Thứ Năm, 30 tháng 9, 2021

Bitcoin có được pháp luật hiện hành thừa nhận hay không?

Bitcoin có được pháp luật hiện hành thừa nhận hay không? Đây là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Đầu tư mua bán bitcoin đang diễn ra phổ biến tại Việt Nam trong thời gian gần đây. Bitcoin thu hút các nhà đầu tư vì khả năng kiếm lời của nó. Pháp luật Việt Nam hiện hành đã có những quy định nào cho Bitcoin. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các thông tin này.

Bitcoin có được pháp luật hiện hành thừa nhận?

Bitcoin có được pháp luật hiện hành thừa nhận?

Đồng tiền ảo Bitcoin

Theo ngôn ngữ thông thường, bitcoin là tiền ảo.

Tiền ảo là một loại tiền kỹ thuật số không có sự quản lý, được phát hành bởi những người phát triển phần mềm cũng thường là người kiểm soát hệ thống và được sử dụng, chấp nhận thanh toán giữa các thành viên của một cộng đồng ảo nhất định.

Như vậy, có thể hiểu bitcoin là loại tiền chỉ được công nhận, giao dịch trong một cộng đồng, tổ chức.

Bitcoin liệu có được xem và thừa nhận như một loại tài sản?

Hiểu theo khái niệm pháp lý, vật là tài sản, một loại tài sản hữu hình. Như vậy, muốn trở thành vật trong dân sự phải thỏa mãn những điều kiện sau:

  • Là bộ phận của thế giới vật chất;
  • Con người chiếm hữu được;
  • Mang lại lợi ích cho chủ thể;
  • Có thể đang tồn tại hoặc sẽ hình thành trong tương lai.

Vì những đặc thù của Bitcoin chắc chắn nó không phải là vật.

Bitcoin chắc chắn nó không phải là vật.

Bitcoin chắc chắn nó không phải là vật.

Tại Điểm a, Điểm đ khoản 2 Điều 6 và Điều 16 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 có thể thấy: Bitcoin không được xem là ngoại tệ, đồng thời không phải là ngoại hối vì bitcoin không phải đồng tiền của bất cứ một quốc gia nào trên thế giới. Vì thế, Bitcoin nó không được xem là tiền.

Dựa vào Bộ luật dân sự cũng như Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam thì có thể thấy giấy tờ này phải do các chủ thể được phép phát hành. Thể hiện dưới dạng trao đổi hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu, tín phiếu…

Vì nó không chịu sự điều chỉnh bởi bất cứ một quốc gia nào phát hành ra, do đó không thuộc giấy tờ có giá.

Tại Điều 115 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định: Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác. Bitcoin ngay từ đầu thể hiện dưới dạng tiền ảo, do đó không phải là quyền tài sản.

Như vậy, căn cứ từ những quy định pháp luật nêu trên có thể thấy Bitcoin không phải là một loại tài sản được cụ thể hóa trong Bộ luật dân sự 2015.

Bitcoin có được thừa nhận theo pháp luật Việt Nam không?

Về giao dịch thanh toán bằng bitcoin

Theo khoản 1 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Cũng tại Chỉ thị 10/CT-TTg, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Công an…kiểm soát, ngăn chặn và xử lý việc thực hiện các giao dịch (bao gồm phát hành, giao dịch, môi giới) liên quan đến tiền ảo trái pháp luật.

Như vậy, bitcoin không phải là phương tiện được phép thanh toán trên thị trường.

Về hoạt động đầu tư và kinh doanh bitcoin

Hiện nay, việc kinh doanh bitcoin không được quy định trong bất cứ văn bản nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam, cụ thể:

  • Tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, kinh doanh bitcoin không được liệt kê trong hệ thống ngành, nghề kinh tế Việt Nam.
  • Tại Điều 6 của Luật Đầu tư 2020, bitcoin không được liệt kê là một trong những ngành, nghề kinh doanh bị cấm đầu tư.

Hiện nay, pháp luật Việt Nam không chính thức cho phép kinh doanh bitcoin nhưng lại cũng không quy định rõ việc cấm kinh doanh bitcoin.

Sử dụng bitcoin có thể bị xử lý hình sự

Căn cứ điểm d, khoản 6, Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP về vi phạm quy định về hoạt động thanh toán, việc sử dụng bitcoin có thể bị xử phạt như sau: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trong các hành vi vi phạm sau: Phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Sử dụng bitcoin có thể bị xử lý hình sự

Sử dụng bitcoin có thể bị xử lý hình sự

Đồng thời, tại Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng như sau: Phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp; làm giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán giả gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Căn cứ quy định trên, nếu tham gia mua bán Bitcoin thì được coi hành vi trái pháp luật, tùy từng mức độ có thể sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Giải quyết các tranh chấp liên quan tới bitcoin

Bitcoin mặc dù chưa được pháp luật xem là một loại tài sản nhưng thực tế những giao dịch liên quan đến bitcoin đã diễn ra rất nhiều. Thậm chí, việc mua bán bitcoin được giao kết đến bằng hợp đồng dân sự.

Hiện nay, khung pháp lý về bitcoin chưa được ban hành, vì thế bitcoin không thể được coi là tài sản. Vì vậy, Toà án sẽ không thụ lý những tranh chấp liên quan đến bitcoin mà người khởi kiện yêu cầu giải quyết dưới hình thức tranh chấp tài sản.

Đối với những tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự. Điểm c khoản 1 Điều 117 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự là mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Tại Chỉ thị 10/CT-TTg, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Công an…kiểm soát, ngăn chặn và xử lý việc thực hiện các giao dịch (bao gồm phát hành, giao dịch, môi giới) liên quan đến tiền ảo trái pháp luật.

Bộ luật hình sự 2015 cũng quy định về Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng tại Điều 206, trong đó có hành vi cung ứng, phát hành, sử dụng bitcoin.

Như vậy, giao dịch có đối tượng là bitcoin được xem là trái pháp luật và không được coi là giao dịch dân sự. Từ đó, Tòa án không thể thụ lý những tranh chấp liên quan đến giao dịch dân sự mà có liên quan đến bitcoin.

Ngoài ra, nếu cá nhân, tổ chức có liên quan đến tranh chấp bitcoin mà báo ra cơ quan có thẩm quyền không những không được giải quyết mà còn có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự.

>>Xem thêm: Dịch vụ luật sư khi bị lừa đầu tư tiền ảo

Trên đây là bài viết hướng dẫn quý khách hàng về Bitcoin có được pháp luật hiện hành thừa nhận hay không. Trường hợp Quý bạn đọc có thắc mắc cũng như có nhu cầu TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ hoặc các vấn về pháp lý khác hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo HOTLINE 1900.63.63.87 để được phía công ty chúng tôi tư vấn chi tiết. Xin cảm ơn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.

Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/10/01/bitcoin-co-duoc-phap-luat-hien-hanh-thua-nhan-hay-khong/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG  Trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng phức tạp, dịch vụ luật sư lao động đang trở thành lựa chọn tối ưu cho do...