Thứ Tư, 10 tháng 11, 2021

Thời hạn xem xét một vụ án dân sự bị kháng cáo là bao lâu?

Khi xét thấy bản án/quyết định mà Tòa án tuyên bố trong vụ án dân sự không bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho mình hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, đương sự có thể kháng cáo bản án/quyết định của tòa án. Vậy thời hạn xem xét vụ án dân sự bị kháng cáo là bao lâu? Luật Long Phan PMT sẽ tiến hành giải đáp các vướng mắc liên quan, mời quý bạn đọc cùng đón xem:

Thời hạn xem xét một vụ án dân sự bị kháng cáo là bao lâu

Thời hạn xem xét một vụ án dân sự bị kháng cáo là bao lâu

Thời hạn xem xét vụ án dân sự bị kháng cáo

Theo quy định tại Điều 285 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thời hạn để Tòa án xem xét một vụ án dân sự bị kháng cáo được quy định như sau:

  • Ngay sau khi nhận được đơn kháng cáo, tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm phải vào sổ thụ lý. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án và thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có)
  • Trong thời hạn 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án, tùy từng trường hợp, Tòa án cấp phúc thẩm ra một trong các quyết định tạm đình chỉ/đình chỉ/đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm có thể quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không được quá 01 tháng
  • Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.

Như vậy, thời hạn xem xét vụ án dân sự bị kháng cáo của Tòa án nhiều nhất là 06 tháng, trừ trường hợp có quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật

Người có quyền kháng cáo

Theo Điều 271 BLTTDS 2015, Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.

Người có quyền kháng cáo

Người có quyền kháng cáo

>>>Xem thêm: Làm gì khi kháng cáo bị quá hạn

Trình tự, thủ tục kháng cáo vụ án dân sự

  • Chuẩn bị đơn kháng cáo: Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự phải làm đơn kháng cáo. Đơn kháng cáo phải có các nội dung: Ngày tháng làm đơn, thông tin người kháng cáo, thông tin người bị kháng cáo, bản án bị kháng cáo, phạm vi kháng cáo, lý do kháng cáo, chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo (Điều 272 BLTTDS 2015)
  • Người kháng cáo gửi đơn kháng cáo đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm. Khi gửi đơn kháng cáo, người kháng cáo phải gửi kèm tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) để chứng minh việc kháng cáo là có căn cứ và hợp pháp
  • Tòa án cấp sơ thẩm sẽ tiến hành xem xét đơn kháng cáo và xử lý theo quy định tại Điều 275 BLTTDS 2015
  • Người kháng cáonộp tạm ứng án phí phúc thẩm. Trong thời hạn 10 ngày, người kháng cáo phải nộp tạm ứng án phí phúc thẩm và phải nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí phúc thẩm (Điều 275 BLTTDS 2015)
  • Tòa án sẽ thông báo về việc kháng cáo
  • Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp phúc thẩm trong thời hạn 05 ngày làm việc theo quy định tại Điều 283 BLTTDS 2015

Một số lưu ý đối với giai đoạn phúc thẩm vụ án dân sự

  • Theo quy định tại Điều 277 BLTTDS 2015, sau khi chấp nhận đơn kháng cáo hợp lệ, tòa án cấp sơ thẩm phải thông báo ngay bằng văn bản cho viện kiểm sát cùng cấp và đương sự có liên quan đến kháng cáo biết về việc kháng cáo kèm theo bản sao đơn kháng cáo, tài liệu, chứng cứ bổ sung mà người kháng cáo gửi kèm đơn kháng cáo
  • Điều 281 BLTTDS 2015 quy định, Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị phải gửi ngay quyết định kháng nghị cho đương sự có liên quan đến kháng nghị
  • Tòa án cấp phúc thẩm đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với những phần của vụ án mà người kháng cáo đã rút kháng cáo hoặc viện kiểm sát đã rút kháng nghị. Việc đình chỉ xét xử phúc thẩm trước khi mở phiên tòa do thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định, tại phiên tòa do hội đồng xét xử quyết định
  • Riêng đối với trường hợp kháng cáo quá hạn, tòa án cấp sơ thẩm chỉ gửi hồ sơ vụ án cho tòa án cấp phúc thẩm sau khi nhận được văn bản của tòa án cấp phúc thẩm về việc chấp nhận lý do kháng cáo quá hạn.

Một số lưu ý đối với giai đoạn phúc thẩm vụ án dân sự

Một số lưu ý đối với giai đoạn phúc thẩm vụ án dân sự

>>>Xem thêm: Thời hạn kháng cáo quyết định giải quyết việc dân sự

Trên đây là toàn bộ nội dung về các vấn đề liên quan đến thời hạn xem xét một vụ án dân sự bị kháng cáo. Nếu quý bạn đọc có bất kỳ vướng mắc nào khác, vui lòng liên hệ qua Hotline: 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ của chúng tôi tư vấn rõ hơn. Chân thành cảm ơn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.



Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG  Trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng phức tạp, dịch vụ luật sư lao động đang trở thành lựa chọn tối ưu cho do...