Không trả lại tài sản nhặt được là một việc diễn ra khá thường xuyên khi không xác định được chủ sở hữu là ai. Tuy nhiên việc nhặt được tài sản nhưng không trả lại tài sản có được xem là phạm tội hay không? Đối với hành vi này thì phát luật quy về loại TỘI PHẠM gì? Mời bạn đọc xem thêm ở bài viết dưới đây.
Không trả lại tài sản nhặt được có phạm tội không?
Xác lập quyền sở hữu tài sản đối với tài sản đánh rơi, bỏ quên
Quyền tài sản theo Bộ luật dân sự
Căn cứ Điều 115 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền tài sản như sau: ‘’Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.’’
Về các trường hợp mua bán quyền tài sản được quy định tại Điều 450 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
- Trường hợp mua bán quyền tài sản thì bên bán phải chuyển giấy tờ và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho bên mua, bên mua phải trả tiền cho bên bán.
- Trường hợp quyền tài sản là quyền đòi nợ và bên bán cam kết bảo đảm khả năng thanh toán của người mắc nợ thì bên bán phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán, nếu khi đến hạn mà người mắc nợ không trả.
Ngoài ra tại Điều 450 Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định về thời điểm chuyển quyền sở hữu là thời điểm bên mua nhận được giấy tờ về quyền sở hữu đối với quyền tài sản đó hoặc từ thời điểm đăng ký việc chuyển quyền sở hữu, nếu pháp luật có quy định.
Quyền sở hữu tài sản đánh rơi, bỏ quên
Quyền sở hữu tài sản đối với tài sản đánh rơi, bỏ quên
Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.
Đối với tài sản đánh rơi, bỏ quên được quy định tại Điều 165 Bộ luật dân sự 2015 như sau: chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định pháp luật.
Do đó, căn cứ thêm vào Khoản 6 Điều 221 Bộ luật dân sự 2015 quy định về căn cứ xác lập quyền sở hữu thì Quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên.
Làm thế nào khi nhặt được tài sản người khác đánh rơi
Căn cứ Điều 230 Bộ luật dân sự 2015 quy định đối với việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên như sau:
- Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó;
- Nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.
- Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu.
Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:
- Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở thì người nhặt được được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó theo quy định pháp luật;
- Trường hợp tài sản có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước;
- Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì tài sản đó thuộc về Nhà nước; người nhặt được tài sản được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.
Hướng dẫn khởi kiện người không trả lại tài sản nhặt được
Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật (căn cứ Khoản 1 Điều 166 Bộ luật dân sự 2015).
Thủ tục khởi kiện bao gồm các giấy tờ sau đây:
- Đơn khởi kiện.
- Chứng cứ chứng minh quyền sở hữu tài sản.
- Giấy xác nhận của cơ quan nhà nước về địa chỉ cư trú, làm việc của bị đơn.
- Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu.
Dịch vụ Luật sư tư vấn
Luật sư tư vấn việc không trả lại tài sản nhặt được
- Tư vấn căn cứ khởi kiện đòi lại tài sản nhặt được;
- Tư vấn trình tự, thủ tục khởi kiện đòi lại tài sản;
- Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc của Khách hàng;
- Tư vấn soạn thảo Đơn khởi kiện;
- Tư vấn hồ sơ khởi kiện;
- Đại diện Khách hàng nộp đơn khởi kiện;
- Đại diện tham gia tố tụng;
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Khách hàng trước cơ quan tiến hành tố tụng.
- Các yêu cầu khác liên quan đến thủ tục khởi kiện.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến nội dung công việc luật sư cần làm đối với. Trường hợp bạn đọc có khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục khởi kiện đòi lại tài sản hoặc có nhu cầu cần TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ vui lòng liên hệ hotline 1900.63.63.87 để được giải đáp miễn phí. Xin cảm ơn.
February 09, 2021 at 10:09AM
Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/02/09/khong-tra-lai-tai-san-nhat-duoc-co-pham-toi-khong/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét