Thứ Tư, 29 tháng 4, 2020

Hướng dẫn thủ tục cấp lại giấy phép lái xe bị mất

Thủ tục cấp lại giấy phép lái xe bị mất được cơ quan có thẩm quyền thực hiện cho người dân. Thủ tục này được thực hiện theo quy định của pháp luật. Để biết được việc cấp lại giấy phép lái xe như thế nào, quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Công ty Luật Long Phan PMT.

huong dan cap giay phep lai xe bi mat
Người điều khiển xe khi bị mất giấy phép lái xe được cấp lại theo quy định của pháp luật

Tầm
quan trọng của giấy phép lái xe

Giấy phép lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cấp cho đối tượng đủ độ tuổi lái xe, cho phép họ vận hành, lưu
thông và tham gia giao thông bằng các loại xe cơ giới như xe máy, xe buýt, xe ô
tô, xe container,…

Giấy phép lái xe được phân thành nhiều loại, áp dụng cho từng loại xe khác nhau. Giấy phép hạng A1, B2 là hai loại giấy phép sử dụng phổ biến hiện nay và các loại giấy phép khác như: A2, B1, hạng c,…

  • Hạng A1: cấp cho
    người sử dụng mô tô hai bánh từ 50 đến 175 phân khối
  • Hạng B2: cấp cho
    người sử dụng ô tô dưới 9 chỗ ngồi, kinh doanh vận tải, xe tải, máy kéo dưới
    3500kg.

Khi tham gia giao thông trên đường, người lái xe cần
phải có giấy phép lái xe. Trường hợp cảnh sát giao thông giữ lại, người lái xe
phải xuất trình được giấy phép lái xe.

Trong trường hợp không mang theo giấy phép lái xe,
người lái xe sẽ bị xử phạt hành chính, cụ thể:

  • Đối với xe mô tô
    và các loại xe tương tự mô tô bị phạt từ 100.000 đồng – 200.000 đồng theo quy định
    tại điểm c khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
  • phạt
    từ 200.000 đồng – 400.000 đồng
  • Đối với người điều khiển xe mô tô hai
    bánh có dung tích xi lanh dưới 175cm3 và các loại xe tương tự xe mô
    tô phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng theo quy định tại điểm a khoản 5
    Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
  • Đối với người điều khiển xe mô tô hai
    bánh có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh phạt
    tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng theo quy định tại điểm a khoản 7 Điều
    21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Điều
kiện để được cấp lái giấy phép lái xe bị mất

quy dinh dieu kien cap giay phep lai xe
Đối tượng xin cấp lại giấy phép phải thỏa điều kiện theo quy định của pháp luật

Căn cứ theo quy định tại (khoản 2 Điều 36 Thông tư
12/2017/TT-BGTVT), người điều khiển xe khi bị mất sẽ được cấp lái giấy phép lái
xe khi:

  • Người có giấy
    phép lái xe quá thời hạn sử dụng
  • Người có giấy
    phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03
    tháng, được xét cấp lái giấy phép lái xe (không phải thi sát hạch lại).
  • Người có giấy
    phép lái xe bị mất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên, có tên trong hồ
    sơ của cơ quan quản lý sát hạch, không thuộc trường hợp đang bị các cơ quan có thẩm
    quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.

Trình
tự thực hiện

quy dinh cap lai giay phep lai xe
Nộp đầy đủ hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lái xe

Thành phần hồ sơ

Hồ sơ cấp lại giấy phép lái xe được quy định tại (khoản 2 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT)

  • Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe (theo mẫu đơn xin quy định tại Phụ lục 29
    Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT)
  • Giấy chứng nhận
    sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ
    trường hợp cấp
    lại Giấy phép lái xe không thời hạn các hạng A1, A2, A3
  • Hồ sơ lái xe gốc
    phù hợp với giấy phép lái xe
  • Bản sao kèm theo
    bản chính gồm: chứng minh nhân dân/căn
    cước công dân (đối với công dân Việt Nam) hoặc hộ chiếu (đối với người Việt Nam
    định cư ở nước ngoài hoặc công dân nước ngoài)
  • Nếu giấy phép
    lái xe bị mất quá hạn từ 03 tháng trở lên phải thi sát hạch nên có thêm mẫu Đơn
    đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe.

Thủ tục thực hiện

Bước 1: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ
của Sở Giao thông vận tải nơi cấp giấy phép lái xe. Khi đến nộp hồ sơ, người nộp
xuất trình chứng minh nhân dân/căn cước công dân còn giá trị sử dụng. Nếu hồ sơ
hợp lệ thì nhận được giấy hẹn trả kết quả.

Bước
2:
Sở Giao thông vận tải tiếp
nhận hồ sơ: kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung,
hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ đã hợp lệ thì phát
hành giấy hẹn ngày đến làm thủ tục cấp lại.

  • Giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời
    hạn sử dụng dưới 03 tháng, được xét cấp lại (không phải thi sát hạch lại)
  • Giấy phép lái xe bị mất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng
    trở lên, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, không thuộc trường hợp
    đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ
    hồ sơ hợp lệ, phải dự sát hạch lại.

 Bước
3:
Nhận giấy phép lái xe và hồ sơ gốc

Theo thời hạn trên
giấy hẹn, đến bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Sở Giao thông vận tải để nhận
giấy phép lái xe mới và hồ sơ gốc của bằng
lái
.

Lệ
phí cấp lại giấy phép lái xe

Lệ phí cấp lại Giấy phép lái xe bị mất được quy định tại (Thông tư 188/2016/TT-BTC) như sau:

Lệ phí cấp lại Giấy phép
lái xe: 135.000 đồng/lần. Phí sát hạch lái xe:

  • Đối với thi sát hạch lái xe máy (hạng xe A1,
    A2, A3, A4): Sát hạch lý thuyết là 40.000 đồng/lần. Sát hạch thực hành là
    50.000 đồng/lần.
  • Đối với thi sát hạch lái xe ô tô (hạng xe B1,
    B2, C, D, E, F). Sát hạch lý thuyết là 90.000 đồng/lần. Sát hạch thực hành
    trong hình là 300.000 đồng/lần. Sát hạch thực hành trên đường giao thông công
    cộng là 60.000 đồng/lần.

Bài viết trên hướng dẫn cấp giấy phép lái xe bị mất theo quy định của pháp luật. Nếu có thắc mắc về thủ tục trên hoặc cần sự hỗ trợ của luật sư về các vấn đề giao thông, vui lòng liên hệ chúng tôi thông qua hotline bên dưới. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Hướng dẫn thủ tục cấp lại giấy phép lái xe bị mất
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng

April 30, 2020 at 10:00AM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/04/30/huong-dan-thu-tuc-cap-lai-giay-phep-lai-xe-bi-mat/

Người phụ thuộc chưa có mã số thuế có được giảm trừ không

Người phụ thuộc là đối tượng được giảm trừ gia cảnh
nếu đáp ứng các điều kiện theo luật định. Một trong những điều kiện đó là phải
có mã số thuế. Tuy nhiên luật áp dụng vẫn có ngoại lệ cho người phụ thuộc khi chưa có mã số thuế được giảm trừ. Cụ thể
quy định như thế nào, quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây.

giam tru doi voi nguoi phu thuoc chua co ma so thue
Người phụ thuộc được hưởng miễn trừ gia cảnh theo quy định của pháp luật

Các đối tượng là người phụ thuộc được
giảm trừ gia cảnh

Người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh được quy định tại (điểm d khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC) bao gồm:

Thứ nhất là con: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con
ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng. Cụ thể:

  • Con dưới 18 tuổi
    (tính đủ theo tháng)
  • Con từ 18 tuổi
    trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động
  • Con đang theo học
    tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp,
    dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân
    tháng trong năm không vượt quá 1.000.000 đồng.

Thứ hai là vợ hoặc chồng của người nộp thuế

Thứ ba là cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng,
mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi hợp pháp cỉa người nộp thuế

Thứ tư là các cá nhân khác không nơi nương tựa mà
người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng. Cụ thể:

  • Anh ruột, chị ruột,
    em ruột của người nộp thuế
  • Ông nội, bà nội;
    ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế
  • Cháu ruột của
    người nộp thuế bao gồm: con của anh ruột, chị ruột, em ruột
  • Người phải trực
    tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại (điểm b khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC) người phụ thuộc được hưởng mức giảm trừ gia cảnh là 3,6 triệu đồng/tháng.

Điều kiện được giảm trừ gia cảnh đối
với người phụ thuộc

  • Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký
    thuế và được cấp mã số thuế.
  • Khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ
    thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính
    giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký.
  • Đối với người phụ thuộc đã được đăng ký giảm trừ gia cảnh
    trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được giảm trừ gia cảnh
    cho đến khi được cấp mã số thuế.

Trường hợp người phụ thuộc chưa có mã
số thuế được giảm trừ

quy dinh dang ky ma so thue nguoi phu thuoc
Người phụ thuộc không có mã số thuế vẫn được giảm trừ gia cảnh theo luật định

Pháp luật quy định
cá nhân có đăng ký và có mã số thuế sẽ được giảm trừ gia cảnh. Còn đối với người
phụ thuộc thì việc không có mã số thuế
không là điều kiện bắt buộc được giảm trừ gia cảnh.

Căn cứ tại (khoản 4 Điều 24 Thông tư 111/2013/TT-BTC) đối với cá nhân là người phụ thuộc và người nộp thuế có kê khai giảm trừ gia cảnh nếu chưa có mã số thuế thì cơ quan thuế tự động cấp mã số thuế cho người phụ thuộc căn cứ trên thông tin của người phụ thuộc tại Tờ khai đăng ký giảm trừ gia cảnh (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) của người nộp thuế.

Như vậy, đối tượng là
người phụ thuộc khi chưa có mã số thuế vẫn được giảm trừ gia cảnh theo quy định
của pháp luật về thuế.

Thủ tục thực hiện đăng ký giảm trừ gia
cảnh

mau to khai giam tru nguoi phu thuoc
Tờ khai đăng ký giảm trừ gia cảnh của người phụ thuộc theo quy định của pháp luật

Cá nhân đăng ký người phụ thuộc thông qua tổ chức trả
thu nhập

Bước 1: Người lao động chuẩn bị hồ sơ và gửi cho doanh nghiệp. Hồ sơ được quy định tại (điểm b khoản 10 Điều 7 Thông tư 95/2016/TT-BTC) bao gồm:

  • Cá nhân gửi văn bản ủy quyền (Mẫu giấy ủy quyền).
  • Người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam: Giấy tờ của người phụ thuộc (bản sao không yêu cầu chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực (đủ 14 tuổi trở lên) hoặc Giấy khai sinh còn hiệu lực (dưới 14 tuổi);
  • Người phụ thuộc là người nước ngoài và người Việt Nam sống ở nước ngoài: Bản sao không yêu cầu chứng thực Hộ chiếu hoặc Giấy khai sinh còn hiệu lực.

Bước 2: Doanh nghiệp hoàn thiện và nộp hồ sơ cho cơ
quan quản lý thuế trực tiếp

  • Cơ quan chi trả thu nhập tổng hợp hồ sơ đăng ký thuế của người phụ thuộc;
  • Gửi Tờ khai đăng ký thuế tổng hợp cho người phụ thuộc theo Mẫu số 20-ĐKT-TH-TCT (trên tờ khai đánh dấu vào ô “Đăng ký thuế” và ghi đầy đủ các thông tin) qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc bằng giấy.


nhân tự đăng ký

Về thủ tục đăng ký giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc được quy định tại (khoản 10 Điều 7 Thông tư 95/2016/TT-BTC) cụ thể như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ. Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký người phụ thuộc của cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công mẫu số 20-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này (trên tờ khai đánh dấu vào ô “Đăng ký thuế” và ghi đầy đủ các thông tin).
  • Bản sao không yêu cầu chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực (đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên)
  • Giấy khai sinh còn hiệu lực (đối với cá nhân là người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam dưới 14 tuổi); bản sao không yêu cầu chứng thực Hộ chiếu hoặc Giấy khai sinh còn hiệu lực (đối với cá nhân là người phụ thuộc có quốc tịch nước ngoài và người Việt Nam sống ở nước ngoài).

Bước
2:
Nộp hồ sơ đến cơ quan quản lý thuế.

Nội dung bài viết trên đã giải quyết được cho bạn đọc về câu hỏi người phụ thuộc chưa có mã số thuế có được giảm trừ.

Trường hợp quý bạn đọc thắc mắc về nội dung trên hoặc cần sự tư vấn trực tiếp của luật sư trong vấn đề pháp lý liên quan đến thuế, vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua hotline bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Người phụ thuộc chưa có mã số thuế có được giảm trừ không
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng

April 30, 2020 at 07:00AM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/04/30/nguoi-phu-thuoc-chua-co-ma-so-thue-co-duoc-giam-tru-khong/

Thứ Ba, 28 tháng 4, 2020

Thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân

Hoàn thuế thu nhập cá nhân giúp người có nghĩa vụ đóng thuế nhận lại khoản tiền đã đóng thừa cho cơ quan thuế. Để biết được quy định của pháp luật về thủ tục này, quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Công ty Luật Long Phan PMT.

quy dinh hoan thue thu nhap ca nhan
Hoàn thuế thu nhập cá nhân được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế

Đối
tượng được hoàn thuế thu nhập cá nhân

quy dinh ve doi tuong duoc hoan thue
Hoàn thuế thu nhập cá nhân được áp dụng cho đối tượng theo quy định của pháp luật

Theo quy định (Điều 53 Thông tư 156/2013/TT-BTC) được
sửa đổi, bổ sung bởi (Điều 23 Thông tư 92/2015/TT-BTC), việc hoàn thuế thu
nhập cá nhân được áp dụng đối với các đối tượng sau:

  • Cá nhân đã có mã số
    thuế tại thời điểm đề nghị hoàn thuế
  • Cá nhân đã ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân
    trả thu nhập thực hiện quyết toán thay thì việc hoàn thuế của cá nhân được thực
    hiện thông qua tổ chức, cá nhân trả thu nhập.
  • Cá nhân trực tiếp
    quyết toán với cơ quan thuế nếu có số thuế nộp
    thừa
    thì được hoàn thuế, hoặc bù trừ với số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo.

Điều kiện hoàn thuế thu nhập cá nhân

Xét về điều kiện hoàn thuế thu nhập cá nhân, cá nhân
được hoàn thuế phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại (khoản 2 Điều 8 Luật
thuế thu nhập cá nhân 2007, sửa đổi bổ sung 2012) và (Điều 28 Thông tư
111/2013/TT-BTC) như sau:

  • Số tiền thuế đã
    nộp lớn hơn số thuế phải nộp. Kỳ
    tính thuế của mỗi cá nhân cư trú thường được tính theo năm hoặc theo lần phát
    sinh thu nhập. Với những cá nhân thuộc diện không cư trú thì kỳ tính thuế được
    tính theo lần phát sinh thu nhập. 
  • Cá nhân đã nộp thuế nhưng có thu nhập tính thuế
    chưa đến mức phải nộp thuế
  • Các trường hợp
    khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thủ
tục hoàn thuế thu nhập cá nhân

quy dinh thu tuc hoan thue
Hoàn thuế thu nhập cá nhân được thực hiện tại cơ quan quản lý thuế

Trường
hợp cá nhân tự quyết toán thuế TNCN

Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế nếu có số thuế nộp thừa thì cá nhân không phải nộp hồ sơ hoàn thuế mà chỉ cần ghi số thuế đề nghị hoàn vào chỉ tiêu 47 – “Số thuế hoàn trả vào tài khoản NNT” hoặc chỉ tiêu 49 – “Tổng số thuế bù trừ cho các phát sinh của kỳ sau” tại tờ khai quyết toán thuế theo mẫu số 02/QTT-TNCN khi quyết toán thuế.”

Cá nhân trực tiếp quyết
toán với cơ quan thuế nếu có số thuế nộp thừa thì được hoàn thuế, hoặc bù trừ với số thuế phải nộp của kỳ tiếp
theo.

Đối với những cá
nhân trực tiếp nộp kê khai thuế với
cơ quan thuế có thể lựa chọn hoàn thuế hoặc bù trừ vào kỳ sau tại cùng cơ quan
thuế.

Trường
hợp cá nhân ủy quyền

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ. Hồ sơ hoàn thuế quy định tại (khoản 1 Điều 53 Thông tư 156/2013/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 23 Thông tư 92/2015/TT-BTC) bao gồm:

  • Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo (mẫu số 01/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC) .
  • Bản chụp chứng từ, biên lai nộp thuế thu nhập cá nhân và người đại diện hợp pháp của tổ chức, cá nhân trả thu nhập ký cam kết chịu trách nhiệm tại bản chụp đó.
  • Giấy ủy quyền quyết toán thuế (theo mẫu 02/UQ-QTT-TNCN)

Bước 2: Nộp hồ sơ hoàn thuế đến cơ quan thuế trực tiếp quản
lý.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ hoàn thuế. Trong thời hạn 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoàn thuế, căn cứ hồ sơ đề nghị hoàn thuế của người nộp thuế, thủ trưởng cơ quan thuế các cấp phải ban hành Thông báo về việc chuyển hồ sơ sang diện kiểm tra trước, hoàn thuế gửi người nộp thuế theo quy định tại (điểm a khoản 3 Điều 58 Thông tư 156/2013/TT-BTC).

Thẩm quyền hoàn thuế

Căn cứ vào số
thuế người nộp thuế được hoàn, số thuế còn nợ, thủ trưởng cơ quan thuế các cấp
thực hiện theo một trong hai trường hợp sau:

  • Ban hành Quyết định hoàn thuế theo mẫu số 01/QĐHT
    ban hành kèm theo Thông tư này trong trường hợp người nộp thuế không còn nợ
    tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
  • Ban hành Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu Ngân
    sách nhà nước theo mẫu số 02/QĐHT ban hành kèm theo Thông tư này trong trường
    hợp người nộp thuế được hoàn thuế theo hồ sơ hoàn thuế và còn nợ tiền thuế,
    tiền chậm nộp, tiền phạt của các loại thuế khác.

Riêng trường hợp
hoàn thuế GTGT của người nộp thuế do Chi cục
Thuế
quản lý trực tiếp thì Cục trưởng Cục Thuế quyết định hoàn thuế.

Trong các quyết
định hoàn thuế nêu trên phải nêu rõ tên người nộp thuế được hoàn thuế, số thuế
được hoàn, nơi nhận tiền hoàn thuế.

Nội dung bài viết đã mang đến những kiến thức pháp
luật về cách thức hoàn thuế thu nhập cá nhân cho quý bạn đọc.

Nếu có thắc mắc hoặc cần sự tư vấn của luật sư về các vấn đề pháp lý liên quan đến thuế, quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi thông qua số hotline bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình và kịp thời. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng

April 29, 2020 at 09:00AM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/04/29/thu-tuc-hoan-thue-thu-nhap-ca-nhan/

Thủ tục lãnh bảo hiểm xã hội một lần cần những giấy tờ gì ?

Lãnh bảo hiểm xã hội một lần cần những giấy tờ theo quy định của pháp luật. Để biết được quyền lợi của mình về bảo hiểm xã hội cũng như các loại giấy tờ cần phải có trong việc tục lãnh bảo hiểm xã hội một lần theo luật định, quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây.

quy dinh ve dieu kien huong bao hiem xa hoi mot lan
Sổ bảo hiểm xã hội là một trong những giấy tờ quan trọng để lãnh BHXH một lần

Đối
tượng được lãnh bảo hiểm xã hội một lần

Căn cứ theo quy định tại (khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014) đối tượng được hưởng bảo hiểm xã hội một lần là người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

  • Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng
    lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công
    việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới
    03 tháng
  • Cán bộ, công chức, viên chức
  • Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ
    chức cơ yếu
  • Một số đối tượng khác theo quy định của pháp luật.

Điều
kiện lãnh bảo hiểm xã hội một lần

Căn cứ theo quy định tại (Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội
2014), (Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP) đối tượng được lãnh bảo hiểm xã hội một
lần phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Đủ tuổi hưởng lương
    hưu
    (người lao động từ đủ 50 tuổi trở lên, người lao động nam từ đủ 55 tuổi
    đến 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi) mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm
    xã hội
  • Chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục
    tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với lao động nữ hoạt động chuyên trách
    hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn
  • Người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau 01 năm nghỉ việc hoặc tham gia bảo hiểm xã hội
    tự nguyện sau 01 năm không tiếp tục đóng mà chưa đủ 20 năm đóng.
  • Ra nước ngoài để định cư
  • Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính
    mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển
    sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

Mức
lãnh và cách tính bảo hiểm xã hội một lần

quy dinh cach tinh bao hiem xa hoi mot lan
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được pháp luật quy định cụ thể cho người lao động

Trường hợp chưa đóng đủ một năm

  • Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại (khoản 2 Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH).

Trường hợp đóng thời gian bảo hiểm xã hội tự
nguyện và bắt buộc

  • Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của từng thời kỳ, trừ trường hợp quy định tại (điểm d khoản 1 Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP).
  • Việc tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được thực hiện như người lao động không được Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, sau đó trừ đi số tiền nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
  • Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính bằng tổng số tiền Nhà nước hỗ trợ của từng tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Mức hỗ trợ của từng tháng được tính theo công thức sau:

Số tiền nhà nước hỗ trợ
tháng i = 0,22 x (chuẩn nghèo khu vực nông thôn tại tháng i) x (tỷ lệ hỗ trợ
của nhà nước tại tháng i)

Trường hợp có tháng lẻ

  • Khi
    tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm
    xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07
    tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
  • Trường
    hợp tính đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội
    có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã
    hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã
    hội một lần.

Thủ
tục lãnh bảo hiểm xã hội một lần

tham quyen cap bao hiem xa hoi mot lan
Cơ quan bảo hiểm xã hội có thẩm quyền giải quyết yêu cầu lãnh BHXH một lần cho người dân

Thành
phần hồ sơ

Người yêu cầu nộp một (01) bộ hồ sơ theo quy định tại (Điều 109 Luật Bảo hiểm xã hội 2014) như sau:

  • Sổ bảo hiểm xã hội
  • Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của
    người lao động (mẫu 14-HSB)
  • Đối với người nước
    ngoài phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc
    hộ chiếu, thị thực, giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước
    ngoài,…
  • Trích sao hồ sơ
    bệnh án (đối với người lao động mắc bệnh nguy hiểm tính như ung
    thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai
    đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế)

Thời hạn giải quyết hồ sơ: trong 30 ngày, kể từ ngày người yêu cầu nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định tại (Điều 110 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).

Trình
tự thực hiện

Bước 1: Người yêu cầu nộp
hồ sơ lãnh bảo hiểm xã hội một lần đến cơ quan bảo hiểm xã hội quận/huyện
hoặc cấp tỉnh (trong trường hợp bảo hiểm xã hội được phân cấp giải quyết hưởng
bảo hiểm xã hội một lần) nơi cư trú.

Bước 2: Cơ quan bảo hiểm xã hội có
trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không
giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

  • Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
    đối với người hưởng lương hưu
  • Trong thời hạn 10 ngày đối với trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội
    một lần

Bước 3: Nhận kết quả của cơ quan giải quyết.

Bài viết trên là hướng dẫn về lãnh bảo hiểm xã hội một lần theo quy định pháp luật. Nếu quý bạn đọc có thắc mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý về bảo hiểm xã hội, vui lòng liên hệ hotline bên dưới để nhận được sự giúp đỡ tận tình từ đội ngũ luật sư của Công ty Luật Long Phan PMT. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Thủ tục lãnh bảo hiểm xã hội một lần cần những giấy tờ gì ?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng

April 29, 2020 at 07:00AM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/04/29/thu-tuc-lanh-bao-hiem-xa-hoi-mot-lan-can-nhung-giay-to-gi/

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2020

Xác định thời gian tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc

Thời gian tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc được quy định theo pháp luật. Việc xác định được thời gian giảm trừ giúp người phụ thuộc không phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế. Để biết được cách thức xác định chính xác, quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Công ty Luật Long Phan PMT.

xac dinh thoi gian giam tru gia canh cho nguoi phu thuoc
Người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh trong trường hợp pháp luật quy định

Người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh
theo quy định pháp luật

Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập
chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền
lương tiền công của người nộp thuế là cá nhân cư trú.

Trường hợp cá nhân cư trú vừa có thu nhập từ kinh
doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công thì tính giảm trừ gia cảnh một
lần vào tổng thu nhập từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công.

Người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh được quy định tại (điểm d
khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC) bao gồm:

Thứ nhất là con: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con
ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng. Cụ thể:

  • Con dưới 18 tuổi
    (tính đủ theo tháng)
  • Con từ 18 tuổi
    trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động
  • Con đang theo học
    tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp,
    dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông không có thu
    nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm không vượt quá 1.000.000 đồng.

Thứ hai là vợ hoặc chồng của người nộp thuế

Thứ ba là cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng,
mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi hợp pháp cỉa người nộp thuế

Thứ tư là các cá nhân khác không nơi nương tựa mà
người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi
dưỡng
. Cụ thể:

  • Anh ruột, chị ruột,
    em ruột của người nộp thuế
  • Ông nội, bà nội;
    ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế
  • Cháu ruột của
    người nộp thuế bao gồm: con của anh ruột, chị ruột, em ruột
  • Người phải trực
    tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại (điểm b khoản 1 Điều 9 Thông tư
111/2013/TT-BTC) người phụ thuộc được hưởng mức giảm trừ gia cảnh là 3,6 triệu
đồng/tháng.

Điều kiện để giảm trừ gia cảnh cho
người phụ thuộc

quy dinh doi tuong duoc giam tru
Người trong độ tuổi lao động bị khuyết tật là một trong những điều kiện được giảm trừ gia cảnh

Để được hưởng chính sách giảm trừ gia cảnh, người phụ
thuộc phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại (điểm đ khoản 1 Điều 9 Thông
tư 111/2013/TT-BTC) như sau:

  • Đối với người trong
    độ tuổi lao động thì đối tượng đó phải bị khuyết tật, không có khả năng lao động
    (những người
    thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về người khuyết tật, người mắc bệnh
    không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,…)
  • Không có thu nhập
    hoặc có thu nhập bình quân trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt
    quá 1.000.000 đồng
  • Đối với người
    ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng
    trong năm không vượt quá 1.000.000 đồng.

Xác định thời gian tính giảm trừ gia
cảnh cho người phụ thuộc

thoi han giam tru cho nguoi phu thuoc
Quá thời hạn đăng ký giảm trừ thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế

Căn cứ theo quy định tại (điểm c.2 khoản 1 Điều 9
Thông tư 111/2013/TT-BTC), thời gian giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc được
xác định kể từ khi:

  • Người nộp thuế của
    người phụ thuộc đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế
  • Khi người nộp
    thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã
    số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ
    khi đăng ký.
  • Trường hợp người
    nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế
    thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi
    dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết
    toán thuế
    và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.
  • Đối với người phụ thuộc là các cá nhân
    khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng như
    anh ruột, chị ruột, em ruột, ông nội, bà nội… thì thời hạn đăng ký giảm trừ gia
    cảnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm tính thuế. Quá thời hạn nêu trên thì
    không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó.
  • Mỗi người phụ
    thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế.
    Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì
    người nộp thuế tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.

Thủ
tục đăng ký người phụ thuộc để được giảm trừ

Đăng ký người phụ thuộc lần đầu

  1. Người nộp thuế đăng ký người phụ thuộc theo mẫu ban hành
    kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế. Nộp hai bản cho tổ chức, cá nhân trả
    thu nhập đến nơi người nộp thuế nộp bản đăng ký người phụ thuộc.
  2. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập lưu giữ 01 bản đăng ký và nộp
    01 bản đăng ký cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý cùng thời điểm nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân

Trong vòng 03 ngày kể từ ngày nộp tờ khai đăng ký người phụ thuộc, cơ
quan thuế kiểm tra hồ sơ. Quá thời hạn nộp hồ sơ nêu trên,
nếu người nộp thuế không nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc sẽ không được
giảm trừ cho người phụ thuộc và phải điều chỉnh lại số thuế phải nộp.

Đăng ký khi có thay đổi về người phụ thuộc

Người nộp thuế thực hiện khai bổ sung thông tin
thay đổi của người phụ thuộc theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về
quản lý thuế và nộp cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập hoặc cơ quan thuế đối với
người nộp thuế thuộc diện khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế.

Xác định thời gian tính giảm trừ gia cảnh theo
quy định pháp luật rất quan trọng đối với các đối tượng là người phụ thuộc.
Thông qua bài viết trên thì bạn đọc cũng đã phần nào nắm được cách thức xác
định thời gian thực hiện.

Trường hợp có thắc mắc hoặc có nhu cầu tư vấn trực tiếp các vấn đề pháp lý liên quan đến thuế, quý bạn đọc đừng ngần ngại, hãy gọi đến tổng đài 1900636387 của chúng tôi để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ kịp thời từ luật sư. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Xác định thời gian tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng

April 28, 2020 at 01:00PM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/04/28/xac-dinh-thoi-gian-tinh-giam-tru-gia-canh-cho-nguoi-phu-thuoc/

Tư vấn Pháp luật Hành chính

Tư vấn Pháp luật Hành chính là hoạt động rất phổ biến và phát triển hiện nay. Những vấn đề liên quan đến Pháp luật Hành chính hiện hữu hàng ngày trong cuộc sống của chúng ta từ lúc chúng ta sinh ra đến khi chúng ta nằm xuống. Là một lĩnh vực quan trọng, bao phủ rộng lớn các mặt của xã hội nên chúng ta cần phải lựa chọn một đơn vị chuyên nghiệp, có am hiểu sâu rộng về lĩnh vực này để nhận được những lời tư vấn có giá trị. Công ty Luật Long Phan PMT tự hào có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tư vấn Pháp luật Hành chính cùng với đội ngũ Luật sư tận tâm, kiến thức sâu rộng luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của khách hàng.

tu van thu tuc hanh chinh lien quan
Pháp luật hành chính là ngành luật điều chỉnh rộng lớn các mối quan hệ xã hội

Tư vấn Pháp Luật Hành chính là gì ?

Luật hành chính là ngành luật điều chỉnh những hoạt động
hành chính nhà nước, cụ thể là điều chỉnh những quan hệ của xã hội mang tính
chất chấp hành và điều hành phát sinh trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động hành
chính nhà nước. Do đặc trưng của mối quan hệ xã hội mà luật hành chính điều
chỉnh có sự tham gia của một bên chủ thể là những cơ quan hành chính nhà nước.
Ngành này khác với một số ngành luật khác như Luật kinh doanh, Luật thương mại…

Tư vấn pháp luật hành chính là
hoạt động tư vấn pháp luật liên quan đến lĩnh vực thuộc đối tượng Điều chỉnh
của Pháp Luật Hành chính như thực hiện các thủ
tục
hành chính, thủ tục thành lập doanh nghiệp, làm giấy khai sinh, chứng
minh nhân dân….Tư vấn về những vấn đề liên quan đến hoạt động Tố tụng hành
chính, khởi kiện quyết định hành
chính, hành vi hành chính

Hiện nay, trên đà phát triển của
xã hội, ngày càng nhiều các vấn đề phát sinh liên quan đến lĩnh vực Pháp luật
hành chính mà nổi trội hơn cả là những vấn đề liên quan đến công tác quản lý,
sử dụng đất đai.

Đất đai ở Việt Nam là tài sản
thuộc sở hữu Tòa dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Trong quá trình sử dụng đất, quan hệ pháp luật hành chính thường xuyên ảnh
hưởng và tác động đến người dân thông qua những quyết định hành chính, hành vi
hành chính liên quan đến đất đai.

Trong đó, quyết định hành chính,
hành vi hành chính về đất đai là những quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành để thực hiện công tác quản lý đất đai và cán bộ, công chức tiến
hành thực hiện nội dung của quyết định đó theo quy định của pháp luật.

Quyết định hành chính, hành vi
hành chính về đất đai có thể là quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất,
quyết định thu hồi đất, quyết định bồi thường về đất…, hành vi cưỡng chế thu
hồi quyền sử dụng đất…Pháp luật hành chính điều chỉnh rất nhiều mối liên hệ
trong lĩnh vực đất đai và phổ biến trong tất cả những hoạt động liên quan đến đất.

Trong quá trình thực hiện công
tác quản lý đất đai, có thể những quyết định hành chính, hành vi hành chính đó
chưa được thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật nên có khả năng xâm phạm
đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.

Là một Công ty Luật có rất nhiều
kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai và thực tế đã giải quyết rất nhiều vụ việc
liên quan, chúng tôi mang đến dịch vụ tư vấn pháp luật hành chính nói chung và
pháp luật hành chính liên quan đến đất đai nói riêng để giúp cho khách hàng có
được hướng giải quyết tốt nhất cho vấn đề của mình.

Những tư vấn đó nhằm giúp cho
khách hàng có thể tự mình thực hiện được những thủ tục hành chính cần thiết tại
cơ quan nhà nước có thẩm quyền một cách nhanh chóng và hiệu quả. Bên cạnh đó,
tư vấn hành chính còn giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhân, tổ
chức trong quan hệ pháp luật hành chính.

Nội dung tư vấn Pháp luật Hành chính

Công ty Luật Long phan cung cấp
dịch vụ Tư vấn pháp luật Hành chính với những nội dung sau:

dich vu dai dien tham gia to tung
Đội ngũ Luật sư tư vấn nhiều kinh nghiệm, đã tham gia giải quyết nhiều vụ việc liên quan đến lĩnh vực hành chính
  • Tư vấn hỗ trợ khách
    hàng trình tự thủ tục thực hiện các thủ tục
    hành chính trong phạm vi cả nước;
  • Tư vấn các điều kiện
    để bạn có thể khiếu kiện các quyết định xử
    phạt
    vi phạm hành chính của cơ quan chức năng khi có căn cứ pháp luật xác
    định
  • Tư vấn khiếu nại những
    quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành
    chính
  • Giúp khách hàng khiếu
    kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính đối với việc áp dụng biện pháp
    cưỡng chế thi hành những quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
  • Tư vấn những khiếu kiện
    quyết định hành chính, hành vi hành chính khi thi hành biện pháp xử lý hành
    chính như: đưa vào trường giáo dưỡng; đưa người vi phạm đến cơ sở giáo dục hay
    đến cơ sở chữa bệnh cũng như quản chế hành chính…
  • Tư vấn để khách hàng
    khiếu nại những quyết định hành chính, liên quan đến việc thu hồi giấy phép về
    xây dựng, giấy phép sản xuất, kinh doanh; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và
    chứng chỉ hành nghề hoặc những quyết định xử lý liên quan đến hoạt động kinh
    doanh của doanh nghiệp
  • Giải thích cho khách hàng
    hiểu rõ những quy định về thương mại hàng hóa quốc tế hoặc trong nước.
  • Hiểu rõ những sai phạm
    dẫn đến các quyết định hành chính liên quan đến việc trưng dụng, tịch thu tài
    sản theo pháp chế.
  • Quy định của pháp luật hành chính khi áp dụng thu thuế,
    truy thu thuế, quyết định hành chính trong việc áp dụng phí, thu phí, lệ phí;
    thu tiền sử dụng đất; quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công
    nghệ…
  • Và những vấn đề khách là đối tượng điều chỉnh của Pháp luật
    Hành chính

