Thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là một trong những quy định đáng lưu tâm trong các tranh chấp dân sự về thừa kế. Việc không hiểu rõ về thời hiệu thừa kế sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của người thừa kế khi hết thời hiệu chia di sản thừa kế. Dưới đây là một số những quy định chi tiết về vấn đề thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế, đặc biệt là thời hiệu đối với di sản là bất động sản và tài sản chung cha mẹ để lại .
Thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế
Thời hiệu khởi kiện là gì?
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật định. Thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là thời hạn mà chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu chia di sản thừa kế để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền thừa kế. Nếu thời hạn đó kết thúc thì chủ thể mất quyền yêu cầu.
Đối với di sản thừa kế là bất động sản
- Thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế đối với bất động sản là 30 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
- Trường hợp thừa kế mở trước ngày 10/9/1990 thì thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là bất động sản được tính từ ngày 10/9/1990. Như vậy, thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế đối với bất động sản là 30 năm kể từ ngày 10/9/1990.
Thời hiệu chia di sản thừa kế là bất động sản
Đối với di sản thừa kế là động sản
Thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế đối với động sản là 10 năm kể từ ngày mở thừa kế. Thời hạn để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác cũng là 10 năm từ thời điểm mở thừa kế.
Đối với tài sản chung của cha mẹ để lại
Thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế đối với tài sản chung cha mẹ để lại được áp dụng trong trường hợp hết thời hạn mười năm kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế (điểm a tiểu mục 2.4 Phần I của Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP). Thời hiệu khởi kiện chia tài sản trong trường hợp này áp dụng là thời hiệu khởi kiện chia tài sản chung.
- Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thỏa thuận việc chia tài sản được thực hiện theo di chúc thì việc chia tài sản chung được thực hiện theo di chúc.
- Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thảo luận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản sẽ được chia theo thỏa thuận.
- Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thỏa thuận chia tài sản thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.
>>> Xem thêm: Mẫu thỏa thuận phân chia di sản thừa kế giữa các đồng thừa kế
Hệ quả pháp lý khi hết thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế
Hệ quả pháp lý chính khi hết thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế đó là người thừa kế mất quyền yêu cầu khởi kiện. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của những người thừa kế đối với những di sản mà họ có quyền được hưởng. Cụ thể:
- Khi hết thời hiệu thừa kế theo quy định của pháp luật, di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.
- Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu tại Điều 236 BLDS; di sản thuộc về Nhà nước nếu không có người đang chiếm hữu di sản đó.
Hết thời hạn khởi kiện chia thừa kế có thể mất quyền lợi thừa kế
>>> Xem thêm: Hướng giải quyết khi hết thời hiệu khởi kiện
Trường hợp đặc biệt của thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế
Trong một số trường hợp, một số khoảng thời gian không được tính vào thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế. Cụ thể:
- Khi xác định thời hiệu khởi kiện chia thừa kế mà thời điểm mở thừa kế trước ngày 01/7/1991 và di sản là nhà ở thì thời gian từ ngày 01/7/1996 đến ngày 01/01/1999 không tính vào thời hiệu khởi kiện đối với trường hợp thừa kế không có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia. Thời gian từ ngày 01/7/1996 đến ngày 01/9/2006 không tính vào thời hiệu khởi kiện đối với trường hợp thừa kế có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia (giải đáp số 01 ngày 05/2018 hướng dẫn mở rộng thêm đối với các trường hợp theo quy định của Pháp lệnh thừa kế năm 1990 và hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán TANDTC về một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế 1990).
>>>Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài
- Các trường hợp quy định tại Điều 156 BLDS 2015 không được tính vào thời hiệu khởi kiện thừa kế: có sự kiện bất khả kháng, có trở ngại khách quan, chưa có người đại diện, chưa có người đại diện khác thay thế.
Luật sư tư vấn thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế
Các vấn đề về chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật hiện nay phát sinh nhiều vấn đề khá phức tạp, với những người không có hiểu biết chuyên sâu về pháp luật khó có thể nắm bắt và giải quyết một cách dễ dàng và hiểu đúng theo quy định của pháp luật. Việc hiểu sai dẫn đến bỏ lỡ thời hạn khởi kiện sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho những người thừa kế. Do đó, cần phải có những người có vốn hiểu biết sâu rộng, cùng nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tố tụng như Luật sư để kịp thời giải đáp, hỗ trợ cho khách hàng bảo vệ quyền lợi của mình.
Bài viết cung cấp cho người đọc những thông tin cần thiết liên quan đến quy định về thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế cũng như những hệ quả pháp lý xảy ra khi hết thời hiệu thừa kế. Mong rằng, đây là những thông tin hữu ích cho bạn đọc, Long Phan PMT luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng qua hotline 1900.63.63.87. Hãy liên hệ cho chúng tôi để được TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ miễn phí. Xin cảm ơn!
February 08, 2021 at 07:41AM
Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/02/08/quy-dinh-ve-thoi-hieu-khoi-kien-chia-di-san-thua-ke/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét