Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2021

Thủ tục công nhận khu du lịch cấp tỉnh

Thủ tục công nhận khu du lịch cấp tỉnh được pháp luật quy định như thế nào? Bởi lẽ, hiện nay du lịch là thế mạnh, ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta. Nhiều khu vực, tình thành tại nước ta đều có tiềm năng về du lịch. Vậy để công nhận một khu du lịch thực hiện như thế nào? Bài viết sau đây của Luật Long Phan sẽ giúp các bạn giải đáp được thắc mắc trên.

công nhận khu du lịch cấp tỉnh

Công nhận khu du lịch cấp tỉnh

>>>Xem thêm: Tư vấn thành lập công ty kinh doanh lữ hành du lịch

Điều kiện công nhận khu du lịch cấp tỉnh

Căn cứ tại Điều 26 Luật Du lịch 2017 và Điều 12 Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định, thì điều kiện để công nhận khu du lịch cấp tỉnh gồm:

  • Có ít nhất 01 tài nguyên du lịch cấp tỉnh; có ranh giới xác định trên bản đồ địa hình do cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Tỷ lệ bản đồ phụ thuộc vào yêu cầu quản lý và địa hình khu vực.
  • Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đáp ứng nhu cầu lưu trú, ăn uống và các nhu cầu khác của khách du lịch, gồm: hệ thống điện lưới, hệ thống cung cấp nước sạch; cung cấp dịch vụ thuyết minh, hướng dẫn du lịch; có cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; có nội quy, hệ thống biển chỉ dẫn, thuyết minh về khu du lịch;…
  • Có kết nối với hệ thống hạ tầng giao thông, viễn thông quốc gia.
  • Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, gồm: có bộ phận bảo vệ, cứu hộ, cứu nạn; công khai số điện thoại, địa chỉ của tổ chức quản lý khu du lịch; nhà vệ sinh công cộng; có hệ thống thu gom và biện pháp xử lý rác thải; áp dụng các biện pháp phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật;…

Thành phần hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch cấp tỉnh

Theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Du lịch 2017. Hồ sơ 01 bộ, gồm:

  • Đơn đề nghị công nhận khu du lịch cấp tỉnh theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định (Mẫu số 02 Phụ lục II Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL).
  • Bản thuyết minh về điều kiện công nhận khu du lịch cấp tỉnh quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật này.

hồ sơ đề nghị

Hồ sơ đề nghị

>>>Xem thêm: Thủ tục công nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài

Trình tự, thủ tục công nhận khu du lịch cấp tỉnh

Trình tự thực hiện

Theo Điều 27 Luật Du lịch 2017, thì trình tự được quy định như sau:

  • Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc tổ chức quản lý khu du lịch nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi có khu du lịch;
  • Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận khu du lịch cấp tỉnh; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  • Đối với khu du lịch nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh lập hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch cấp tỉnh. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hội đồng thẩm định, quyết định công nhận khu du lịch cấp tỉnh.

Cách thức thực hiện

Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc tổ chức quản lý khu du lịch gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi có khu du lịch.

Thời hạn giải quyết

Tại khoản 2 Điều 27 Luật Du lịch 2017 cũng quy định về thời hạn giải quyết như sau:

  • Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận khu du lịch cấp tỉnh.

Cơ quan giải quyết

Theo các quy định tại Luật Du lịch 2017, thì:

  • Cơ quan có thẩm quyền quyết định công nhận khu du lịch cấp tình: Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
  • Cơ quan chuyên môn trực tiếp giải quyết hồ sơ: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Sở Du lịch) nơi có khu du lịch.

cơ quan giải quyết

Cơ quan giải quyết

>>>Xem thêm: Thủ tục công nhận thuận tình ly hôn theo quy định của pháp luật

Trên đây là những nội dung hướng dẫn của Công ty Luật Long Phan PMT về Thủ tục công nhận khu du lịch cấp tỉnh. Để được biết thêm chi tiết và tư vấn các vấn đề pháp lý một cách chi tiết và kịp thời nhất, bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp với TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ của Công ty Luật Long Phan PMT hông qua tổng đài 1900.63.63.87, Luật sư của Long Phan PMT hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Hotline 1900.63.63.87 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.



Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT

Thứ Năm, 25 tháng 11, 2021

Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản

Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản được pháp luật quy định và thực hiện như thế nào? Cơ sở kinh doanh cần đáp ứng các điều kiện gì để được cấp Giấy chứng nhận?  Bài viết sau đây của Luật Long Phan sẽ giúp quý bạn đọc giải đáp các thắc mắc liên quan đến vấn đề này.

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

>>>Xem thêm:  Thủ tục công bố chất lượng sản phẩm

Đối tượng xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản

Nghị định 38/2018/NĐ-CP quy định gồm các đối tượng sau:

  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước sinh hoạt nông thôn;
  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản;
  • Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ sở nêu trên.

Thành phần hồ sơ

Theo khoản 3 Điều 17 Nghị định 38/2018/NĐ-CP, thì hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP được lập thành 01 bộ, bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
  • Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở theo Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.

Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP

Tại khoản 4 Điều 17 Nghị định 38/2018/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Giấy chứng nhận ATTP) đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản như sau:

  • Cơ sở nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP cho cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP. Hồ sơ có thể được nộp theo một trong các hình thức sau: trực tiếp, gửi qua Fax, E-mail, mạng điện tử (sau đó gửi hồ sơ bản chính); gửi theo đường bưu điện;
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP của cơ sở, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP phải xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không đầy đủ;
  • Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP thực hiện thẩm tra hồ sơ thẩm định, xếp loại cơ sở và cấp Giấy chứng nhận ATTP trong 07 ngày làm việc (nếu cơ sở đã được thẩm định và xếp loại A hoặc B);
  • Hoặc tổ chức đi thẩm định thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở và cấp Giấy chứng nhận ATTP nếu đủ điều kiện trong thời hạn 15 ngày làm việc (trường hợp cơ sở chưa được thẩm định, xếp loại). Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận ATTP thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP

>>>Xem thêm:  Thủ tục thành lập công ty sản xuất nước đóng chai

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 38/2018/NĐ-CP quy định Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP là các cơ quan thẩm định quy định tại Điều 5 Thông tư này. Theo Điều 5 Nghị định 38/2018/NĐ-CP, thì Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP gồm:

  • Cơ quan ở cấp trung ương: Là các Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo phân công của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  • Cơ quan ở cấp địa phương: Do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định dựa trên phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình thực tiễn của địa phương và đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thời hạn của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP

Căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 38/2018/NĐ-CP, thì Giấy chứng nhận ATTP có hiệu lực trong thời gian 03 năm. 

Lưu ý, tại khoản 2 Điều 37 Luật An toàn thực phẩm 2010 có quy định: trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh.

Thời hạn của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP

Thời hạn của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP

>>>Xem thêm: Thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm

Trên đây là những nội dung hướng dẫn của Công ty Luật Long Phan PMT về Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản. Để được biết thêm chi tiết các vấn đề pháp lý hoặc cần sự giúp đỡ của TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ quý bạn đọc vui lòng liên hệ qua số HOTLINE 1900.63.63.87. Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.

 



Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT

Thứ Tư, 24 tháng 11, 2021

Trình tự, thủ tục đăng ký tàu biển

Trình tự, thủ tục đăng ký tàu biển nhận được sự quan tâm khá lớn từ các chủ sở hữu tàu biển. Bởi tàu biển là một loại tài sản đặc biệt mà pháp luật quy định phải đăng ký nhằm ghi và lưu trữ thông tin của tàu biển. Vậy pháp luật hiện hành quy định như thế nào về trình tự, thủ tục này? Bài viết sau đây của Luật Long Phan sẽ giúp các bạn giải đáp được thắc mắc trên, mời Quý bạn đọc theo dõi.

Trình tự, thủ tục đăng ký tàu biển

Trình tự, thủ tục đăng ký tàu biển

>>>Xem thêm: Thủ tục giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án đầu tư

Các loại tàu biển phải đăng ký

Căn cứ tại Điều 19 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, thì các loại tàu biển phải đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam:

  • Tàu biển có động cơ với tổng công suất máy chính từ 75 kilowatt(KW) trở lên;
  • Tàu biển không có động cơ, nhưng có tổng dung tích từ 50 GT trở lên hoặc có trọng tải từ 100 tấn trở lên hoặc có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét (m) trở lên;
  • Tàu biển nhỏ hơn các loại tàu biển trên, nhưng hoạt động tuyến nước ngoài.

Điều kiện đăng ký tàu biển Việt Nam

Theo Điều 20 Bộ luật Hàng hài Việt Nam 2015, thì tàu biển khi đăng ký phải có đủ các điều kiện sau:

  • Giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu biển;
  • Giấy chứng nhận dung tích, giấy chứng nhận phân cấp tàu biển;
  • Tên gọi riêng của tàu biển;
  • Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký hoặc xóa đăng ký, nếu tàu biển đó đã được đăng ký ở nước ngoài, trừ trường hợp đăng ký tạm thời;
  • Chủ tàu có trụ sở, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam;
  • Tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng lần đầu tiên đăng ký hoặc đăng ký lại tại Việt Nam phải có tuổi tàu phù hợp với từng loại tàu biển theo quy định của Chính phủ;
  • Đã nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

Các hình thức đăng ký tàu biển

Tại Điều 7 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 đã quy định các hình thức đăng ký tàu biển Việt Nam gồm:

  • Đăng ký tàu biển không thời hạn;
  • Đăng ký tàu biển có thời hạn;
  • Đăng ký thay đổi;
  • Đăng ký tàu biển tạm thời;
  • Đăng ký tàu biển đang đóng;
  • Đăng ký tàu biển loại nhỏ.

Trình tự, thủ tục đăng ký

Thủ tục đăng ký tàu biển không thời hạn

Thành phần hồ sơ

Theo Điều 9 Nghị định 171/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 86/2020/NĐ-CP:

  • Tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
  • Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển hoặc Giấy chứng nhận xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa đối với phương tiện thủy nội địa cấp VR-SB đã qua sử dụng hoặc biên bản nghiệm thu bàn giao tàu đối với tàu biển được đóng mới;
  • Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc các bằng chứng khác có giá trị tương đương để chứng minh quyền sở hữu đối với tàu biển;
  • Giấy chứng nhận dung tích tàu biển;
  • Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển;
  • Tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế và chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước; tàu biển là đối tượng không phải nộp lệ phí thì nộp tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam;
  • Chủ tàu là cá nhân phải nộp thêm bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu; chủ tàu là cá nhân người nước ngoài thì nộp bản sao hộ chiếu.

Thủ tục đăng ký tàu biển có thời hạn

Thành phần hồ sơ

Theo Điều 10 Nghị định 171/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 86/2020/NĐ-CP:

  • Tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
  • Giấy chứng nhận dung tích tàu;
  • Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
  • Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký (nếu tàu biển đó đăng ký ở nước ngoài) hoặc xóa đăng ký tàu biển;
  • Hợp đồng thuê mua tàu hoặc hợp đồng thuê tàu trần;
  • Biên bản bàn giao tàu;
  • Tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế và chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước; tàu biển là đối tượng không phải nộp lệ phí thì nộp tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế;
  • Chủ tàu là cá nhân thì phải nộp thêm bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu.

Hồ sơ đăng ký

Hồ sơ đăng ký

>>>Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục xin cấp số nhà

Thủ tục đăng ký tàu biển tạm thời

Thành phần hồ sơ

Điều 11 Nghị định 171/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 86/2020/NĐ-CP:

  • Trường hợp chưa nộp phí, lệ phí, hồ sơ đăng ký gồm: Tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 01; các giấy tờ quy định tại các điểm b, c, g, h khoản 2 Điều 9 của Nghị định này và Giấy chứng nhận dung tích tàu biển, Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển hiện có của tàu;
  • Trường hợp chưa có giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển, hồ sơ đăng ký gồm: Tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 01; các giấy tờ quy định tại các điểm c, g, h khoản 2 Điều 9 Nghị định này và Giấy chứng nhận dung tích tàu biển, Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển hiện có của tàu;
  • Trường hợp thử tàu đóng mới, hồ sơ đăng ký gồm: Tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 01 ; các giấy tờ quy định tại các điểm c, g, h khoản 2 Điều 9 Nghị định này và bản số liệu dung tích của tàu;
  • Trường hợp nhận tàu đóng mới để đưa về nơi đăng ký trên cơ sở hợp đồng đóng tàu, hồ sơ đăng ký gồm: Tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 01; các giấy tờ quy định tại các điểm c, d, đ, g và h khoản 2 Điều 9 của Nghị định này.

Thủ tục đăng ký tàu biển đang đóng

Thành phần hồ sơ

Điều 13 Nghị định 171/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 86/2020/NĐ-CP:

  • Tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 01
  • Hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc hợp đồng mua bán tàu biển đang đóng;
  • Giấy xác nhận tàu đã đặt sống chính của cơ sở đóng tàu có xác nhận của tổ chức đăng kiểm; trường hợp tàu không có sống chính thì sử dụng giấy xác nhận của cơ sở đóng tàu;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam;
  • Chủ tàu là cá nhân còn phải nộp giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu; chủ tàu là cá nhân người nước ngoài thì nộp hộ chiếu.

Thủ tục đăng ký tàu biển loại nhỏ

Thành phần hồ sơ

Điều 14 Nghị định 171/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 86/2020/NĐ-CP:

Gồm các giấy tờ, tài liệu quy định tại các điểm a, b, c, e, g và h tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này.

Cơ quan giải quyết

Theo Điều 4 Nghị định 171/2016/NĐ-CP, cơ quan đăng ký tàu biển gồm:

  • Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện chức năng của cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam.
  • Các Chi cục hàng hải, Cảng vụ hàng hải thực hiện đăng ký tàu biển theo phân cấp của Cục Hàng hải Việt Nam.

Phương thức nộp và kết quả đăng ký

Nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến cơ quan đăng ký tàu biển. Sau 02 ngày làm việc, cơ quan đăng ký tàu biển sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển và trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không cấp giấy chứng nhận sẽ trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

Kết quả đăng ký

Kết quả đăng ký

>>>Xem thêm: Thủ tục khởi kiện đòi bồi thường khi bị đuổi việc

Trên đây là những nội dung hướng dẫn của Công ty Luật Long Phan PMT về trình tự, thủ tục đăng ký tàu biển. Để được biết thêm chi tiết và giải đáp các vấn đề pháp lý một cách chi tiết và kịp thời nhất, bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp với TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ qua số HOTLINE 1900.63.63.87. Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.



Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT

Thứ Sáu, 19 tháng 11, 2021

Bồi thường thiệt hại khi ô tô bị thủy kích

Bồi thường thiệt hại khi ô tô bị thủy kích được quy định như thế nào? Người được bảo hiểm cần thực hiện các thủ tục nào để yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường thiệt hại. Làm thế nào để đảm bảo quyền lợi khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Nếu doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường không đúng trách nhiệm theo quy định thì nên xử lý như thế nào khi ô tô bị thuỷ kích. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn về các thông tin trên.

Ô tô bị thủy kích

Ô tô bị thủy kích

Ô tô bị thủy kích là gì?

Thủy kích là hiện tượng xe bị hư hỏng khi đi vào vùng ngập nước, có hai trường hợp gây ra thủy kích

  • Trường hợp thứ nhất, xe đang nổ máy và chạy vào vùng ngập nước dẫn đến nước tràn vào động cơ và khiến xe bị hư hỏng.
  • Trường hợp thứ hai, xe đang nổ máy và chạy vào vùng ngập nước làm cho xe bị tắt máy, người lái xe cố tình khởi động lại xe khiến nước tràn vào động cơ và khiến xe bị hư hỏng.

Bảo hiểm thủy kích cho xe ô tô quy định điều kiện như thế nào?

Điều kiện quy định trong bảo hiểm thủy kích trong xe ô tô tùy từng vào doanh nghiệp bảo hiểm mà có những quy định khác nhau, tuy nhiên sẽ có các quy định về yêu cầu người được bảo hiểm phải thực hiện việc bảo đảm an toàn cho xe khi đi qua vùng ngập nước, như:

  • Mức nước an toàn cảnh báo là dưới 25cm, không vượt qua tâm bánh xe, ở trên mức độ đó thì bạn không nên đi qua.
  • Nếu xe bị tắt máy giữa vùng nước ngập, tuyệt đối không tìm cách khởi động lại, nên rút chìa khóa điện, đẩy xe đến vị trí cao và gọi cứu hộ.

Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm

Theo quy định tại Điều 16 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2010 sửa đổi bổ sung 2019 về điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm là điều khoản quy định những trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường hoặc không phải trả tiền khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Pháp luật quy định điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm phải được quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích rõ cho bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng.

>> Xem thêm: Hướng dẫn tố cáo hành vi bôi nhọ danh dự trên mạng xã hội

Xác định lỗi cố ý hay vô ý trong bảo hiểm thủy kích đúng luật

Lỗi cố ý theo quy định tại Điều 364 Bộ luật Dân sự 2015  là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng vẫn để cho thiệt hại xảy ra.

Theo quy định tại Điều 364 Bộ luật Dân sự 2015 thì lỗi vô ý là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.

Bồi thường thiệt hại do ô tô bị thủy kích

Khi xảy ra hiện tượng thủy kích, người được bảo hiểm cần liên hệ ngay với doanh nghiệp bảo hiểm để được hỗ trợ về hướng giải quyết, cách xử lý và doanh nghiệp bảo hiểm giám định theo quy định tại Điều 48 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2010 sửa đổi bổ sung 2019 để bồi thường khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

>> Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại do bị tai nạn giao thông

Xử lý khi ô tô bị thủy kích

Xử lý khi ô tô bị thủy kích

Khi nào phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Trách nhiệm phát sinh bồi thường thiệt hại phát sinh khi xảy ra sự kiện bảo hiểm và một trong các trường hợp quy định tại Điều 15 của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2010 sửa đổi bổ sung 2019, cụ thể là:

  • Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua đóng đủ phí bảo hiểm
  • Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết, trong đó có thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm về việc bên mua bảo hiểm nợ phí bảo hiểm
  • Có bằng chứng về việc hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm

Mức bồi thường thiệt hại

Căn cứ vào Điều 46 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2010 sửa đổi bổ sung 2019, mức bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm trả cho người được bảo hiểm dựa trên cơ sở giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức thiệt hại thực tế. Tuy nhiên, số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm trả cho người được bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm trong hợp đồng.

Ngoài khoản tiền bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm còn phải trả cho người được bảo hiểm những chi phí cần thiết, hợp lý để đề phòng, hạn chế tổn thất và những chi phí phát sinh mà người được bảo hiểm phải chịu để thực hiện chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.

Hợp đồng bảo hiểm

Hợp đồng bảo hiểm

Cần làm gì khi không được bồi thường thiệt hại khi ô tô bị thủy kích đúng luật?

>> Xem thêm: Mẫu đơn đề nghị bồi thường thiệt hại

Khi đáp ứng đủ các điều kiện để được hưởng bảo hiểm nhưng không được bồi thường thiệt hại một cách thỏa đáng, người được bảo hiểm có thể khởi kiện doanh nghiệp bảo hiểm để đảm bảo quyền lợi của mình. Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm có thời hạn là 03 năm, kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp.

Thủ tục để khởi kiện doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Quy trình để khởi kiện doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm các bước sau:

  • Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền
  • Bổ sung đơn khởi kiện nếu có yêu cầu sửa đổi, bổ sung
  • Nếu vụ án được thụ lý Tòa án sẽ ra thông báo thụ lý đến các bên có liên quan
  • Tiến hành hòa giải giữa các bên
  • Nếu hòa giải không thành sẽ có quyết định đưa vụ án ra xét xử

Trên đây là các quy định của pháp luật để yêu cầu bồi thường thiệt hại khi xảy ra thủy kích. Để đảm bảo quyền lợi của mình khi xảy ra sự kiện thủy kích, quý khách hãy liên hệ TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ hoặc qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được tư vấn luật dân sự kịp thời và chính xác nhất. Xin cảm ơn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.



Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT

Thứ Năm, 18 tháng 11, 2021

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa xuất khẩu

Hiện nay, với quá trình hội nhập quốc tế Thủ tục cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa xuất khẩu nhận được sự quan tâm khá lớn từ các chủ thể kinh doanh. Điều này, xuất phát từ việc nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu xuất khẩu hàng hóa ngày càng tăng. Vậy thủ tục cấp giấy chứng nhận này được thực hiện như thế nào? Bài viết sau đây của Luật Long Phan sẽ giúp các bạn giải đáp được thắc mắc trên, mời Quý bạn đọc theo dõi.

Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS)

Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS)

>> Xem thêm: Thủ tục khai báo hải quan khi mua hàng hóa nhập khẩu cho doanh nghiệp

Sự cần thiết của Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS)

  • Dựa vào giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS), nước nhập khẩu sẽ nắm bắt được chất lượng sản phẩm nhập khẩu vào nước họ, đồng thời doanh nghiệp xuất khẩu sẽ dễ dàng xuất khẩu hàng hóa vào nước khác hơn.
  • Sản phẩm, hàng hóa xuất, nhập khẩu yêu cầu phải có CFS để làm cơ sở cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp các giấy chứng nhận khác theo quy định của pháp luật hiện hành. Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu yêu cầu phải có CFS do cơ quan có thẩm quyền quy định cụ thể.

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa xuất khẩu

Căn cứ tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, quy định hồ sơ xin cấp CFS đối với hàng hóa xuất khẩu bao gồm:

  • Văn bản đề nghị cấp CFS nêu rõ tên hàng, mã HS của hàng hóa, số chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm hoặc số đăng ký, số hiệu tiêu chuẩn (nếu có), thành phần hàm lượng hợp chất (nếu có), nước nhập khẩu hàng hóa: 1 bản chính, thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
  • Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
  • Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có), bao gồm tên, địa chỉ của cơ sở, các mặt hàng sản xuất để xuất khẩu: 1 bản chính.
  • Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa kèm theo cách thể hiện (trên nhãn hàng hóa hoặc trên bao bì hàng hóa hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa): 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân

Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa xuất khẩu

Tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, quy định về quy trình cấp CFS đối với hàng hóa xuất khẩu như sau:

  • Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến cơ quan cấp CFS;
  • Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp CFS thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ;
  • Thời hạn cấp CFS không quá 3 ngày làm việc, kể từ ngày thương nhân nộp hồ sơ đầy đủ, đúng quy định. Trường hợp không cấp CFS, cơ quan cấp CFS có văn bản trả lời nêu rõ lý do;
  • Cơ quan cấp CFS có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất trường hợp nhận thấy việc kiểm tra trên hồ sơ là chưa đủ căn cứ để cấp CFS hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định đối với CFS đã cấp trước đó;
  • Số lượng CFS được cấp cho hàng hóa theo yêu cầu của thương nhân;
  • Trường hợp bổ sung, sửa đổi CFS; cấp lại do mất, thất lạc CFS, thương nhân gửi văn bản đề nghị và các giấy tờ liên quan đến cơ quan cấp CFS. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, cơ quan cấp CFS xem xét điều chỉnh, cấp lại CFS cho thương nhân.

Thủ tục cấp CFS

Thủ tục cấp CFS

>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng xuất khẩu hàng hóa ba bên trong xuất nhập khẩu

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Tại Phụ lục 5 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định về danh mục hàng hóa và thẩm quyền quản lý CFS. Đồng thời, Điều 11 Nghị định này quy định: “Bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý thực hiện cấp CFS đối với hàng hóa xuất khẩu…”

Theo đó, Cơ quan có thẩm quyền cấp CFS đối với từng loại hàng hóa do Cơ quan quản lý bao gồm:

  1. Bộ Y tế: Thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung, phụ gia thực phẩm, nước uống, nước sinh hoạt, nước khoáng thiên nhiên; thuốc lá điếu;…
  2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản; nông sản, lâm sản, thủy sản, muối; gia súc, gia cầm, vật nuôi;…
  3. Bộ Giao thông vận tải: Các loại phương tiện giao thông; phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển trên biển;…
  4. Bộ Xây dựng: Vật liệu xây dựng.
  5. Bộ Công Thương: Hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp; sản phẩm công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm;…
  6. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;…
  7. Bộ Thông tin và Truyền Thông: Sản phẩm báo chí; xuất bản; bưu chính và chuyển phát; thiết bị viễn thông;…
  8. Bộ Tài nguyên và Môi trường: Tài nguyên, khoáng sản; đo đạc bản đồ.
  9. Bộ Giáo dục và Đào tạo:  Sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu hướng dẫn giáo viên;…
  10. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Trang thiết bị luyện tập, thi đấu của các cơ sở thể dục thể thao và của các môn thể thao;…
  11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Các thiết bị chuyên dùng cho ngân hàng.
  12. Bộ Quốc Phòng: Phương tiện, trang thiết bị quân sự, vũ khí đạn dược;…
  13. Bộ Công an: Trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy, trang thiết bị kỹ thuật, vũ khí, khí tài, vật liệu nổ;…
  14. Bộ Khoa học và Công nghệ: Thiết bị an toàn bức xạ hạt nhân; phương tiện, dụng cụ đo lường và các sản phẩm, hàng hóa khác;…

Cơ quan có thẩm quyền giải quyếtCơ quan có thẩm quyền giải quyết

>> Xem thêm: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Thủ tục cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa xuất khẩu. Quý bạn đọc còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này vui lòng liên hệ trực tiếp với TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ của Công ty Luật Long Phan PMT qua số HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.



Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT

Thứ Tư, 17 tháng 11, 2021

Có được khởi kiện người vay tiền không trả khi họ bị tạm giam không?

Có được khởi kiện người vay tiền không trả khi họ bị tạm giam không là vấn đề mà một người cho vay nên biết. Căn cứ để khởi kiện người vay tiền không trả khi họ bị tạm giam thủ tục khởi kiện như thế nào? Bài viết sau đây sẽ tư vấn cho các bạn biết những vấn đề pháp lý cần thiết về vấn đề khởi kiện người vay tiền không trả khi họ bị tạm giam.

Khởi kiện người vay tiền không trả khi họ bị tạm giam

Khởi kiện người vay tiền không trả khi họ bị tạm giam

Căn cứ khởi kiện người vay tiền

Theo Điều 466 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:

  • Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
  • Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Mặt khác, tại khoản 3 Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về bị đơn trong vụ án dân sự như sau: “Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.”

Căn cứ khởi kiện người vay tiền không trả

Căn cứ khởi kiện người vay tiền không trả

Như vậy, bị đơn trong vụ án dân sự không loại trừ trường hợp là cá nhân bị tạm giam, tạm giữ hay đang chấp hành hình phạt tù. Do đó, nếu đến thời hạn trả nợ mà bên vay tiền không trả được nợ thì người cho vay có quyền khởi kiện người vay ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Trường hợp nào người vay tiền không trả sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Trả nợ khi đến hạn là nghĩa vụ của người đi vay. Nếu đến hạn trả nợ nhưng bên vay không trả, có 02 trường hợp xảy ra như sau:

Trường hợp 1: Bên vay không trả nợ do không có khả năng chi trả và không có dấu hiệu bỏ trốn hay dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản thì đây sẽ là tranh chấp dân sự. Để đòi lại được tiền, bên cho vay có thể đến Tòa án dân sự để thực hiện thủ tục kiện đòi tài sản.

Trường hợp 2: Nếu bên vay có thể trả nợ nhưng không trả mà cố tình dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Truy cứu trách nhiệm hình sự người vay tiền không trả

Truy cứu trách nhiệm hình sự người vay tiền không trả

Thẩm quyền giải quyết người vay tiền không trả khi họ bị tạm giam

Theo điểm a khoản 1 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì tranh chấp đòi lại tài sản vay sẽ do Tòa án cấp huyện nơi bị đơn cư trú có thẩm quyền giải quyết, tức Tòa án huyện nơi cư trú của người vay đang bị tạm giam trong trường hợp này. Nếu tranh chấp có yếu tố nước ngoài thì sẽ do Tòa án cấp tỉnh giải quyết.

Thủ tục khởi kiện người vay tiền không trả khi họ bị tạm giam

Hồ sơ khởi kiện

Khi khởi kiện cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để tranh chấp được giải quyết nhanh nhất. Hồ sơ khởi kiện bao gồm:

  • Đơn khởi kiện;
  • CMND/CCCD/hộ chiếu và sổ hộ khẩu của người khởi kiện là cá nhân; đăng ký kinh doanh/đăng ký thuế/ điều lệ của người khởi kiện là tổ chức (bản sao chứng thực);
  • CMND/CCCD/hộ chiếu và sổ hộ khẩu của người bị kiện là cá nhân; đăng ký kinh doanh/đăng ký thuế/ điều lệ của người bị kiện là tổ chức (bản sao chứng thực);
  • Tài liệu chứng cứ chứng minh tranh chấp thực tế;
  • Danh mục tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

>> Xem thêm: Thủ tục khởi kiện đòi lại tài sản qua hợp đồng vay tiền

Trình tự giải quyết

Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án;
  • Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bước 2: Tòa án thụ lý vụ án

  • Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét những tài liệu, chứng cứ cần thiết, nếu xét thấy thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án sẽ thông báo cho đương sự biết để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí.
  • Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nộp tiền tạm ứng án phí, đương sự nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án. Tòa án thụ lý việc dân sự hoặc vụ án dân sự kể từ khi nhận được biên lai này.

Trên đây là bài viết tư vấn về các vấn đề pháp lý có được khởi kiện người vay tiền không trả khi họ bị tạm giam không cũng như thủ tục khởi kiện như thế nào. Nếu quý khách còn có thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc cần hỗ trợ TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ và tư vấn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.



Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT

Thứ Bảy, 13 tháng 11, 2021

Thủ tục hủy giao dịch mua bán giả nhằm đảm bảo cho việc vay tiền

Thủ tục hủy giao dịch mua bán giả nhằm đảo bảo cho việc vay tiền được pháp luật quy định như thế nào? Xuất phát từ  thực tế có rất nhiều giao dịch giả tạo được xác lập hàng ngày, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của các chủ thể. Vậy khi không may vướng vào các giao dịch này chúng ta cần làm gì để đảm bảo được quyền lợi hợp pháp của mình? Sau đây Luật sư hợp đồng  sẽ hướng dẫn bạn các thủ tục giúp bạn hủy giao dịch để đảm bảo quyền lợi của mình.

Hủy giao dịch mua bán giả nhằm đảo bảo cho việc vay tiền

Hủy giao dịch mua bán giả nhằm đảo bảo cho việc vay tiền

>>>Xem thêm: Thủ tục khởi kiện tuyên vô hiệu hợp đồng mua bán đất do bị lừa dối

Hiệu lực pháp lý của giao dịch mua giả nhằm đảm bảo cho việc vay tiền

Theo Điều 124 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

  • Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị chê giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc hoặc khác có liên quan.
  • Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ đối với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.

Giao dịch mua bán giả nhằm che giấu đảm bảo cho việc vay tiền là giao dịch dân sự giả tạo. Giao dịch dân sự được xác lập do giả tạo là giao dịch dân sự được xác lập với sự mong muốn của các bên. Tuy nhiên, ý chí của các bên bày tỏ nhằm che giấu ý chí đích thực của các bên. Thông thường, việc các bên cố ý xác lập giao dịch giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác với mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ với một bên thứ ba hoặc trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ của một trong các bên chủ thể tham gia giao dịch.

Như vậy, với quy định tại Điều 124 Bộ luật Dân sự 2015, giao dịch mua bán giả nhằm đảm bảo cho việc vay tiền là giao dịch giả tạo và bị vô hiệu.

Hướng dẫn xử lý hủy giao dịch mua bán giả

Trên thực tế, để hủy giao dịch mua bán giả thực hiện theo cách thức thông thường là rất khó khăn. Cần có một hướng xử lý đảm bảo và hiệu quả nhất, đó là thông quả thủ tục Tư pháp. Các bên đều có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án “tuyên bố giao dịch vô hiệu”.

Việc xác lập giao dịch mua bán giả nhằm đảm bảo cho việc vay tiền có dấu hiệu của giao dịch dân sự giả tạo, thì giao dịch mua bán giả đó sẽ bị vô hiệu.

Hướng dẫn xử lý hủy giao dịch mua bán giả

Hướng dẫn xử lý hủy giao dịch mua bán giả

>>>Xem thêm: Cho vay tiền không có giấy tờ có đòi được không

Khi giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý được quy định tại Điều 131 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

  • Không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
  • Các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền đề hoàn trả,
  • Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức.
  • Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
  • Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật Dân sự, luật khác có liên quan quy định.

Như vậy, các bên khi khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, thì hậu quả pháp lý sẽ được giải quyết như trên.

Trình tự, thủ tục hủy giao dịch mua bán giả

Khởi kiện

Theo quy định tại Điều 186 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Như vậy, cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc thông qua người đại diện hợp pháp có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố hủy giao dịch mua bán giả.

Thời hiệu khởi kiện

Theo Điều 132 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, thì đối với giao dịch dân sự giả tạo (Điều 124 Bộ luật này) thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế. Tức là, chủ thể có thể khởi kiện đến Tòa án bất kỳ lúc nào để yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu mà không có sự giới hạn về thời gian.

Việc quy định thời hiệu không xác định này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ trật tự xã hội, lợi ích nhân dân, cộng đồng và Nhà nước.

Hồ sơ khởi kiện

Khi thực hiện khởi kiện chủ thể cần chuẩn bị hồ sơ theo đúng các yêu cầu của pháp luật, cụ thể như sau:

  • Đơn khởi kiện theo mẫu số 23 Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP có đầy đủ nội dung được quy định tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
  • Giấy chứng minh nhân dân/căn cước công dân người khởi kiện.
  • Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm như: hợp đồng vay tiền, giấy tờ, hợp đồng xác lập giao dịch mua bán, biên nhận tiền, các loại giấy tờ khác có liên quan,….

trình tự, thủ tục hủy giao dịch mua bán giả

Trình tự, thủ tục hủy giao dịch mua bán giả

>>>Xem thêm: Thủ tục khởi kiện hủy hợp đồng đặt cọc mua nhà đất

Trên đây là những nội dung hướng dẫn của Công ty Luật Long Phan PMT về thủ tục hủy giao dịch mua bán giả nhằm đảo bảo cho việc vay tiền. Để được biết thêm chi tiết và tư vấn các vấn đề pháp lý một cách chi tiết và kịp thời nhất, bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Dân sự và TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ của Công ty Luật Long Phan PMT qua số HOTLINE 1900.63.63.87. Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.



Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT

Thứ Tư, 10 tháng 11, 2021

Thời hạn xem xét một vụ án dân sự bị kháng cáo là bao lâu?

Khi xét thấy bản án/quyết định mà Tòa án tuyên bố trong vụ án dân sự không bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho mình hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, đương sự có thể kháng cáo bản án/quyết định của tòa án. Vậy thời hạn xem xét vụ án dân sự bị kháng cáo là bao lâu? Luật Long Phan PMT sẽ tiến hành giải đáp các vướng mắc liên quan, mời quý bạn đọc cùng đón xem:

Thời hạn xem xét một vụ án dân sự bị kháng cáo là bao lâu

Thời hạn xem xét một vụ án dân sự bị kháng cáo là bao lâu

Thời hạn xem xét vụ án dân sự bị kháng cáo

Theo quy định tại Điều 285 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thời hạn để Tòa án xem xét một vụ án dân sự bị kháng cáo được quy định như sau:

  • Ngay sau khi nhận được đơn kháng cáo, tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm phải vào sổ thụ lý. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án và thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có)
  • Trong thời hạn 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án, tùy từng trường hợp, Tòa án cấp phúc thẩm ra một trong các quyết định tạm đình chỉ/đình chỉ/đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm có thể quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không được quá 01 tháng
  • Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.

Như vậy, thời hạn xem xét vụ án dân sự bị kháng cáo của Tòa án nhiều nhất là 06 tháng, trừ trường hợp có quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật

Người có quyền kháng cáo

Theo Điều 271 BLTTDS 2015, Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.

Người có quyền kháng cáo

Người có quyền kháng cáo

>>>Xem thêm: Làm gì khi kháng cáo bị quá hạn

Trình tự, thủ tục kháng cáo vụ án dân sự

  • Chuẩn bị đơn kháng cáo: Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự phải làm đơn kháng cáo. Đơn kháng cáo phải có các nội dung: Ngày tháng làm đơn, thông tin người kháng cáo, thông tin người bị kháng cáo, bản án bị kháng cáo, phạm vi kháng cáo, lý do kháng cáo, chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo (Điều 272 BLTTDS 2015)
  • Người kháng cáo gửi đơn kháng cáo đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm. Khi gửi đơn kháng cáo, người kháng cáo phải gửi kèm tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) để chứng minh việc kháng cáo là có căn cứ và hợp pháp
  • Tòa án cấp sơ thẩm sẽ tiến hành xem xét đơn kháng cáo và xử lý theo quy định tại Điều 275 BLTTDS 2015
  • Người kháng cáonộp tạm ứng án phí phúc thẩm. Trong thời hạn 10 ngày, người kháng cáo phải nộp tạm ứng án phí phúc thẩm và phải nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí phúc thẩm (Điều 275 BLTTDS 2015)
  • Tòa án sẽ thông báo về việc kháng cáo
  • Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp phúc thẩm trong thời hạn 05 ngày làm việc theo quy định tại Điều 283 BLTTDS 2015

Một số lưu ý đối với giai đoạn phúc thẩm vụ án dân sự

  • Theo quy định tại Điều 277 BLTTDS 2015, sau khi chấp nhận đơn kháng cáo hợp lệ, tòa án cấp sơ thẩm phải thông báo ngay bằng văn bản cho viện kiểm sát cùng cấp và đương sự có liên quan đến kháng cáo biết về việc kháng cáo kèm theo bản sao đơn kháng cáo, tài liệu, chứng cứ bổ sung mà người kháng cáo gửi kèm đơn kháng cáo
  • Điều 281 BLTTDS 2015 quy định, Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị phải gửi ngay quyết định kháng nghị cho đương sự có liên quan đến kháng nghị
  • Tòa án cấp phúc thẩm đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với những phần của vụ án mà người kháng cáo đã rút kháng cáo hoặc viện kiểm sát đã rút kháng nghị. Việc đình chỉ xét xử phúc thẩm trước khi mở phiên tòa do thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định, tại phiên tòa do hội đồng xét xử quyết định
  • Riêng đối với trường hợp kháng cáo quá hạn, tòa án cấp sơ thẩm chỉ gửi hồ sơ vụ án cho tòa án cấp phúc thẩm sau khi nhận được văn bản của tòa án cấp phúc thẩm về việc chấp nhận lý do kháng cáo quá hạn.

Một số lưu ý đối với giai đoạn phúc thẩm vụ án dân sự

Một số lưu ý đối với giai đoạn phúc thẩm vụ án dân sự

>>>Xem thêm: Thời hạn kháng cáo quyết định giải quyết việc dân sự

Trên đây là toàn bộ nội dung về các vấn đề liên quan đến thời hạn xem xét một vụ án dân sự bị kháng cáo. Nếu quý bạn đọc có bất kỳ vướng mắc nào khác, vui lòng liên hệ qua Hotline: 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ của chúng tôi tư vấn rõ hơn. Chân thành cảm ơn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.



Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT

Chủ Nhật, 7 tháng 11, 2021

Ai có trách nhiệm bồi thường khi cơ quan nhà nước thực hiện sai thủ tục

Ai có trách nhiệm bồi thường khi cơ quan nhà nước thực hiện sai thủ tục? là câu hỏi được đặt ra đối với nhiều người dân khi tham gia vào quan hệ pháp luật với cơ quan nhà nước. Căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là gì và chủ thể nào được quyền yêu cầu bồi thường, chủ thể nào có nghĩa vụ bồi thường cũng là những vấn đề cần được làm rõ để giải quyết câu hỏi trên. Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Ai có trách nhiệm bồi thường khi cơ quan nhà nước thực hiện sai thủ tục?

Ai có trách nhiệm bồi thường khi cơ quan nhà nước thực hiện sai thủ tục?

Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 (LTNBTCNN), Nhà nước có trách nhiệm bồi thường khi có đủ các căn cứ sau đây:

Có căn cứ xác định hành vi trái pháp luật và yêu cầu bồi thường

Theo khoản 2 Điều 7 LTNBTNN, căn cứ này bao gồm:

  • Có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật này và có yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự giải quyết yêu cầu bồi thường;
  • Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính đã xác định có hành vi trái pháp luật của người bị kiện là người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và có yêu cầu bồi thường trước hoặc tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại;
  • Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự đã xác định có hành vi trái pháp luật của bị cáo là người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự và có yêu cầu bồi thường trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Có thiệt hại thực tế

Thiệt hại được hiểu là sự giảm sút các lợi ích về tài sản hoặc lợi ích về nhân thân so với tình trạng hiện hữu hoặc sự giảm sút các lợi ích mà chủ thể bị thiệt hại sẽ và chắc chắn có được trong tương lai trong một điều kiện bình thường nếu không có việc gây thiệt hại xảy ra. Thiệt hại thực được hiểu là thiệt hại có thực mà người bị thiệt hại phải chịu do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra, được quy định từ Điều 23 đến Điều 28 LTNBTCNN, bao gồm:

  • Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm;
  • Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
  • Thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết;
  • Thiệt hại về vật chất do sức khỏe bị xâm phạm;
  • Thiệt hại về tinh thần;
  • Các chi phí khác.

Mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi gây thiệt hại

Mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại ở đây được hiểu là thiệt hại thực tế mà người bị thiệt hại gánh chịu phải bắt nguồn từ hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ.  Nếu trường hợp một vụ việc có hành vi trái pháp luật, có thiệt hại thực tế phát sinh nhưng thiệt hại đó không bắt nguồn từ hành vi trái pháp luật, thì cũng không phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại là căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của nhà nước

Mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại là căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của nhà nước

>>>Xem thêm: Kiện đòi bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất

Chủ thể có trách nhiệm bồi thường khi cơ quan nhà nước thực hiện sai thủ tục

Trách nhiệm của cơ quan giải quyết bồi thường

Liên quan đến trách nhiệm bồi thường, theo quy định tại Điều 15 LTNBTCNN, cơ quan giải quyết bồi thường có trách nhiệm:

  • Ra bản án, quyết định về giải quyết yêu cầu bồi thường, tổ chức thực hiện hoặc yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại thực hiện bản án, quyết định đó.
  • Khôi phục hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị thiệt hại.
  • Xác định trách nhiệm hoàn trả hoặc yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại xác định trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại và thu tiền hoàn trả theo quy định của Luật này.
  • Xem xét, xử lý kỷ luật theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật người thi hành công vụ gây thiệt hại.

Nghĩa vụ của người thi hành công vụ gây thiệt hại

Theo quy định tại khoản 2 Điều 24 LTNBTCNN, người thi hành công vụ gây thiệt hại có nghĩa vụ:

  • Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực thông tin, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết yêu cầu bồi thường theo yêu cầu của cơ quan giải quyết bồi thường và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp thông tin, tài liệu của mình;
  • Tham gia đầy đủ vào quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường theo yêu cầu của cơ quan giải quyết bồi thường và quá trình xác định trách nhiệm hoàn trả theo yêu cầu của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại;
  • Hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại;
  • Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường

Chủ thể có quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường theo quy định tại Điều 5 LTNBTCNN bao gồm:

  • Người bị thiệt hại;
  • Người thừa kế của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết; tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại;
  • Người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại thuộc trường hợp phải có người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự;
  • Cá nhân, pháp nhân được những người nêu trên ủy quyền thực hiện quyền yêu cầu bồi thường.

Thời hiệu yêu cầu bồi thường

Thời hiệu yêu cầu bồi thường là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu bồi thường nhận được văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường

Thời hiệu yêu cầu bồi thường là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu bồi thường nhận được văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường

Thời hiệu yêu cầu bồi thường được quy định tại Điều 6 LTNBTCNN, theo đó:

  • Thời hiệu yêu cầu bồi thường là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu bồi thường nhận được văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 52 LTNBTCNN và trường hợp yêu cầu phục hồi danh dự.
  • Thời hiệu yêu cầu bồi thường trong quá trình giải quyết vụ án hành chính được xác định theo thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính.

>>>Xem thêm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khi các bên đều có lỗi

Trên đây là bài viết trả lời cho câu hỏi Ai có trách nhiệm bồi thường khi cơ quan nhà nước thực hiện sai thủ tục? Nếu quý bạn đọc có gì thắc mắc về nội dung này hoặc muốn tìm hiểu vấn đề pháp lý liên quan khác, xin vui lòng liên hệ qua hotline: 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ chúng tôi hỗ trợ Tư vấn Luật Dân Sự.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.



Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT

Thứ Bảy, 6 tháng 11, 2021

Thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp cao

Thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp cao theo pháp luật hiện hành được quy định, thẩm quyền xét xử của toà án nhân dân cấp cao như thế nào? Và các thủ tục kháng cáo, kháng nghị khi phát hiện vi phạm trong bản án, quyết định của Tòa án sẽ được thực hiện như thế nào? Sau đây Luật sư sẽ tư vấn về nội dung trên.

Thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp cao

Thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp cao

Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền xét xử như thế nào?

Căn cứ Điều 29 Luật tổ chức Tòa án 2014, Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền như sau:

– Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.

– Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng

 Cơ cấu, tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao

Căn cứ Điều 30 Luật tổ chức Tòa án 2014, Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao gồm:

  • Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao.
  • Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên.
  • Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
  • Bộ máy giúp việc.

Tòa án nhân dân cấp cao có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động.

Cơ cấu, tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao

Cơ cấu, tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao

Thẩm quyền xét xử phúc thẩm

Người có quyền kháng cáo

Căn cứ quy định tại Điều 271 Bộ Luật tố tụng Dân sự 2015, người có thẩm quyền kháng cáo bao gồm:

  • Đương sự, người đại diện hợp pháp của họ
  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện

Phạm vi kháng cáo

Người có quyền có thể kháng cáo yêu cầu TAND cấp cao xét xử phúc thẩm đối với một phần hoặc toàn bộ bản án hoặc quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.

Thời hạn kháng cáo

Tại Điều 273 Bộ Luật tố tụng Dân sự 2015 quy định về thời hạn kháng cáo như sau:

– Đối với bản án:

  • Đương sự có mặt tại phiên tòa: 15 ngày, kể từ ngày tuyên án.
  • Đương sự vắng mặt tại phiên tòa: 15 ngày tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết.

– Đối với quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ giải quyết vụ án: 07 ngày, kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định.

– Nếu đơn kháng cáo gửi qua đường bưu điện thì ngày kháng cáo được tính từ ngày bưu điện nơi gửi đóng dấu ở phong bì.

– Việc kháng cáo quá hạn có thể được chấp nhận nếu có lý do chính đáng

Đơn kháng cáo

Căn cứ Điều 272 Bộ Luật tố tụng Dân sự 2015 quy định đơn kháng cáo phải có các nội dung chính sau đây:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;
  • Tên, địa chỉ của người kháng cáo;
  • Kháng cáo phần nào của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
  • Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo;
  • Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.

– Đơn kháng cáo phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm.

– Kèm theo đơn kháng cáo là tài liệu, chứng cứ bổ sung, nếu có để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.

>>>Xem thêm: Hướng Dẫn Thủ Tục Kháng Cáo Vụ Án Dân Sự

Thẩm quyền Giám đốc thẩm:

Căn cứ, điều kiện kháng nghị giám đốc thẩm

Theo Khoản 1 Điều 326 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có căn cứ sau:

  • Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.
  • Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật.
  • Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.

Bên cạnh đó, tại Điều này còn quy định điều kiện kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm như sau:

  • Có một trong các căn cứ kháng nghị nêu trên;
  • Có đơn đề nghị hoặc có thông báo, kiến nghị theo quy định. Trường hợp xâm phạm lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba thì không cần phải có đơn đề nghị.

>>>Xem thêm: Căn Cứ Để Kháng Nghị Theo Thủ Tục Giám Đốc Thẩm Dân Sự

Thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm

Theo Điều 334 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là 3 năm kể từ ngày bản án quyết định có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm có thể kéo dài thêm 02 năm nếu thuộc các trường hợp sau:

Đương sự đã có đơn đề nghị theo quy định tại Khoản 1 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và sau khi hết thời hạn kháng nghị quy định tại Khoản 1 Điều 334 đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị.

Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật theo quy định tại Khoản 1 Điều 326 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba, xâm phạm lợi ích của cộng đồng, lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó.

Trình tự, thủ tục kháng nghị giám đốc thẩm

Căn cứ Điều 328, Điều 329 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015, đương sự yêu cầu kháng nghị giám đốc thẩm thực hiện theo thủ tục sau:

  • Người đề nghị phải có Đơn đề nghị xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
  • Tòa án, Viện kiểm sát nhận đơn đề nghị do đương sự nộp trực tiếp tại Tòa án, Viện kiểm sát hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn, cấp giấy xác nhận đã nhận đơn cho đương sự.
  • Tòa án, Viện kiểm sát thụ lý đơn đề nghị. Trường hợp đơn không đủ điều kiện thì yêu cầu người gửi đơn sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 01 tháng; hết thời hạn này mà người gửi đơn không sửa đổi, bổ sung thì trả lại đơn đề nghị, nêu rõ lý do và ghi chú vào sổ nhận đơn.
  • Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm sẽ xem xét, quyết định việc kháng nghị; trường hợp không kháng nghị thì thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho đương sự.

Thủ tục kháng nghị giám đốc thẩm

Thủ tục kháng nghị giám đốc thẩm

>>>Xem thêm: Có Được Thay Đổi Kháng Cáo Tại Phiên Tòa Phúc Thẩm Dân Sự?

Trên đây là toàn bộ bài viết tư vấn về thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp cao. Nếu quý bạn đọc có bất cứ khó khăn hay có những vấn đề khác liên quan đến lĩnh vực dân sự cần hỗ trợ thì hãy gọi ngay vào HOTLINE 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ hỗ trợ tư vấn. Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.



Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT

Thứ Tư, 3 tháng 11, 2021

Hợp đồng ủy quyền trong trường hợp nào cần công chứng?

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên. Hợp đồng ủy quyền trong trường hợp nào cần công chứng? Các bên trong hợp đồng ủy quyền có quyền và nghĩa vụ gì trong hợp đồng? Giá trị pháp lý của hợp đồng ủy quyền được quy định như thế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc liên quan đến vấn đề này.

Hợp đồng ủy quyền trong trường hợp nào cần công chứng

Hợp đồng ủy quyền trong trường hợp nào cần công chứng

Các trường hợp cần phải công chứng hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền được quy định tại Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS), theo đó hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền.

Bên ủy quyền phải trả thù lao cho bên nhận ủy quyền trong trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Bộ luật dân sự hiện hành không quy định cụ thể các trường hợp hợp đồng ủy quyền bắt buộc phải thực hiện công chứng, chứng thực, tùy từng công việc, từng lĩnh vực cụ thể mà pháp luật chuyên ngành sẽ có những quy định cụ thể về việc công chứng hợp đồng ủy quyền. Ví dụ một số trường hợp cụ thể như sau:

  • Theo khoản 2 Điều 96 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, hợp đồng ủy quyền được xác lập theo quan hệ ủy quyền giữa vợ chồng bên nhờ mang thai hộ cho nhau hoặc theo quan hệ ủy quyền giữa vợ chồng bên mang thai hộ cho nhau về việc đại diện cho nhau tham gia ký kết thỏa thuận về việc mang thai hộ;
  • Theo Điều 2 Thông tư 15/2015/TT-BTP, Hợp đồng ủy quyền cho người khác thay mình thực hiện việc yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch phải được thực hiện công chứng, chứng thực;

>>>Xem thêm: Thủ tục hủy ủy quyền mua bán đất khi trả nợ xong

Quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền

Khi thực hiện ủy quyền cho chủ thể khác nhân danh mình thực hiện các công việc, xác lập giao dịch dân sự hoặc một nghĩa vụ, chủ thể ủy quyền có các quyền và nghĩa vụ cụ thể theo quy định của pháp luật.

Quyền của bên ủy quyền

Quyền của bên ủy quyền được quy định tại Điều 568 BLDS 2015, theo đó bên ủy quyền có các quyền cơ bản sau:

  • Yêu cầu bên được ủy quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc ủy quyền.
  • Yêu cầu bên được ủy quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc ủy quyền trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Được bồi thường thiệt hại nếu bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ.

Quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền

Quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền

Nghĩa vụ của bên ủy quyền

Song song với các quyền tại Điều 568 BLDS 2015, bên ủy quyền cũng phải tuân thủ các nghĩa vụ được quy định tại Điều 567 BLDS 2015, cụ thể như sau:

  • Cung cấp thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết để bên nhận ủy quyền thực hiện công việc.
  • Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện nhân danh mình trong phạm vi ủy quyền.
  • Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền, trả thù lao cho bên nhận ủy quyền theo đúng quy định của pháp luật hoặc theo đúng thỏa thuận.

>>>Xem thêm: Các loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng, chứng thực

Quyền và nghĩa vụ của bên nhận ủy quyền

Bên cạnh các quy định về quyền, nghĩa vụ của bên ủy quyền pháp luật dân sự cũng quy định các quyền và nghĩa vụ tương đương của bên nhận ủy quyền, nhằm tạo hành lang pháp lý đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

Quyền của bên nhận uỷ quyền

Quyền của bên nhận ủy quyền được quy định cụ thể tại Điều 566 BLDS 2015, bao gồm các quyền cơ bản sau:

  • Yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc được ủy quyền.
  • Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền, hưởng thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Nghĩa vụ của bên nhận ủy quyền

Song song với các quyền của mình, bên nhận ủy quyền cũng phải thực hiện nghĩa vụ được quy định tại Điều 565 BLDS 2015, cụ thể như sau:

  • Thực hiện công việc theo ủy quyền và thông báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó.
  • Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi thực hiện ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi thực hiện ủy quyền.
  • Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện công việc được ủy quyền.
  • Giữ bí mật thông tin mà mình biết được qua việc thực hiện công việc được ủy quyền.

Những điều cần lưu ý về hợp đồng ủy quyền

Như đã nói, hợp đồng ủy quyền là một trong những chứng cứ quan trọng thể hiện ý chí của các bên trong việc giao nhận ủy quyền, vì vậy để đảm bảo sự có hiệu lực của nó cần lưu ý một số vấn đề nhất định: thời hạn ủy quyền, quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền và ủy quyền lại cho người khác.

>>>Xem thêm: Các lưu ý khi nhờ người khác bán nhà đất thông qua ủy quyền

Thời hạn ủy quyền

Về thời hạn ủy quyền được quy định tại Điều 563 BLDS 2015, theo đó thời hạn ủy quyền sẽ được tính như sau:

  • Do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định.
  • Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền sẽ có hiệu lực 01 năm kể từ ngày các bên thực hiện ủy quyền.Thời hạn ủy quyền

Thời hạn ủy quyền

Bên nhận ủy quyền thực hiện ủy quyền lại cho người khác

Sau khi nhận ủy quyền, bên nhận ủy quyền cũng có thể thực hiện ủy quyền lại cho chủ thể khác khi đáp ứng được các yêu cầu quy định tại Điều 564 BLDS 2015, cụ thể như sau:

  • Có sự đồng ý của bên ủy quyền.
  • Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích ủy quyền sẽ không được thực hiện.

Khi tiến hành ủy quyền lại cũng cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.
  • Hình thức hợp đồng ủy quyền phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền

Trong quá trình thực hiện hợp đồng ủy quyền các bên cũng có thể đơn phương chấm dứt trong các trường hợp được quy định tại Điều 569 BLDS 2015, cụ thể như sau:

  • Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.
  • Trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi liên quan đến hợp đồng ủy quyền trong trường hợp nào cần công chứng, nếu còn thắc mắc liên quan đến vấn đề hoặc cần TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ bạn đọc vui lòng liên hệ đến Hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn chi tiết! Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.



Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT

Thứ Hai, 1 tháng 11, 2021

Tư vấn giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Tư vấn giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong số các dịch vụ pháp lý mà Long Phan PMT cung cấp cho Quý khách hàng, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho quý khách khi giải quyết tranh chấp. Qua bài viết, chúng tôi mang đến quý khách hàng thông tin pháp lý về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Mời các bạn tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

Tư vấn giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Tư vấn giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Theo quy định tại khoản 3 Điều 585 Bộ luật dân sự 2015, khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế (phát sinh tranh chấp) thì bên gây thiệt hại hoặc bị thiệt hại đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

Thẩm quyền giải quyết

Theo quy định tại khoản 6 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì tòa án có thẩm quyền giải quyết  tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Và theo Điều 35, Điều 37 quy định rõ thẩm quyền Tòa án nhân dân cấp huyện  và Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong giải quyết tranh chấp ngoài hợp đồng như sau:

  • Tòa án nhân dân cấp huyện: có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại về hợp đồng theo thủ tục sơ thẩm. Do đó có thể nộp đơn khởi kiện lên tòa án nhân dân cấp huyện để tiến hành giải quyết tranh chấp
  • Tòa án nhân dân cấp tỉnh: có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Và có thẩm quyền giải quyết khi có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

>>>Xem thêm: Hướng dẫn xử lý bồi thường thiệt hại do vật nuôi gây ra

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Theo quy định tại điều 588 Bộ luật dân sự 2015 thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Án phí, lệ phí

Theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí. Đối với giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng án phí sẽ được áp dụng theo tranh chấp dân sự có ngạch nên tùy theo mức  yêu cầu bồi thường thiệt hại sẽ  làm cơ sở để tính án phí và lệ phí là 300.000 đồng.

Khởi kiện tại Tòa án

Khởi kiện tại Tòa án

Căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Theo quy định tại điều 584 Bộ luật dân sự 2015 thì căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng dựa vào:

Thứ nhất, có hành  vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác;

Thứ hai, có thiệt hại xảy ra. Thiệt hại là điều kiện bắt buộc phải có để xác định bồi thường thiệt hại, nếu không có thiệt hại thì không phải  bồi thường. Thiệt hại gồm thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng, do danh dự nhân phẩm bị xâm phạm;

Thứ ba, Nếu  thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại thì Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

>>>Xem thêm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khi các bên đều có lỗi

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Theo quy định tại điều 585 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau:

  • Thiệt hại thực tế xảy ra phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời;
  • Các bên có thể thỏa thuận với nhau  về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
  • Nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình thì người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường;
  • Nếu mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường;
  • Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
  • Nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình thì bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường.

>>>Xem thêm: Bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm giải quyết như thế nào?

Trên đây là tư vấn giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này cần tư vấn luật dân sự vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 hoặc liên hệ TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ để được  tư vấn nhanh nhất và kịp thời. Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.



Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG  Trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng phức tạp, dịch vụ luật sư lao động đang trở thành lựa chọn tối ưu cho do...