Những lưu ý về nội dung Nghị quyết 42/2017 về xử lý nợ xấu như nguyên tắc xử lý, phạm vi áp dụng, các khoản nợ nào được xem là nợ xấu và chịu sự điều chỉnh của Nghị quyết này,… sẽ giúp cho các tổ chức xử lý nợ xấu thuận lợi hơn trong quy trình thu giữ tài sản để xử lý nợ xấu. Dưới đây là một số tư vấn của Luật Long Phan PMT về vấn đề này.
Phạm vi áp dụng của Nghị quyết 42/2017 về xử lý nợ xấu
Về chủ thể tiến hành xử lý nợ xấu
Theo Điều 2 Nghị quyết 42/2017 về xử lý nợ xấu, chủ thể tiến hành xử lý nợ xấu gồm:
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
- Tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng(tổ chức mua bán tín dụng)
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
>>>Xem thêm: Bảo lãnh bằng uy tín cho người khác vay có phải trả nợ thay không?
Về thời gian và cách thức xác định nợ xấu
Theo điều 4 Nghị quyết 42/2017 về xử lý nợ xấu, các khoản nợ được xác định là nợ xấu được xử lý theo Nghị quyết này gồm:
- Khoản nợ được hình thành và xác định là nợ xấu trước ngày 15 tháng 8 năm 2017
- Khoản nợ được hình thành trước ngày 15 tháng 8 năm 2017 và được xác định là nợ xấu trong thời gian Nghị quyết có hiệu lực (15/8/2017 – 14/8/2022)
Do đó, các khoản nợ được hình thành và xác định là nợ xấu sau ngày 15/8/2017 thì sẽ không áp dụng nghị quyết này.
Cách thức xác định nợ xấu là căn cứ vào Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này gồm:
- Khoản nợ đang hạch toán trong, ngoài bảng cân đối kế toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và được xác định theo quy định tại các điều 2, 3, 4 và 5 của Phụ lục
- Khoản nợ xấu mà tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu đã mua của tổ chức tín dụng.
Nguyên tắc xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42/2017 về xử lý nợ xấu
Theo Điều 3 Nghị quyết này việc xử lý nợ xấu phải tuân theo nguyên tắc sau:
- Bảo đảm công khai, minh bạch, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
- Phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống.
- Không sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình xử lý nợ xấu có hành vi vi phạm pháp luật và để xảy ra nợ xấu phải chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật.
Nguyên tắc xử lý nợ xấu
Việc Tòa án áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp tài sản bảo đảm
Theo điều 8 Nghị quyết 42/2017 này, tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm hoặc tranh chấp về quyền sử lý tài sản bảo đảm sẽ được Tòa án áp dụng thủ tục rút gọn khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
Trong hợp đồng bảo đảm : phải có sự thỏa thuận về việc bên bảo đảm có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu cho bên nhận bảo đảm hoặc là quyền xử lý tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu.
Giao dịch bảo đảm hoặc biện pháp bảo đảm đã được đăng ký theo quy định của pháp luật
Đương sự cư trú,tài sản tranh chấp đều tại Việt Nam. Trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài và đương sự ở Việt Nam có thỏa thuận đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn hoặc các đương sự giải trình được chứng cứ về quyền sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài sản.
>>>Xem thêm: Khách hàng không thanh toán công nợ xử lý như thế nào?
Quyền thu giữ tài sản bảo đảm theo Nghị quyết 42/2017 về xử lý nợ xấu
Theo Điều 7 Nghị quyết này quyền thu giữ tài sản được quy định như sau:
Tổ chức tín dụng,chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu có quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của bên bảo đảm, bên giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
Thứ nhất, Xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại Điều 299 Bộ luật dân sự 2015. Theo đó, quyền xử lý tài sản bảo đảm phát sinh trong các trường hợp sau:
- Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ
- Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật
- Trường hợp khác theo thỏa thuận hoặc luật có quy định
Thứ hai, hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận về việc bên bảo đảm đồng ý cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu khi xảy ra
Thứ ba, giao dịch bảo đảm, biện pháp bảo đảm đã đăng ký theo quy định pháp luật.
Thứ tư, tài sản bảo đảm không phải là tài sản tranh chấp trong vụ án đã thụ lý nhưng chưa giải quyết hoặc đang giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền; không đang bị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; không đang bị kê biên hoặc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật.
Thứ năm, đã hoàn thành nghĩa vụ công khai thông tin
Khi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm là bất động sản thì chậm nhất là 15 ngày trước ngày phải công khai thông tin về thời gian, địa điểm, tài sản bảo đảm được thu giữ, lý do thu giữ theo quy định sau:
- Đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử của mình;
- Gửi văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan Công và Thông báo cho bên bảo đảm bằng văn bản
- Niêm yết văn bản
>>>Xem thêm: Hướng dẫn xử lý tài sản thế chấp khi không đủ khả năng trả nợ
Ngân hàng tiến hành xử lý nợ xấu
Chính quyền địa phương các cấp và cơ quan Công an
Thực hiện việc bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm theo đề nghị . Trường hợp bên bảo đảm không hợp tác hoặc không có mặt theo thông báo của tổ chức xử lý nợ xấu . Trường hợp bên bảo đảm không hợp tác hoặc không có mặt theo thông báo thì đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm tham gia chứng kiến và ký biên bản thu giữ tài sản bảo đảm.
Bộ công an
Có nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự khi tiến hành xử lý nợ xấu
Trên đây là những lưu ý về nội dung Nghị quyết 42/2017 về xử lý nợ xấu .Quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này cần TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn nhanh nhất và kịp thời. Xin cảm ơn!
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.
Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét