Giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng lời nói có thể tiến hành theo con đường hòa giải hoặc thông qua việc khởi kiện
tại Tòa án. Mấu chốt để các hợp đồng có hiệu lực nằm ở nội dung và hình thức
hợp đồng có hợp lệ hay không. Qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ trình bày các
quy định của pháp luật dân sự về hợp đồng miệng, cũng như đưa ra các giải pháp
để giảm tối đa các rủi ro “pháp lý” không đáng có.
1.Hợp
đồng miệng có hiệu lực pháp luật không?
1.1.Hình
thức của hợp đồng
Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015) quy định rõ: Hình
thức của giao dịch dân sự có thể bằng văn bản, lời nói hoặc một hành vi pháp lý
cụ thể.
Thông điệp dữ liệu được thể hiện dưới hình
thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện
báo, fax và các hình thức tương tự khác. Những thông điệp này có giá trị như
văn bản nếu thông tin chứa trong thông điệp dữ liệu đó có thể truy cập và sử
dụng được để tham chiếu khi cần thiết. (Điều 12 Luật Giao dịch điện tử 2005).
Trừ
những giao dịch bắt buộc phải lập thành văn bản, các hợp đồng có giá trị nhỏ có
thể giao kết bằng lời nói
Lưu ý:
·
Đối với những giao dịch bắt buộc phải lập thành
văn bản và tiến hành công chứng, chứng thực, đăng ký thì các bên không được
giao kết hợp đồng bằng lời nói. Đối tượng của các giao dịch này thường là những
tài sản có giá trị lớn như: quyền sử dụng đất , quyền sở hữu nhà, quyền góp vốn
trong doanh nghiệp, v.v.
·
Các thông điệp dữ liệu điện tử như bản ghi âm
được coi là chứng cứ nếu xuất trình được văn bản xác nhận xuất xử của tài liệu
đó hoặc văn bản liên quan đến việc thu âm đó.
Cơ sở pháp lý:
·
Khoản 2 Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015;
·
Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013;
·
Khoản 2 Điều 17, khoản 2 Điều 61 Luật Kinh doanh
bất động sản 2014.
Như vậy, những giao dịch khác
không chịu sự ràng buộc tại khoản 2 Điều 119 có thể được giao kết bằng lời nói.
Đối tượng của những giao dịch này là có giá trị nhỏ, như việc mua vé máy bay
qua tổng đài hay tư vấn qua điện thoại. Việc giao kết và thực hiện diễn ra
trong thời gian ngắn.
1.2.Thời điểm
giao kết
Với hợp đồng miệng, thời điểm giao
kết là khi các bên đã THỎA THUẬN về nội dung của hợp đồng. (khoản 3 Điều 400 Bộ
luật Dân sự 2015). Ví dụ như khi đặt vé tàu qua tổng đài, thì thời điểm giao
kết được hiểu là khi khách hàng đồng ý mua vé và điện thoại viên xác nhận đúng
thông tin.
1.3.Thời
điểm có hiệu lực
Bộ luật Dân sự quy định, hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm
giao kết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy
định khác. (Điều 401). Trong trường hợp này, hiệu lực được tính từ khi hai bên
hoàn thành thỏa thuận về nội dung hợp đồng.
Tuy nhiên, khi các bên thỏa thuận hợp đồng phát sinh hiệu lực
sau một thời hạn hợp lý (vài ngày hoặc
vài tuần) thì sau khoảng thời gian trên, hợp đồng mới chính thức có sự ràng
buộc với cả hai bên.
Trường hợp hợp đồng
giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao
kết hợp đồng được xác định theo thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói
Trong quá trình thực hiện, các bên có thể sửa đổi, bổ sung
một số điều khoản: lùi thời hạn giao hàng, thông báo tăng phí vận chuyển, v.v.
Việc thay đổi nội dung hợp đồng cần được thông báo trước trong một thời hạn hợp
lý , để các bên kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.
Hợp đồng miệng có hiệu lực kể từ khi
các bên đã thỏa thuận xong nội dung hợp đồng
2.Hệ
quả pháp lý khi xảy ra tranh chấp
Khi giao kết hợp đồng miệng, các bên thường thỏa thuận nhanh chóng nên khó
có thể lường trước hết mọi vấn đề phát sinh trong hợp đồng.
2.1.Nội
dung không đầy đủ, không chính xác
Do
một số điều khoản không được đề cập khi giao kết, nên các bên dễ xảy ra tranh
chấp, điển hình là các vấn đề về nghĩa vụ bồi thường hợp đồng, giá cả, thời
điểm chịu rủi ro, v.v.
Ngoài
ra, do sự khác biệt về tập quán, nên cách hiểu của các bên về việc thực hiện
hợp đồng đôi khi cũng có sự bất đồng.
2.2.Khó
chứng minh
Căn cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
·
Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập,
giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và
hợp pháp. (khoản 1 Điều 6)
·
Đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng
minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì Tòa án
giải quyết vụ việc dân sự theo những chứng cứ đã thu thập được có trong hồ sơ
vụ việc. (khoản 4 Điều 91).
Do không có văn bản ghi nhận lại nội dung của thỏa thuận,
cũng như không xuất trình được chứng cứ nên việc khởi kiện tại Tòa án không thể
thực hiện được.
Bên
mua không bắt buộc phải kiểm tra hàng hóa trước khi nhận hàng
2.3.Luật
áp dụng
Trường hợp các bên không thỏa thuận với nhau về luật
áp dụng thì Tòa án áp dụng pháp luật nơi giao kết hợp đồng, cụ thể là:
Áp dụng tập quán
·
Trong trường hợp các
bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán
nhưng tập quán không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự
quy định tại Điều 3 của Bộ luật này. (khoản 2 Điều 5 Bộ luật Dân sự 2015);
·
Giải thích hợp đồng
theo tập quán nơi giao dịch được xác lập (điểm c khoản 1 Điều 121 Bộ luật Dân
sự 2015).
Áp dụng pháp luật quốc
tế
·
Trường hợp hợp đồng
thương mại có yếu tố nước ngoài, tranh chấp có thể được giải quyết theo các
điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các tập quán thương mại quốc tế,
pháp luật nước ngoài nếu như pháp luật và tập quán đó không trái với pháp luật
Việt Nam (khoản 2 Điều 5 Luật Thương mại 2005).
3.Cách
giải quyết
3.1.Hòa
giải
Trước khi khởi kiện, hai bên có thể yêu cầu Tòa án tiến hành
hòa giải. Theo đó, Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo
điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ
việc dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự (Điều 10 Bộ luật tố tụng
dân sự 2015).
Thủ tục khi tiến hành hòa giải:
·
Trước khi tiến hành phiên họp, Thẩm phán phải
thông báo cho đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của đương sự về thời gian, địa điểm tiến hành phiên họp và
nội dung của phiên họp. (khoản 1 Điều 208)
Thành phần tham dự phiên họp:
·
Thẩm phán chủ trì
phiên họp;
·
Thư ký Tòa án ghi biên
bản phiên họp;
·
Các đương sự hoặc
người đại diện hợp pháp của các đương sự;
·
Người bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của đương sự (nếu có);
·
Người phiên dịch (nếu
có).
·
Nếu việc hòa giải thuận lợi, Tòa án sẽ lập biên
bản hòa giải thành và gửi biên bản này cho các đương sự tham gia buổi hòa giải
(Điều 211).
Lưu ý: Các bên cần giữ lại các
hóa đơn, chứng từ, biên nhận hàng hóa (ghi cụ thể là loại hàng hóa gì), biên
giao nhận tiền (cần ghi cụ thể số lượng, loại tiền, loại hàng, thời gian nhận),
bản ghi âm, ghi hình, v.v. Đây có thể là những chứng cứ quan trọng, phục vụ cho
việc hòa giải lẫn khởi kiện.
3.2.Khởi
kiện tại Tòa án
Khi hòa giải bất thành, một trong các bên có quyền khởi kiện
tại Tòa án nơi cư trú (hoặc trụ sở) của nguyên đơn hoặc bị đơn. (điểm a và điểm
b khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
Căn cứ theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015, để tiến hành khởi
kiện, người nộp đơn cần:
·
Gửi
đơn khởi kiện trực tiếp tại Tòa, hoặc thông qua bưu điện hoặc gửi trực tuyến
qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có) (Điều 190);
·
Cung
cấp thông tin liên lạc và giấy tờ tùy thân;
·
Cung
cấp chứng cứ (Điều 6 và 91 Bộ luật này);
·
Chuẩn
bị hồ sơ khởi kiện;
·
Nộp
tạm ứng án phí và cung cấp biên lai tạm ứng án phí cho Tòa án, khi nhận được
thông báo thụ lý;
·
Thực
hiện các thủ tục cần thiết sau khi Tòa án ra thông báo thụ lý vụ án.
Qua bài viết vừa rồi, chúng tôi đã hướng dẫn cho Quý khách
hàng một số lưu ý đến quá trình giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng
miệng. Nếu Quý khách hàng còn có những vấn đề cần giải đáp thêm, hãy gọi điện
cho chúng tôi theo số hotline dưới đây để nhận được sự trợ giúp kịp thời và tận
tâm.
Trân trọng.Có thể bạn quan tâm:Người tặng cho tài sản có phải nộp thuế không?Mẹ chồng giữa vàng cưới không trả, đòi lại thế nào?
Nguồn: Posts of Luật Dân Sự
Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/04/08/giai-quyet-tranh-chap-hop-dong-bang-loi-noi/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét