

Trình tự, thủ tục kháng nghị giám đốc thẩm

Căn cứ Điều 328, Điều 329 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015, đương sự yêu cầu kháng nghị giám đốc thẩm thực hiện theo thủ tục sau:

  • Người đề nghị phải có Đơn đề nghị xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
  • Tòa án, Viện kiểm sát nhận đơn đề nghị do đương sự nộp trực tiếp tại Tòa án, Viện kiểm sát hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn, cấp giấy xác nhận đã nhận đơn cho đương sự.
  • Tòa án, Viện kiểm sát thụ lý đơn đề nghị. Trường hợp đơn không đủ điều kiện thì yêu cầu người gửi đơn sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 01 tháng; hết thời hạn này mà người gửi đơn không sửa đổi, bổ sung thì trả lại đơn đề nghị, nêu rõ lý do và ghi chú vào sổ nhận đơn.
  • Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm sẽ xem xét, quyết định việc kháng nghị; trường hợp không kháng nghị thì thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho đương sự.

Thủ tục kháng nghị giám đốc thẩm

Thủ tục kháng nghị giám đốc thẩm

>>>Xem thêm: Có Được Thay Đổi Kháng Cáo Tại Phiên Tòa Phúc Thẩm Dân Sự?

Trên đây là toàn bộ bài viết tư vấn về thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp cao. Nếu quý bạn đọc có bất cứ khó khăn hay có những vấn đề khác liên quan đến lĩnh vực dân sự cần hỗ trợ thì hãy gọi ngay vào HOTLINE 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ hỗ trợ tư vấn. Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.



Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG  Trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng phức tạp, dịch vụ luật sư lao động đang trở thành lựa chọn tối ưu cho do...