Có quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng có được hưởng thừa kế không? luôn là câu hỏi được quý bạn đọc quan tâm. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra và làm rõ các thông tin về quyền này và cung cấp cho quý bạn đọc những điều kiện để việc hưởng thừa kế đối với những người có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau đúng theo quy định pháp luật.
Quyền được hưởng thừa kế đối với người có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng
Người có quyền thừa kế theo quy định của pháp luật
Căn cứ theo Điều 653 Bộ luật dân sự 2015, những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo hàng thừa kế, cụ thể:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Con nuôi có được hưởng thừa kế không?
Theo như quy định về hàng thừa kế đã được đề cập ở phần trên, con nuôi thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên có quyền được hưởng thừa kế khi cha nuôi, mẹ nuôi qua đời. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp con nuôi đều được hưởng thừa kế như đối với con đẻ mà người con nuôi phải đáp ứng một số điều kiện của Luật nuôi con nuôi, cụ thể:
Theo Luật Nuôi con nuôi, người nhận nuôi và con nuôi đều phải đáp ứng những điều kiện sau:
- Người nhận nuôi phải có hành vi dân sự đầy đủ; Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; Có điều kiện sức khỏe, kinh tế, chỗ ở; Có tư cách đạo đức tốt;
- Con nuôi ở thời điểm được nhận nuôi phải là trẻ em dưới 16 tuổi; Nếu từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì chỉ được cha dượng, mẹ kế; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi;
- Việc nhận con nuôi trong nước phải được đăng ký tại UBND cấp xã nơi thường trú của con nuôi hoặc người nhận nuôi; Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nếu có yếu tố nước ngoài.
Khi được cơ quan đăng ký cấp Giấy chứng nhận nuôi con nuôi, quan hệ con nuôi với cha mẹ nuôi mới chính thức được xác lập. Khi cha mẹ nuôi chết, con nuôi mới được hưởng quyền thừa kế theo pháp luật như con đẻ.
Quyền hưởng thừa kế của con riêng
Quyền hưởng thừa kế của con riêng
Đối chiếu quy định về hàng thừa kế được nêu tại mục 1 của bài viết ta thấy rằng con riêng không thuộc đối tượng được hưởng thừa kế. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp con riêng được hưởng thừa kế như sau.
>>>Xem thêm: CON RIÊNG CÓ ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ TỪ CHA DƯỢNG, MẸ KẾ
Người có di sản để lại di chúc cho con riêng
Quyền để lại di sản là quyền của người để lại di sản, như vậy trong trường hợp cha, mẹ có di chúc để lại tài sản cho con riêng thì con riêng hoàn toàn có quyền được hưởng thừa kế. Tuy nhiên cần lưu ý rằng việc con riêng có quyền hưởng thừa kế thì trước đó di chúc phải hợp pháp. Cụ thể di chúc cần phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 630 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể:
- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
- Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
>>>Xem thêm: QUY TRÌNH SOẠN THẢO DI CHÚC ĐÚNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
Khi cha dượng, mẹ kế chung sống với con riêng
Ngoài trường hợp thừa kế theo di chúc, pháp luật còn quy định thêm một trường hợp về quyền thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế. Cụ thể, tại Điều 654 Bộ luật dân sự thì nếu con riêng và bố dượng, mẹ kế có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này.
Luật sư tư vấn về thừa kế
Luật sư tư vấn về thừa kế
Quyền thừa kế là một trong những quy định được quan tâm hiện nay. Vì nhiều lý do khác nhau mà có những người sẽ để lại di sản cho người có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng với mình chứ không phải là người có cùng huyết thống. Tuy nhiên, việc để lại di sản cũng phải tuân theo quy định pháp luật để tránh những tranh chấp, bất cập.
Thấu hiểu được những nỗi băn khoăn của quý khách hàng về vấn đề thừa kế, Long Phan PMT chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng những công việc sau đây:
- Tư vấn về các quy định thừa kế;
- Tư vấn lập di chúc và điều kiện có hiệu lực của di chúc;
- Tư vấn giải quyết tranh chấp về thừa kế;
- Đại diện tham gia tranh chấp về thừa kế.
Trên đây là bài viết tư vấn về vấn đề thừa kế giữa những người có mối quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng. Nếu quý bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề thừa kế giữa những người có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc cần tư vấn luật dân sự xin vui lòng liên hệ tổng đài 1900.63.63.87 để được Luật sư dân sự tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn.
February 03, 2021 at 01:57PM
Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/02/04/quan-he-cham-soc-nuoi-duong-co-duoc-huong-thua-ke-khong/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét