Bảo lãnh bằng uy tín cho người khác vay có phải trả nợ thay không? Phần lớn các biện pháp bảo đảm được quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015, người có nghĩa vụ phải dùng tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình để bảo đảm cho nghĩa vụ của chính mình. Vậy trong trường hợp Bảo lãnh bằng uy tín cho người khác vay có phải trả nợ thay không? Bài viết dưới đây của Luật Long Phan sẽ làm sáng tỏ vấn đề trên.
Biện pháp bảo lãnh
Thế nào là bảo lãnh bằng uy tín?
Bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức chính trị xã hội là dùng uy tín về phương diện xã hội của tổ chức chính trị – xã hội để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự như của người bảo lãnh đối với người được bảo lãnh.
Vay tín chấp
Vay tín chấp là hình thức cho vay vốn của ngân hàng mà không cần tài sản đảm bảo. Các tổ chức tín dụng xét duyệt khoản vay dựa vào uy tín và mức thu nhập của người vay. Các yếu tố được các tổ chức tín dụng thẩm định khi cho vay tín chấp gồm:
- Uy tín của khách hàng: địa vị, chức vụ khách hàng trong công ty, địa vị xã hội
- Lịch sử tín dụng: khách hàng đã từng vay nợ ở đâu chưa, hiện tại có đang vay ở đâu hay không, có bao giờ trả nợ trễ hạn không.
- Thu nhập: nguồn thu nhập chính của khách hàng từ đâu, bao nhiêu một tháng
- Uy tín của đơn vị, tổ chức, công ty nơi khách hàng đang làm việc.
Dựa vào những yếu tố trên thì ngân hàng, các tổ chức tín dụng sẽ đưa ra quyết định có cho khách hàng vay hay không, số tiền và thời gian vay vốn cụ thể.
Điều kiện để được vay tín chấp
Ba điều kiện tối thiểu khi vay tín chấp:
Một là, Là công dân Việt Nam
- Điều đầu tiên và cũng khá quan trọng là bạn phải là công dân Việt Nam, nằm trong độ tuổi với nữ thì từ 18 đến 55 tuổi và với nam giới là đến 60 tuổi.
- Người đi vay phải thuộc diện này vì ở độ tuổi lao động thì bạn mới có khả năng trả nợ được cho ngân hàng. Đồng thời, đây cũng là thời gian bạn có năng lực pháp luật hình sự và dân sự.
- Ngoài ra, người vay phải có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú tại chi nhánh ngân hàng thực hiện vay vốn.
Hai là, Có thu nhập ổn định
- Khách hàng muốn vay tiền tín chấp thì phải chứng minh được mình có việc làm ổn định để có khả năng trả nợ.
- Theo đó phải có mức thu nhập ổn định không dưới 3 triệu/tháng. Đó là điều kiện để có thể vay theo lương, ngoài ra phải thống kê ra được mức thu nhập trong 3 tháng gần nhất với thời điểm vay vốn.
- Hiện nay nhiều ngân hàng có điều kiện vay tín chấp theo lương khá cao, mức thu nhập qua lương chuyển khoản tối thiểu từ 6 triệu trở lên và đương nhiên bạn sẽ được vay với hạn mức có thể gấp 10, 12 hoặc đến 24 lần lương.
Ba là, Không có nợ xấu
- Muốn vay được tiền từ các tổ chức tín dụng bạn phải có lịch sử tín dụng tốt bởi khi rơi vào nợ xấu từ nhóm hai trở đi là bạn sẽ không thể vay tại ngân hàng. Vì thế đây là điều kiện vay tín chấp quan trọng nhất mà bạn phải đáp ứng được nếu muốn qua vòng duyệt hồ sơ vay.
- Để tránh nợ xấu, trước khi thực hiện vay tiền ngân hàng, hãy xem trước mức lãi suất mình phải trả hàng tháng sẽ khoảng bao nhiêu. Hãy đảm bảo rằng chi phí để trả nợ cho mỗi tháng sẽ không được quá 40% mức lương để đảm bảo chất lượng sống.
- Đặc biệt là hãy chú ý khi bạn có sử dụng thẻ tín dụng phải luôn nhớ trả hết nợ, đừng bao giờ sử dụng thẻ quá số tiền mà bạn có thể thanh toán trong một tháng.
Phạm vi bảo lãnh
- Căn cứ Điều 336 Bộ luật dân sự 2015 thì phạm vi bảo lãnh bao gồm như sau:
- Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.
- Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
- Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại.
Vay tín chấp ngân hàng
Trách nhiệm người bảo lãnh khi nghĩa vụ trả nợ đến hạn
Căn cứ pháp lý
Căn cứ điều 335 Bộ luật dân sự 2015:
- Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
- Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Trong trường hợp người bảo lãnh nếu như đến hạn thanh toán nghĩa vụ mà người vay (người được bảo lãnh) chưa trả nợ được cho ngân hàng (bên nhận bảo lãnh) đồng thời không được gia hạn thời gian trả nợ thì khi đó người bảo lãnh sẽ là người có nghĩa vụ thanh toán nợ này thay cho người được bảo lãnh. Ngân hàng có quyền yêu cầu người bảo lãnh thanh toán nghĩa vụ theo như đã cam kết trong hợp đồng, sau khi thanh toán nghĩa vụ trả nợ người bảo lãnh có quyền yêu cầu người được bảo lãnh bồi hoàn lại khoản tiền này.
Nếu đến hạn mà người bảo lãnh từ chối thanh toán nghĩa vụ này thì Ngân hàng có cơ sở để khởi kiện yêu cầu người bảo lãnh hoàn trả nghĩa vụ bằng tài sản thay cho người được bảo lãnh.
Trường hợp gia hạn khi chưa trả hết nợ
Trong trường hợp nghĩa vụ thanh toán nợ đến hạn mà vẫn chưa trả hết nợ thì người được bảo lãnh có thể xin gia hạn thời gian trả nợ với Ngân hàng. Khi này Ngân hàng tùy từng trường hợp cụ thể có thể gia hạn nếu xét thấy khả năng trả nợ vẫn còn.
>>> Xem thêm: Thế chấp nhà đất của người thứ ba để bảo đảm vay vốn ngân hàng có trái pháp luật?
Vai trò luật sư trong vấn đề bảo lãnh bằng uy tín cho người khác vay
Nếu tranh chấp dân sự về vấn đề trên giữa các bên xảy ra thì vai trò của luật sự được thể hiện như sau:
- Luật sư tư vấn, hỗ trợ pháp lý
- Luật sư soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến các giao dịch và nghĩa vụ dân sự như: cầm cố, thế chấp, đặt cọc, bảo lãnh…
- Luật sư tư vấn và tham gia thương lượng, hòa giải vụ việc giữa các bên;
- Luật sư lập hồ sơ khởi kiện các vụ việc tại tòa án, trọng tài;
- Luật sưchuẩn bị hồ sơ, tài liệu, chứng cứ để làm việc với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong quá trình giải quyết vụ việc;
- Luật sưtham gia tranh tụng tại tòa án, trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho khách hàng trong vụ việc tranh chấp.
Gia hạn khi chưa trả xong nợ
Trên đây là toàn bộ nội dung về Bảo lãnh bằng uy tín cho người khác vay có phải trả nợ thay không? Trường hợp bạn đọc có thắc mắc hoặc có nhu cầu TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ, vui lòng liên hệ hotline 1900.63.63.87 để được giải đáp miễn phí. Xin cảm ơn.
February 02, 2021 at 01:06PM
Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/02/04/bao-lanh-bang-uy-tin-cho-nguoi-khac-vay-co-phai-tra-no-thay-khong/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét