Thứ Tư, 22 tháng 4, 2020

Trình Tự, Thủ Tục Tố Cáo Đảng Viên Đúng Luật

Để tố cáo đảng viên đúng luật thì người dân phải có những kiến thức cơ bản về tố cáo và giải quyết tố cáo. Việc tố cáo đảng viên khi có sai phạm góp phần bảo vệ quyền của người dân trong việc quản lý nhà nước. Trình tự, thủ tục tố cáo đảng viên được thực hiện thế nào theo quy định pháp luật. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi sẽ làm rõ về vấn đề này.

Thu tuc to cao dang vien dung luat
Người dân có thể tố cáo Đảng viên có sai phạm về tư cách đảng viên

Khi nào người dân được tố cáo Đảng viên?

Về nguyên tắc, việc tố
cáo được thực hiện khi tồn tại hành vi VI PHẠM pháp luật. Khi Đảng viên có những
vi phạm Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết
định, quy chế, kết luận của Đảng, pháp luật của Nhà nước, điều lệ, nghị quyết,
quy định của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội, cơ quan, đơn
vị thì người dân có quyền tố cáo.

Trường hợp đảng viên vi
phạm những nội dung chưa có trong Quy định này thì căn cứ vào quy định của Điều
lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước và vận dụng Quy định này để xử lý “kỷ luật” cho
phù hợp.

Thẩm quyền, nguyên tắc giải quyết tố cáo

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo

Theo quy định tại Quy định số 30-QĐ/TW ngày 26/7/2016, Ủy
ban kiểm tra có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng
viên thuộc phạm vi quản lý của cấp ủy cùng cấp.

Những nội dung tố cáo
mà ủy ban kiểm tra chưa đủ điều kiện xem xét thì kiến nghị cấp ủy hoặc phối
hợp hay yêu cầu tổ chức đảng ở cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.

Nguyên tắc giải quyết tố cáo

Tổ chức đảng và đảng viên nhận được tố cáo phải bảo đảm bí mật cho người tố cáo, hướng dẫn người tố cáo thực hiện đúng quy định của Đảng, Nhà nước và biện pháp bảo vệ người tố cáo. Không để người bị tố cáo chủ trì giải quyết tố cáo đối với mình. Không để người tố cáo hoặc người có liên quan đến tố cáo giải quyết tố cáo. 

Viec giai quyet don to cao duoc thuc hien theo quy trinh nao?
Đảng viên vi phạm quy định, Điều lệ Đảng sẽ bị xem xét xử lý kỷ luật

Ủy ban kiểm tra giải
quyết tố cáo phải xử lý hoặc đề nghị cấp ủy xử lý nghiêm những trường
hợp sau:

  • Truy
    tìm, trù dập, trả thù người tố cáo;
  • Cản
    trở, dìm bỏ, không xem xét, giải quyết tố cáo;
  • Bao
    che những việc làm sai trái của đối tượng bị tố cáo;
  • Để
    lộ tên người tố cáo cho đối tượng bị tố cáo biết, để lộ tên người tố cáo, nội
    dung tố cáo cho người không có trách nhiệm biết;
  • Lợi
    dụng tố cáo để xuyên tạc sự thật, vu khống, tố cáo mang tính bịa đặt, đả kích,
    gây dư luận xấu đối với người khác.

Trường hợp tố cáo có
liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, ủy ban kiểm tra báo cáo cấp ủy cùng
cấp chỉ đạo phối hợp giải quyết.

Trường hợp người tố cáo xin rút nội dung tố cáo thì tổ chức đảng
giải quyết tố cáo không xem xét, giải quyết nội dung tố cáo đó, trừ trường hợp
bị đe dọa, ép buộc, mua chuộc.

Lưu ý:

Những người lợi dụng việc tố cáo để xuyên tạc sự thật, vu khống, tố cáo bịa đặt, đả kích, chia rẽ bè phái, gây rối nội bộ, tố cáo nhiều lần có dụng ý xấu phải được xem xét, xử lý nghiêm theo quy định của Đảng và Nhà nước.

Trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức liên quan

Người tố cáo trình có trách nhiệm:

  • Trình bày trung thực sự việc, ghi rõ họ, tên, địa chỉ, ký tên chịu trách nhiệm về nội dung tố cáo và bằng chứng của mình. Nếu phản ảnh trực tiếp thì phải được ghi lại thành văn bản, người tố cáo phải ký tên chịu trách nhiệm vào văn bản.
  • Không được viết đơn tố cáo giấu tên, mạo tên hoặc ký tên từ hai người trở lên trong một đơn tố cáo, không được gửi, tán phát hoặc phổ biến nội dung tố cáo, tên người bị tố cáo, nội dung làm việc với tổ chức, cá nhân giải quyết tố cáo, nội dung kết luận giải quyết tố cáo cho những tổ chức hoặc cá nhân không có trách nhiệm.

