Thứ Năm, 2 tháng 9, 2021

Trình tự xử lý tài sản thế chấp trong hợp đồng tín dụng

Trình tự xử lý tài sản thế chấp trong hợp đồng tín dụng được hiểu các bước tiến hành xử lý các tài sản mà khi đến hạn thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng. Dưới đây là những tư vấn của Công ty Luật Long Phan PMT về quy trình tiến hành xử lý tài sản thế chấp.

Xử lý tài sản thế chấp trong hợp đồng tín dụng

Xử lý tài sản thế chấp trong hợp đồng tín dụng

Khi nào sẽ xử lý tài sản thế chấp trong hợp đồng tín dụng

Theo quy định tại điều 299 Bộ luật dân sự 2015 thì tiến hành xử lý tài sản thế chấp khi:

  • Khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên thế chấp sẽ tiến hành xử lý tài sản
  • Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được thế chấp trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
  • Do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.

Trình tự tiến hành xử lý tài sản thế chấp để đảm bảo thực hiện trong hợp đồng tín dụng

Thông báo

Theo Điều 300 Bộ luật dân sự 2015, thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp như sau:

Bên nhận bảo đảm sẽ thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác trước khi tiến hành xử lý tài sản bảo đảm.Trong trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng dẫn đến bị giảm sút giá trị hoặc mất toàn bộ giá trị thì có quyền xử lý ngay và thông báo cho bên bảo đảm và các bên nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản đó.

Trường hợp không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

>> Xem thêm: Quy trình xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi của ngân hàng

Giao tài sản thế chấp

Theo điều 301 Bộ luật dân sự 2015 thì người đang giữ tài sản thế chấp có nghĩa vụ giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý.

Giao tài sản thế chấp

Giao tài sản thế chấp

Các phương thức xử lý tài sản thế chấp

Theo quy định tại điều 303 Bộ luật dân sự 2015, có thể thỏa thuận xử lý tài sản thế chấp theo các phương thức sau:

  • Bán đấu giá tài sản;
  • Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
  • Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;

Nếu không có thỏa thuận tài sản sẽ được bán đấu giá.

>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thế chấp tài sản với ngân hàng

Xử lý tài sản thế chấp trong trường hợp người thực hiện nghĩa vụ chết hoặc tòa tuyên án đã chết

Theo Điều 50 Nghị định 21/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 quy định thi hành Bộ luật dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, quy định về xử lý tài sản thế chấp trong trường hợp người thực hiện nghĩa vụ chết hoặc tòa tuyên án đã chết như sau:

  • Trường hợp bên thế chấp , người có nghĩa vụ được thế chấp là cá nhân chết hoặc bị Tòa án ra quyết định tuyên bố là đã chết thì việc thực hiện nghĩa vụ và xử lý tài sản bảo đảm thực hiện theo hợp đồng thế chấp hoặc thỏa thuận khác đã được xác lập trước thời điểm chết hoặc trước thời điểm bị Tòa án ra quyết định tuyên bố là đã chết.
  • Trường hợp chưa xác định được người hưởng di sản mà di sản đó đang là tài sản thế chấp, người quản lý di sản mà di sản đó đang là tài sản thế chấp mà nghĩa vụ được thế chấp đã đến hạn thực hiện thì bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Người thực hiện nghĩa vụ chết hoặc tòa tuyên đã chết

Người thực hiện nghĩa vụ chết hoặc tòa tuyên đã chết

Xử lý tài sản dùng để thế chấp là đối tượng giao dịch của các giao dịch dân sự vô hiệu

Theo quy định tại điều 30 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, quy định hợp đồng thế chấp bị tuyên vô hiệu một phần thì nghĩa vụ được thế chấp thực hiện theo phần nội dung này trở thành nghĩa vụ không có thế chấp khi thuộc các trường hợp sau:

  • Phần nội dung của hợp đồng thuộc quyền của người không tham gia hợp đồng thế chấp trong trường hợp tài sản thế chấp thuộc sở hữu chung
  • Phần nội dung của hợp đồng liên quan đến một hoặc một số người không có năng lực pháp luật dân sự hoặc năng lực hành vi dân sự phù hợp với hợp đồng thế chấp
  • Phần nội dung của hợp đồng vi phạm điều cấm, trái đạo đức xã hội hoặc giới hạn thực hiện quyền
  • Phần nội dung của hợp đồng liên quan đến một hoặc một số tài sản không đủ điều kiện để dùng thế chấp

Trường hợp tài sản là đối tượng của giao dịch dân sự vô hiệu được dùng để thế chấp mà đã được chuyển giao cho bên nhận thế chấp ngay tình thì hợp đồng thế chấp không bị vô hiệu trong trường hợp:

  • Đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình;
  • Tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch.

>> Xem thêm: Quy định về thủ tục giải quyết tranh chấp trong hợp đồng tín dụng

Trên đây là tư vấn về trình tự xử lý tài sản thế chấp trong hợp đồng tín dụng .Quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này cần Tư Vấn Luật Dân Sự vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87để được tư vấn nhanh nhất và kịp thời. Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.

Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/09/03/trinh-tu-xu-ly-tai-san-the-chap-trong-hop-dong-tin-dung-2/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG  Trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng phức tạp, dịch vụ luật sư lao động đang trở thành lựa chọn tối ưu cho do...