Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2021

Quy định mới về hòa giải, đối thoại tại tòa án từ năm 2021

Hòa giải, đối thoại tại Tòa án có hiệu lực từ năm 2021 có một số nội dung nổi bật liên quan đến điều kiện tiến hành, quy trình hoạt động cũng như các vấn đề về bảo mật thông tin, chi phí hòa giải, đối thoại. Qua bài viết dưới đây, Long Phan PMT sẽ cập nhật cho bạn đọc những nội dung quan trọng nhất liên quan đến hòa giải, đối thoại tại Tòa án theo quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020.

hòa giải đối thoại tại tòa án từ năm 2021

Quy định mới về hòa giải, đối thoại tại Tòa án

Điều kiện tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa năm 2020

Hòa giải, đối thoại tại Tòa án được tiến hành sau khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu nhưng trước khi Tòa án thụ lý vụ án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS), Luật Tố tụng hành chính (LTTHC).

Các trường hợp tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án

Hoạt động hòa giải, đối thoại chỉ được thực hiện đối với các vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, trừ những vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính không thể hòa giải, đối thoại. Đồng thời phải được sự đồng ý của các bên tham gia hòa giải đối thoại.

Đối với những đơn không thuộc thẩm quyền của Tòa án hoặc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhưng thuộc trường hợp không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án thì giải quyết theo quy định của BLTTDS, LTTHC.

Các trường hợp không thể tiến hành hòa giải

7 trường hợp không thể tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án theo quy định tại Điều 19 Luật Hòa giải, đối thoại 2020:

  • Yêu cầu đòi bồi thường do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước;
  • Những vụ việc phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội;
  • Người khởi kiện, bị kiện…. đã được mời tham gia hòa giải, đối thoại hợp lệ lần 2 nhưng vẫn vắng mặt, trừ trường hợp không thể tham gia vì lý do chính đáng hoặc trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan;
  • Một bên vợ hoặc chồng trong tranh chấp ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự;
  • Một trong các bên đề nghị không hòa giải, đối thoại.
  • Một trong các bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  • Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Quy trình hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án

  • Bước 1: Nhận, xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu và chỉ định Hòa giải viên

Người khởi kiện, người yêu cầu gửi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính kèm theo tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Tòa án sẽ phân công thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại, chỉ định Hòa giải viên.

  • Bước 2: Chuẩn bị Hòa giải, đối thoại

Hòa giải viên tiếp nhận và nghiên cứu đơn, tài liệu đính kèm do Tòa án chuyển đến; vào sổ theo dõi vụ việc; xác định tư cách người tham gia hòa giải, đối thoại; xây dựng phương án hòa giải, đối thoại.

  • Bước 3:Tiến hành phiên hòa giải, đối thoại

Hòa giải viên ấn định thời gian, địa điểm tiến hành hòa giải, đối thoại và thông báo cho các bên chậm nhất là 5 ngày trước ngày mở phiên hòa giải, đối thoại.

Phiên hòa giải bao gồm: Hòa giải viên, các bên tham gia hòa giải, đối thoại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người đại diện của họ, người phiên dịch, người được mời tham gia hòa giải, đối thoại trong trường hợp cần thiết.

  • Bước 4: Tiến hành phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại

Khi các bên đạt được sự thỏa thuận, thống nhất với nhau thì Hòa giải viên ấn định thời gian địa điểm mở phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại. Thẩm phán tham gia phiên họp ký xác nhận biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại.

  • Bước 5: Ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành

Sau khi lập biên bản ghi ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại, Tòa án ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành trong trường hợp các bên có yêu cầu.

Trường hợp không đủ điều kiện ra quyết định thì Tòa án không ra quyết định và chuyển biên bản, tài liệu đính kèm cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc theo thủ tục TTDS, TTHC.

Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành có hiệu lực pháp luật và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Quyết định này có thể bị xem xét lại khi có căn cứ cho rằng nội dung thỏa thuận thống nhất vi phạm điều kiện công nhận kết quả hòa giải, đối thoại.

Chi phí hòa giải, đối thoại

quy trình hòa giải đối thoại tại tòa án

Chi phí hòa giải, đối thoại

  • Chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án do ngân sách Nhà nước đảm bảo
  • Một số trường hợp chi phí hòa giải, đối thoại do các bên tham gia hòa giải, đối thoại chịu: Chi phí hòa giải đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch; chi phí khi các bên thống nhất lựa chọn địa điểm hòa giải, đối thoại ngoài trụ sở Tòa án; chi phí khi Hòa giải viên xem xét hiện trạng tài sản liên quan đến vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính mà tài sản đó nằm ngoài phạm vi địa giới hành chính của tỉnh nơi Tòa án có thẩm quyền giải quyết có trụ sở; chi phí phiên dịch tiếng nước ngoài

Quy định về bảo mật thông tin

nguyên tắc bảo mật thông tin

Nguyên tắc bảo mật thông tin

Bảo mật thông tin là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của thủ tục hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Theo đó:

  • Trong quá trình hòa giải, đối thoại không được ghi âm, ghi hình, ghi biên bản hòa giải, đối thoại.
  • Không được tiết lộ thông tin mà mình biết trong quá trình hòa giải, đối thoại khi không được sự đồng ý của bên đã cung cấp thông tin.
  • Không được sử dụng lời trình bày của các bên trong quá trình hòa giải, đối thoại làm chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc, trừ trường hợp bên trình bày đồng ý hoặc bắt buộc phải sử dụng làm chứng cứ theo quy định.
  • Trường hợp vi phạm các quy định nêu trên sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Ý nghĩa của hòa giải, đối thoại tại Tòa án trong hoạt động tố tụng

Hòa giải, đối thoại tại Tòa án là một thủ tục tiền tố tụng, không phải là thủ tục bắt buộc. Hoạt động này có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động tố tụng. Cụ thể:

  • Hỗ trợ các bên thỏa thuận giải quyết vụ việc dân sự, thống nhất giải quyết khiếu kiện hành chính theo quy định;
  • Giảm bớt áp lực cho Tòa án trong bối cảnh án lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, kinh doanh thương mại ngày càng tăng về số lượng; tính chất ngày càng phức tạp, gay gắt;
  • Khuyến khích việc giải quyết tranh chấp bằng con đường tố tụng thân thiện;
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả đương sự và cơ quan tư pháp.

Tựu trung lại, việc ban hành những quy định mới về hòa giải, đối thoại tại Tòa án là cần thiết, phù hợp với tình hình xã hội thực tế. Bài viết trên, giúp bạn đọc có thêm thông tin về những thay đổi trong hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án từ năm 2021. Để biết thêm thông tin và được giải đáp thắc mắc về hoạt động hòa giải, đối thoại tại tòa án theo quy định mới, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn luật dân sự miễn phí. Xin cảm ơn!

March 01, 2021 at 07:37AM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/03/01/quy-dinh-moi-ve-hoa-giai-doi-thoai-tai-toa-an-tu-nam-2021/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG  Trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng phức tạp, dịch vụ luật sư lao động đang trở thành lựa chọn tối ưu cho do...