Tổ chức đảng và đảng viên bị tố cáo có trách nhiệm:

  • Trình bày rõ, trung thực, đầy đủ, kịp thời những vấn đề bị tố cáo với tổ chức đảng có thẩm quyền, cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan cho chủ thể giải quyết tố cáo;
  • Tự giác nhận rõ sai lầm, khuyết điểm và có quyền sử dụng bằng chứng để chứng minh nội dung tố cáo không đúng;
  • Không được đối phó, gây khó khăn, trở ngại cho chủ thể giải quyết tố cáo, truy tìm, trấn áp, trù dập, trả thù người phê bình, tố cáo.

Tổ chức đảng quản lý đối tượng bị tố cáo có trách nhiệm:

  • Bảo đảm quyền dân chủ của đảng viên và quần chúng trong việc giám sát, tố cáo, phản ánh về tổ chức đảng và đảng viên có dấu hiệu vi phạm.
  • Phối hợp và thực hiện yêu cầu của tổ chức đảng có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
  • Bảo đảm các quyền của đảng viên, của tổ chức đảng bị tố cáo trong thời gian đang giải quyết, chưa kết luận;
  • Giáo dục và tạo điều kiện để đảng viên, tổ chức đảng thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu của ủy ban kiểm tra.

Những nội dung tố cáo phải giải quyết

Cac noi dung to cao buoc phai giai quyet
Hội nghị xem xét kỷ luật đối với với Đảng viên vi phạm

Đối với tổ chức đảng

Những nội dung liên quan
đến việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết,
chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,
các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng; đoàn kết nội bộ.

Đối với đảng viên

Những nội dung liên quan
đến tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn
cấp ủy viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên; việc chấp
hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định,
quy chế, kết luận của Đảng; về nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, thực hiện
chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng
viên.

Các đơn tố cáo không được giải quyết

Không giải quyết đối với:

  • Đơn
    tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ và đơn tố cáo có tên đã được cấp có thẩm
    quyền (do Điều lệ Đảng và Luật Tố cáo quy định) xem xét, kết luận,
    nay tố cáo lại nhưng không có thêm tài liệu, chứng cứ mới làm thay đổi bản chất vụ
    việc;
  • Đơn
    tố cáo có tên nhưng nội dung không cụ thể, không có căn cứ để thẩm tra, xác
    minh;
  • Đơn
    tố cáo có tên, nhưng trong nội dung của đơn không chứa đựng, phản ánh nội dung
    tố cáo đối với đảng viên, tổ chức đảng;
  • Đơn
    tố cáo không phải bản do người tố cáo trực tiếp ký tên;
  • Đơn
    tố cáo có từ hai người trở lên cùng ký tên; đơn tố cáo của người không có năng
    lực hành vi dân sự.

Lưu ý:

Đơn tố cáo là văn bản quan trọng để cơ quan có thẩm quyền xem xét, thụ lý và giải quyết yêu cầu cho người tố cáo. Nội dung đơn phải phù hợp với quy định của pháp luật, đảm bảo tuân thủ đúng luật định thì mới được xem xét và xử lý.

Trình tự giải quyết đơn tố cáo

  1. Khi nhận được tố cáo phải phân loại,
    chuyển các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết; giải quyết các trường
    hợp thuộc phạm vi trách nhiệm hoặc phối hợp với các tổ chức chức đảng
    có thẩm quyền để giải quyết.
  2. Chậm nhất 90 ngày làm việc theo quy định
    của Luật Lao động (gọi tắt là ngày làm việc) đối với cấp tỉnh, thành, huyện, quận
    và tương đương trở xuống; 180 ngày làm việc đối với cấp Trung ương, kể từ ngày
    nhận được tố cáo (gửi, phản ánh trực tiếp hoặc theo dấu bưu điện chuyển đến) phải
    xem xét, giải quyết.
  3. Trường hợp hết thời hạn mà chưa giải
    quyết xong thì được gia hạn nhưng không quá 30 ngày làm việc, đồng thời phải
    thông báo cho người tố cáo biết. Sau khi giải quyết xong, phải thông báo cho
    người tố cáo biết kết quả giải quyết tố cáo bằng hình thức thích hợp.

Nếu Quý bạn đọc có thắc mắc về vấn đề
trên hoặc muốn được tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu hỗ trợ, vui lòng liên hệ Công
ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới.

Bài viết nói về: Trình Tự, Thủ Tục Tố Cáo Đảng Viên Đúng Luật
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng

April 18, 2020 at 07:00AM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/04/22/trinh-tu-thu-tuc-to-cao-dang-vien-dung-luat-2/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG  Trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng phức tạp, dịch vụ luật sư lao động đang trở thành lựa chọn tối ưu cho do...