Dịch vụ giải quyết Vụ án Hành chính

Khi tham gia bảo vệ cho người
khởi kiện trong vụ án Hành chính, Công ty Luật Long Phan PMT luôn xem xét dựa
trên tất cả những khía cạnh của pháp luật nhằm đưa ra những tư vấn, hướng giải
quyết cụ thể nhất, đem lại hiệu quả cao nhất cho khách hàng của mình để bảo vệ
tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của họ trước pháp luật.

tham gia bao ve quyen va loi ich hop phap
Tư vấn, tham mưu cho khách hàng xuyên suốt quá trình giải quyết tranh chấp

Nội dung dịch vụ giải quyết Vụ án Hành chính bao gồm:

  • Quy định của pháp luật về những vấn đề liên quan
    đến những tranh chấp về hành chính;
  • Hỗ trợ soạn thảo đơn từ, tham vấn cho khách hàng
    xuyên suốt quá trình giải quyết tranh chấp hành chính;
  • Tham gia tố
    tụng
    với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người khởi kiện
    trong vụ án hành chính;
  • Đại diện theo ủy quyền, thay mặt khách hàng tham
    gia tố tụng tại tòa án hoặc cơ quan giải quyết tranh chấp về hành chính;
  • Thu thập chứng cứ, căn cứ pháp luật chứng minh
    cho yêu cầu khởi kiện;
  • Tư vấn soạn thảo đơn khởi kiện, khiếu nại liên quan đến quá trình giải quyết vụ án Hành chính;
  • Hỗ
    trợ thực hiện thủ tục kháng cáo khi có căn cứ cho rằng bản án được tuyên chưa
    đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của Người khởi kiện.

Cách thức sử dụng dịch vụ tư vấn luật Hành chính miễn phí

Để sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính miễn phí của chúng tôi, quý khách hàng
có thể liên hệ qua các kênh sau:

  • Tư vấn trực tiếp tại Công ty: Tầng 01, số 50/6
    Trường Sơn, Phường 02, Quận Tân Bình, TP.HCM
  • Văn phòng chi nhánh : 27 Nguyễn Hữu Thọ,
    Phường Tân Hưng, Quận 7, TP.HCM
  • Tư vấn qua hòm
    thư email: luatlongphan@gmail.com
  • Tư vấn qua facebook
  • Tư vấn qua zalo

  • vấn luật Hành chính qua tổng đài trực tuyến: 1900.63.63.87

Chính sách hậu mãi của Long Phan PMT sau khi sử dụng dịch vụ

Sau khi bạn sử dụng dịch vụ tư
vấn luật Hành chính miễn phí, bạn sẽ được Chúng tôi hỗ trợ pháp lý cần thiết để
tối ưu hóa lợi ích của chính mình.

  • Trả lời tư vấn mọi thắc mắc qua hotline
    1900.63.63.87
  • Tra cứu văn bản, gửi biểu mẫu nếu có yêu cầu từ
    phía quý khách hàng
  • Hướng dẫn trình tự, thủ tục cần thiết liên quan
    đến quá trình giải quyết vụ án Hành chính một cách chi tiết qua email hoặc điện
    thoại
  • Trả
    lời thư yêu cầu tư vấn qua email hoặc hệ thống fanpage trong 7-10 ngày làm việc
    số lượng thư yêu cầu gửi về quá lớn.

Hoạt
động tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài tư vấn điện thoại là hoạt động hỗ trợ pháp lý, là kênh
giao tiếp giữa Luật sư và khách hàng. Chúng tôi thực hiện tư vấn mà không thu
bất cứ khoản phí tư vấn nào sau khi kết thúc cuộc gọi.

Bài viết nói về: Tư vấn Pháp luật Hành chính
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng

April 28, 2020 at 07:00AM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/04/28/tu-van-phap-luat-hanh-chinh/

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2020

Hướng dẫn thủ tục đăng ký tạm trú tại TP HCM

Hướng dẫn thủ tục đăng ký tạm trú tại TP HCM cho những đối tượng đang cư trú mà chưa đăng ký tạm trú. Việc đăng ký tạm trú có ý nghĩa hết sức quan trọng vì nó liên quan đến thủ tục xin hộ khẩu Thành phố sau này cũng như đáp ứng các điều kiện khi vay vốn mua nhà…

thu tuc khai bao tam tru tai noi o moi
Đăng ký tạm trú rất quan trọng để có thể thực hiện các thủ tục mua nhà, mua xe tại TP HCM

Sổ tạm trú là gì, tại sao lại cần làm sổ tạm trú ?

Sổ tạm trú là giấy tờ chứng nhận
nơi sinh sống lưu trú khác với nơi
đăng ký thường trú của chủ sổ. Nơi tạm trú của
công dân là nơi cư trú ngoài địa chỉ thường
trú
và đã được đăng ký tạm trú. Hay nói cách khác đây là chỗ ở tạm thời để
phục vụ cho việc học tập, lao động…

Theo quy định tại khoản 1 Điều 30
Luật Cư trú: Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú,
cấp Sổ tạm trú.

Việc đăng ký tạm trú giúp cơ quan
chức năng trong việc quản lý hành chính bảo đảm an ninh trật tự tại địa bàn.

Khi đi chuyển đến địa phương khác
mà chúng ta không thực hiện thủ tục
đăng ký tạm trú thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh
trật tự theo quy định tại Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:

  • Phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng: Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú cho người ở trọ hoặc điều chỉnh những thay đổi trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú;
  • Phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng: Tẩy, xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú;
  • Phạt tiền từ 2 – 4 triệu đồng: Khai man, giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được đăng ký thường trú, tạm trú, cấp Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú; Cho người khác đăng ký cư trú vào chỗ ở của mình để vụ lợi hoặc trong thực tế người đăng ký cư trú không sinh sống tại chỗ ở đó…

Bên cạnh đó việc đăng ký tạm trú
tại TP HCM còn có thể giúp chúng ta có điều kiện để mua xe trả góp, mua nhà trả
góp, đăng ký cho con đi học…

thu tuc nhanh gon, phi dich vu thap
Việc cấp sổ tạm trú tại TPHCM thực hiện chưa đến một tuần

Như vậy, việc đăng ký tạm trú tại
TP HCM khi cư trú ở đây rất quan trọng nên chúng ta cần phải thực hiện thủ tục
này theo đúng quy định của pháp luật.

Hiện nay có 3 loại sổ tạm trú:

  • Sổ KT2 sổ tạm trú dài
    hạn cấp cho người tạm trú sở huyện khác nhưng cùng địa giới tỉnh với hộ khẩu
    thường trú
  • Sổ KT3 sổ tạm trú dài hạn cấp cho công dân ở tỉnh khác
    đến tạm trú, có thời hạn tạm trú từ 6 tháng – tối đa 24 tháng.
  • Sổ KT4 sổ tạm trú ngắn hạn cấp cho công dân là người đến du
    lịch, đi chơi, thăm viếng trong thời gian ngắn dưới 6 tháng.

Trình tự thủ tục đăng ký tạm trú tại TP HCM

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng
ký tạm trú bao gồm

  • Bản khai nhân khẩu (mẫu HK01);
  • Phiếu báo thay đổi hộ
    khẩu, nhân khẩu (mẫu HK02)
  • Xuất trình chứng minh
    nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận
    của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đăng ký thường trú.
  • Có ý kiến đồng ý của người đồng ý cho cư trú, cho thuê
    phòng trọ

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Công an
phường nơi tạm trú, trong thời hạn 2 ngày kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ hợp lệ
thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết cấp sổ tạm trú cho người dân.

Bước 3: Nhận kết quả đăng ký
tạm trú, sổ tạm trú

Thời hạn của sổ tạm trú

Căn cứ theo quy định tại Tại Điều
17, Thông tư 35/2014/TT-BCA:

Sổ tạm trú được cấp cho hộ gia
đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú theo quy định tại Điều 30 Luật Cư trú và
quy định tại thông tư này, có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và có
thời hạn tối đa là 24 tháng.

Như đã đề cập phía trên, đối với
từng loại sổ và từng trường hợp khác nhau thì thời hạn sử dụng cũng khác nhau
cụ thể:

dieu kien nhap ho khau tphcm
Tùy vào từng trường hợp mà sổ tạm trú cũng sẽ được cấp khác nhau
  • Sổ KT2 sổ tạm trú dài
    hạn cấp cho người tạm trú sở huyện khác nhưng cùng địa giới tỉnh với hộ khẩu
    thường trú
  • Sổ KT3 sổ tạm trú dài
    hạn cấp cho công dân ở tỉnh khác đến tạm trú, có thời hạn tạm trú từ 6 tháng –
    tối đa 24 tháng.
  • Sổ KT4 sổ tạm trú ngắn hạn cấp cho công dân là người đến du
    lịch, đi chơi, thăm viếng trong thời gian ngắn dưới 6 tháng.

Hết thời hạn tạm trú, hộ gia đình
hoặc cá nhân vẫn tiếp tục tạm trú thì đại diện hộ gia đình hoặc cá nhân đến cơ
quan Công an nơi cấp sổ tạm trú làm thủ tục gia hạn tạm trú.

Trường hợp trong sổ tạm trú đã
hết thời hạn thì người đang tạm trú đến công an phường để làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp mới sổ tạm
trú theo quy định.

Trên đây là bài viết hướng dẫn
làm sổ tạm trú tại TP HCM. Mọi thắc mắc cần tư vấn xin liên hệ Hotline. Cảm ơn
đã quan tâm theo dõi bài viết./.

Bài viết nói về: Hướng dẫn thủ tục đăng ký tạm trú tại TP HCM
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng

April 26, 2020 at 10:00AM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/04/26/huong-dan-thu-tuc-dang-ky-tam-tru-tai-tp-hcm/

Khởi kiện quyết định hành chính của Chủ tịch Tỉnh ở đâu

Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc khởi kiện quyết định hành chính của Chủ tịch tỉnh. Vậy thủ tục tiến hành khởi kiện tại Tòa án được tiến hành như thế nào, thời hiệu khởi kiện diễn ra trong bao lâu? Mời quý độc giả theo dõi nội dung tư vấn thủ tục hành chính dưới bài viết này.

Kiện hủy quyết định hành chính của Chủ tịch tỉnh
Quyết định hành chính của Chủ tịch tỉnh

Các quy định về khởi kiện trong tố tụng hành chính

Đối tượng khởi kiện

Căn cứ theo Điều 28, 115 Luật tố tụng hành chính 2015, đối tượng khởi kiện bao gồm:

  • Quyết định hành chính;
  • Hành vi hành chính;
  • Quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng, Giám đốc các sở và tương đương trở xuống;
  • Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;
  • Quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán Nhà Nước;
  • Danh sách cử tri.

Thủ tục tiến hành khởi kiện

Căn cứ theo các quy định tại chương IX Luật tố tụng
hành chính 2015, quy trình tiến hành
khởi kiện được tiến hành như sau:

Bước 1: Gửi hồ sơ khởi kiện đến Tòa án

Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm
quyền giải quyết vụ án bằng một trong các phương thức sau đây:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án;
  • Gửi qua dịch vụ bưu chính;
  • Lập và gửi đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ thông qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.

Ngoài đơn khởi kiện, người khởi kiện phải nộp thêm
các tài liệu sau:

  • Bản chính quyết định hành chính hoặc chứng cứ chứng minh về hành vi hành chính bị khiếu kiện và tất cả các quyết định có liên quan;
  • Bản chính Quyết định giải quyết khiếu nại hoặc chứng cứ chứng minh việc đã khiếu nại (nếu có);
  • Đối với việc khiếu nại Quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ – công chức bắt buộc phải có quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan Nhà Nước, tổ chức hoặc người đã ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc đó;
  • Giấy uỷ quyền (nếu người khởi kiện cử người đại diện);
  • Bản sao hộ khẩu, chứng minh nhân dân (có thị thực của cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền);
  • Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ bản chính, bản sao);
  • Người khởi kiện phải nộp 02 (hai) bộ hồ sơ khởi kiện để Tòa án thông báo việc khiếu kiện cho người bị kiện.

Bước 2: Tòa án tiếp nhận, phê duyệt và thụ lý đơn khởi kiện

  • Kết quả xử lý đơn của Thẩm phán được thông báo cho người khởi kiện và được ghi chú vào sổ nhận đơn hoặc được thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có);
  • Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Thẩm phán thông báo cho người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán đã thụ lý vụ án thông báo bằng văn bản cho người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án về việc Tòa án đã thụ lý vụ án.

Bước 3: Chuẩn bị xét xử

Thời hạn chuẩn bị xét xử là 04 tháng kể từ ngày thụ
lý vụ án đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật
buộc thôi việc.

Bước 4: Mở phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm (nếu có)

Các bước khởi kiện quyết định hành chính
Đơn khởi kiện án hành chính theo mẫu của Tòa án nhân dân Tối cao

Thẩm quyền giải quyết khởi kiện quyết định hành chính

Căn cứ theo các Điều 30, 31, 32, 33, 34 Luật tố tụng hành chính, thẩm quyền giải quyết việc khởi kiện quyết định hành chính được quy định như sau:

Tòa án cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm khiếu
kiện quyết định hành chính của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính từ
cấp huyện trở xuống

Tòa án cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những
khiếu kiện sau đây:

  • Khiếu kiện quyết định hành chính của người có thẩm quyền trong các cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án
  • Trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính.
  • Khiếu kiện quyết định hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án
  • Khiếu kiện quyết định hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án.
  • Khiếu kiện quyết định hành chính của người có thẩm quyền trong cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài mà người khởi kiện có nơi cư trú trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án
  • Trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú tại Việt Nam thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

Trường hợp người khởi kiện có đơn khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền, đồng thời có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì Tòa án phải yêu cầu người khởi kiện lựa chọn cơ quan giải quyết.

Thẩm quyền hủy bỏ quyết định hành chính
Tòa án cấp tỉnh giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính của Chủ tịch cấp tỉnh

Thời hiệu khởi kiện quyết định hành chính

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 116 Luật tố tụng hành chính
2015, đối với trường hợp chưa khiếu nại thì thời hiệu khởi kiện là 01 năm kể từ
ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính.

Trường hợp đương sự khiếu nại trước khi khởi kiện
thì thời hiệu khởi kiện được quy định như sau:

  • 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được
    quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần
    hai
  • 01 năm kể từ ngày hết thời hạn giải quyết
    khiếu nại theo quy định của pháp luật mà cơ quan Nhà Nước, người có thẩm quyền
    không giải quyết và không có văn bản trả lời cho người khiếu nại.

Thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách
quan khác không tính vào thời hiệu khởi kiện.

Về xử phạt
vi phạm hành chính, căn cứ vào Điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, trường
hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt
vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt. Việc khiếu nại,
khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật.

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách tiến hành khởi kiện quyết định hành chính của chủ tịch. Nếu quý độc giả cần Luật sư tư vấn luật hành chính về quy trình trên, xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT theo hotline bên dưới để được Luật sư giải đáp cụ thể. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi.

Bài viết nói về: Khởi kiện quyết định hành chính của Chủ tịch Tỉnh ở đâu
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng

April 26, 2020 at 07:00AM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/04/26/khoi-kien-quyet-dinh-hanh-chinh-cua-chu-tich-tinh-o-dau/

Thứ Tư, 22 tháng 4, 2020

Thủ tục khiếu nại khi bị Tòa án đình chỉ do hết thời hiệu trong vụ án dân sự

Khiếu nại khi bị Tòa đình chỉ do hết thời hiệu trong vụ án dân sự là quyền của cá nhân, tổ chức khi có căn cứ cho rằng quyết định này là trái pháp luật và xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu vấn đề này.

ca nhan to chuc duoc quyen khieu nai
Khiếu nại là quyền cơ bản của cá nhân, tổ chức để bảo vệ quyền lợi của mình

Thời hiệu khởi kiện trong vụ án dân sự

Thời
hiệu khởi kiện vụ án dân sự được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và Bộ luật dân sự 2015:

  • Theo đó, thời hiệu
    khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải
    quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm;
  • Nếu thời hạn đó
    kết thúc thì mất quyền khởi kiện.
  • Thời hiệu khởi
    kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết
    quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định
    khác.

Tuy
nhiên cần lưu ý quy định tại khoản 2 Điều 184 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

  • Tòa án chỉ áp dụng
    quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với
    điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án,
    quyết định giải quyết vụ việc.
  • Người được hưởng
    lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp
    việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.

Trường
hợp nếu có yêu cầu áp dụng thời hiệu của một hoặc các bên trước khi Tòa án cấp
sơ thẩm ra bán án, quyết định giải quyết vụ việc thì áp dụng các quy định của Bộ
luật dân sự về thời hiệu.

Khi nào Tòa án đình chỉ vụ án dân sự

Đình
chỉ được xem như một phương thức xử lý đặc biệt của Toà án trong quá trình giải
quyết vụ án dân sự. Đây là việc toà án quyết định ngừng việc giải quyết vụ án
dân sự khi có những căn cứ do pháp luật quy định. Theo đó, sau khi có quyết định
đình chỉ giải quyết vụ án dân sự thì các hoạt động tố tụng giải quyết vụ án dân
sự được ngừng lại.

Các
căn cứ về việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự được quy định tại Điều 217 Bộ
luật tố tụng dân sự. Trong đó tại điểm e khoản 1 Điều 217 nêu nếu đương sự có
yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải
quyết vụ án và thời hiệu khởi kiện đã hết thì đó sẽ là căn cứ  đình chỉ vụ án dân sự.

Vậy
nếu đương sự không có yêu cầu áp dụng thời hiệu hoặc có nhưng yêu cầu sau khi
Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ án hoặc thời hiệu khởi
kiện chưa hết thì sẽ không phải là căn cứ để đình chỉ giải quyết vụ án. Nếu Tòa
án ra quyết định trong trường hợp này thì có quyền khiếu nại vì Tòa án đã ra quyết định không theo căn cứ mà pháp luật
quy định.

phai co can cu moi duoc dinh chi vu an
Tòa án chỉ được đình chỉ khi có căn cứ luật định

Thủ tục khiếu nại khi bị Tòa án đình
chỉ do hết thời hiệu trong vụ án dân sự

Điều
499 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu
nại quyết định, hành vi trong tố tụng dân sự của cơ quan, người tiến hành tố tụng
dân sự khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm
quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Khi có căn cứ cho rằng việc ra quyết định đình chỉ vụ
án dân sự vì hết thời hiệu là trái pháp luật và xâm phạm tới quyền lợi và lợi
ích hợp pháp của mình thì cá nhân, tổ chức đó có quyền:

  • Tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khiếu
    nại;
  • Được nhận văn bản trả lời về việc thụ lý để giải quyết
    khiếu nại, nhận quyết định giải quyết khiếu nại.

Thời hiệu khiếu nại là 15 ngày, kể từ ngày người khiếu
nại nhận được hoặc biết được quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.

Việc khiếu nại phải được thực hiện bằng đơn. Trong đơn
khiếu nại phải thể hiện rõ các nội dung sau:

  • Ngày, tháng, năm viết đơn;
  • Họ, tên, địa chỉ của người khiếu nại;
  • Đối tượng khiếu nại;
  • Nội dung, lý do khiếu nại;
  • Yêu cầu của người khiếu nại;
  • Chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại.

Thẩm quyền giải quyết
khiếu nại được quy định tại Điều 504 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành, theo đó Chánh
án Tòa án đang giải quyết vụ việc dân sự có sẽ giải quyết khiếu nại. Đối với
khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án Tòa án thì Chánh án Tòa án
trên một cấp trực tiếp có thẩm quyền giải quyết.

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 15 ngày, kể
từ ngày Tòa án nhận được khiếu nại. Đối với vụ việc có tính chất phức tạp thì
thời hạn giải quyết khiếu nại có thể được kéo dài nhưng không quá 15 ngày, kể
từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại (Điều 502 Bộ luật tố tụng dân sự
2015).

dam bao quy trinh khieu nai theo bo luat to tung dan su
Cần đảm bảo thủ tục khiếu nại theo quy định của pháp luật

Trên đây là bài viết hướng dẫn thủ tục khiếu nại đối với trường hợp bị tòa án đình chỉ do hết thời hiệu trong vụ án dân sự. Nếu bạn đọc có nhu cầu được tư vấn việc thực hiện hồ sơ khiếu nại hoặc cần được tư vấn luật dân sự, xin vui lòng gọi ngay Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Thủ tục khiếu nại khi bị Tòa án đình chỉ do hết thời hiệu trong vụ án dân sự
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng

April 23, 2020 at 01:00PM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/04/23/thu-tuc-khieu-nai-khi-bi-toa-an-dinh-chi-do-het-thoi-hieu-trong-vu-an-dan-su/

Trình Tự, Thủ Tục Tố Cáo Đảng Viên Đúng Luật

Để tố cáo đảng viên đúng luật thì người dân phải có những kiến thức cơ bản về tố cáo và giải quyết tố cáo. Việc tố cáo đảng viên khi có sai phạm góp phần bảo vệ quyền của người dân trong việc quản lý nhà nước. Trình tự, thủ tục tố cáo đảng viên được thực hiện thế nào theo quy định pháp luật. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi sẽ làm rõ về vấn đề này.

Thu tuc to cao dang vien dung luat
Người dân có thể tố cáo Đảng viên có sai phạm về tư cách đảng viên

Khi nào người dân được tố cáo Đảng viên?

Về nguyên tắc, việc tố
cáo được thực hiện khi tồn tại hành vi VI PHẠM pháp luật. Khi Đảng viên có những
vi phạm Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết
định, quy chế, kết luận của Đảng, pháp luật của Nhà nước, điều lệ, nghị quyết,
quy định của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội, cơ quan, đơn
vị thì người dân có quyền tố cáo.

Trường hợp đảng viên vi
phạm những nội dung chưa có trong Quy định này thì căn cứ vào quy định của Điều
lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước và vận dụng Quy định này để xử lý “kỷ luật” cho
phù hợp.

Thẩm quyền, nguyên tắc giải quyết tố cáo

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo

Theo quy định tại Quy định số 30-QĐ/TW ngày 26/7/2016, Ủy
ban kiểm tra có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng
viên thuộc phạm vi quản lý của cấp ủy cùng cấp.

Những nội dung tố cáo
mà ủy ban kiểm tra chưa đủ điều kiện xem xét thì kiến nghị cấp ủy hoặc phối
hợp hay yêu cầu tổ chức đảng ở cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.

Nguyên tắc giải quyết tố cáo

Tổ chức đảng và đảng viên nhận được tố cáo phải bảo đảm bí mật cho người tố cáo, hướng dẫn người tố cáo thực hiện đúng quy định của Đảng, Nhà nước và biện pháp bảo vệ người tố cáo. Không để người bị tố cáo chủ trì giải quyết tố cáo đối với mình. Không để người tố cáo hoặc người có liên quan đến tố cáo giải quyết tố cáo. 

Viec giai quyet don to cao duoc thuc hien theo quy trinh nao?
Đảng viên vi phạm quy định, Điều lệ Đảng sẽ bị xem xét xử lý kỷ luật

Ủy ban kiểm tra giải
quyết tố cáo phải xử lý hoặc đề nghị cấp ủy xử lý nghiêm những trường
hợp sau:

  • Truy
    tìm, trù dập, trả thù người tố cáo;
  • Cản
    trở, dìm bỏ, không xem xét, giải quyết tố cáo;
  • Bao
    che những việc làm sai trái của đối tượng bị tố cáo;
  • Để
    lộ tên người tố cáo cho đối tượng bị tố cáo biết, để lộ tên người tố cáo, nội
    dung tố cáo cho người không có trách nhiệm biết;
  • Lợi
    dụng tố cáo để xuyên tạc sự thật, vu khống, tố cáo mang tính bịa đặt, đả kích,
    gây dư luận xấu đối với người khác.

Trường hợp tố cáo có
liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, ủy ban kiểm tra báo cáo cấp ủy cùng
cấp chỉ đạo phối hợp giải quyết.

Trường hợp người tố cáo xin rút nội dung tố cáo thì tổ chức đảng
giải quyết tố cáo không xem xét, giải quyết nội dung tố cáo đó, trừ trường hợp
bị đe dọa, ép buộc, mua chuộc.

Lưu ý:

Những người lợi dụng việc tố cáo để xuyên tạc sự thật, vu khống, tố cáo bịa đặt, đả kích, chia rẽ bè phái, gây rối nội bộ, tố cáo nhiều lần có dụng ý xấu phải được xem xét, xử lý nghiêm theo quy định của Đảng và Nhà nước.

Trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức liên quan

Người tố cáo trình có trách nhiệm:

  • Trình bày trung thực sự việc, ghi rõ họ, tên, địa chỉ, ký tên chịu trách nhiệm về nội dung tố cáo và bằng chứng của mình. Nếu phản ảnh trực tiếp thì phải được ghi lại thành văn bản, người tố cáo phải ký tên chịu trách nhiệm vào văn bản.
  • Không được viết đơn tố cáo giấu tên, mạo tên hoặc ký tên từ hai người trở lên trong một đơn tố cáo, không được gửi, tán phát hoặc phổ biến nội dung tố cáo, tên người bị tố cáo, nội dung làm việc với tổ chức, cá nhân giải quyết tố cáo, nội dung kết luận giải quyết tố cáo cho những tổ chức hoặc cá nhân không có trách nhiệm.

Tổ chức đảng và đảng viên bị tố cáo có trách nhiệm:

  • Trình bày rõ, trung thực, đầy đủ, kịp thời những vấn đề bị tố cáo với tổ chức đảng có thẩm quyền, cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan cho chủ thể giải quyết tố cáo;
  • Tự giác nhận rõ sai lầm, khuyết điểm và có quyền sử dụng bằng chứng để chứng minh nội dung tố cáo không đúng;
  • Không được đối phó, gây khó khăn, trở ngại cho chủ thể giải quyết tố cáo, truy tìm, trấn áp, trù dập, trả thù người phê bình, tố cáo.

Tổ chức đảng quản lý đối tượng bị tố cáo có trách nhiệm:

  • Bảo đảm quyền dân chủ của đảng viên và quần chúng trong việc giám sát, tố cáo, phản ánh về tổ chức đảng và đảng viên có dấu hiệu vi phạm.
  • Phối hợp và thực hiện yêu cầu của tổ chức đảng có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
  • Bảo đảm các quyền của đảng viên, của tổ chức đảng bị tố cáo trong thời gian đang giải quyết, chưa kết luận;
  • Giáo dục và tạo điều kiện để đảng viên, tổ chức đảng thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu của ủy ban kiểm tra.

Những nội dung tố cáo phải giải quyết

Cac noi dung to cao buoc phai giai quyet
Hội nghị xem xét kỷ luật đối với với Đảng viên vi phạm

Đối với tổ chức đảng

Những nội dung liên quan
đến việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết,
chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,
các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng; đoàn kết nội bộ.

Đối với đảng viên

Những nội dung liên quan
đến tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn
cấp ủy viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên; việc chấp
hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định,
quy chế, kết luận của Đảng; về nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, thực hiện
chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng
viên.

Các đơn tố cáo không được giải quyết

Không giải quyết đối với:

  • Đơn
    tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ và đơn tố cáo có tên đã được cấp có thẩm
    quyền (do Điều lệ Đảng và Luật Tố cáo quy định) xem xét, kết luận,
    nay tố cáo lại nhưng không có thêm tài liệu, chứng cứ mới làm thay đổi bản chất vụ
    việc;
  • Đơn
    tố cáo có tên nhưng nội dung không cụ thể, không có căn cứ để thẩm tra, xác
    minh;
  • Đơn
    tố cáo có tên, nhưng trong nội dung của đơn không chứa đựng, phản ánh nội dung
    tố cáo đối với đảng viên, tổ chức đảng;
  • Đơn
    tố cáo không phải bản do người tố cáo trực tiếp ký tên;
  • Đơn
    tố cáo có từ hai người trở lên cùng ký tên; đơn tố cáo của người không có năng
    lực hành vi dân sự.

Lưu ý:

Đơn tố cáo là văn bản quan trọng để cơ quan có thẩm quyền xem xét, thụ lý và giải quyết yêu cầu cho người tố cáo. Nội dung đơn phải phù hợp với quy định của pháp luật, đảm bảo tuân thủ đúng luật định thì mới được xem xét và xử lý.

Trình tự giải quyết đơn tố cáo

  1. Khi nhận được tố cáo phải phân loại,
    chuyển các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết; giải quyết các trường
    hợp thuộc phạm vi trách nhiệm hoặc phối hợp với các tổ chức chức đảng
    có thẩm quyền để giải quyết.
  2. Chậm nhất 90 ngày làm việc theo quy định
    của Luật Lao động (gọi tắt là ngày làm việc) đối với cấp tỉnh, thành, huyện, quận
    và tương đương trở xuống; 180 ngày làm việc đối với cấp Trung ương, kể từ ngày
    nhận được tố cáo (gửi, phản ánh trực tiếp hoặc theo dấu bưu điện chuyển đến) phải
    xem xét, giải quyết.
  3. Trường hợp hết thời hạn mà chưa giải
    quyết xong thì được gia hạn nhưng không quá 30 ngày làm việc, đồng thời phải
    thông báo cho người tố cáo biết. Sau khi giải quyết xong, phải thông báo cho
    người tố cáo biết kết quả giải quyết tố cáo bằng hình thức thích hợp.

Nếu Quý bạn đọc có thắc mắc về vấn đề
trên hoặc muốn được tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu hỗ trợ, vui lòng liên hệ Công
ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới.

Bài viết nói về: Trình Tự, Thủ Tục Tố Cáo Đảng Viên Đúng Luật
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng

April 18, 2020 at 07:00AM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/04/22/trinh-tu-thu-tuc-to-cao-dang-vien-dung-luat-2/

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2020

Các lưu ý khi nhờ người khác bán nhà đất thông qua ủy quyền

Khi nhờ người khác bán nhà đất thông qua ủy quyền cần lưu ý về các trình tự thủ tục trong giao dịch liên quan đến bất động sản. Có thể ủy quyền cho người khác chuyển nhượng nhà đất thông qua hợp đồng ủy quyền. Bài viết dưới đây sẽ phân tích cụ thể vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo.

nho nguoi khac ban nha thong qua uy quyen
Có thể nhờ người khác bán nhà đất thông qua ủy quyền

Có thể ủy quyền cho người khác bán
nhà đất được không ?


thể ủy quyền cho người khác bán nhà đất thông qua hợp đồng ủy quyền, khoản 1 Điều  138 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

  • Cá nhân, pháp
    nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch
    dân sự. Tức là người được ủy quyền là người đại diện cho người ủy quyền theo thỏa thuận giữa các bên.
  • Phạm vi đại diện
    theo uỷ quyền được xác lập theo sự uỷ quyền của bên có đất đối với bên được ủy
    quyền để bán đất.
  • Người được ủy
    quyền (người đại diện) chỉ được thực hiện giao dịch bán đất trong phạm vi đại
    diện.
  • Người đại diện
    phải thông báo cho người thứ ba trong giao dịch dân sự biết về phạm vi đại diện
    của mình.

Hợp
đồng ủy quyền bán đất có hiệu lực kể từ ngày Bên nhận ủy quyền tiến hành ký tên
xác nhận đồng ý với nội dung ủy quyền và nhận thực hiện các nội dung ủy quyền
trên của Bên ủy quyền trước mặt Công chứng
viên tại Phòng Công chứng/Văn phòng Công chứng có thẩm quyền.

Thủ tục ủy quyền thực hiện giao dịch
bất động sản

phai cong chung van ban uy quyen
Văn bản ủy quyền thực hiện giao dịch bất động sản cần được công chứng/ chứng thực

Văn
bản ủy quyền thực hiện giao dịch bất động
sản
(hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền) được thực hiện theo Bộ
Luật Dân sự và Luật Đất đai, Luật Nhà ở.

Việc
liên quan đến chuyển nhượng nhà đất nên văn bản ủy quyền phải được công chứng
(Phòng/Văn phòng công chứng) hoặc chứng thực (UBND cấp xã/phường).

Tại
khoản 2 Điều 55 Luật Công chứng 2014 quy định nếu bên ủy quyền và bên được ủy
quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì:

  • Bên ủy quyền yêu
    cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền;
  • Bên được ủy quyền
    yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc
    hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.

Trường
hợp một trong các bên ở nước ngoài thì có thể tới Cơ quan đại diện Việt Nam ở
nước ngoài tiến hành thủ tục lập giấy ủy quyền cho bên còn lại để họ có thể thực
hiện thủ tục chuyển nhượng nhà đất.

Các lưu ý khi nhờ người khác bán nhà
đất thông qua ủy quyền

Hợp
đồng ủy quyền để nhờ người khác bán đất cần phải tuân theo những quy định của pháp luật về lĩnh vực hợp đồng. Các bên
phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự (người từ 18 tuổi trở lên và
không bị mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức và điều
khiển hành vi).

Về
hình thức

Hình
thức hợp đồng ủy quyền được quy định tại Điều 562 – Điều 569 Bộ Luật Dân sự,
trong đó có quy định việc ủy quyền lại phải có sự đồng ý của bên ủy quyền (Điểm
a Khoản 1 Điều 564). Hợp đồng ủy quyền phải được lập thành văn bản và được công
chứng, chứng thực thì mới có giá trị pháp lý.

Thời
hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định, nếu không có thỏa
thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 1 năm kể
từ ngày xác lập việc ủy quyền.

Bên
được uỷ quyền chỉ được uỷ quyền lại cho người thứ ba, nếu được bên uỷ quyền đồng
ý hoặc pháp luật có quy định.

Về nội
dung

Nội
dung ủy quyền phải đảm bảo nguyên tắc không được ủy quyền những công việc trái
pháp luật. Nội dung ủy quyền cần thỏa thuận chú ý về các yếu tố như:

  • Phạm vi ủy quyền
    như: người được ủy quyền được phép bán cho ai, giá bán ra sao,…;
  • Nếu trong hợp đồng
    ủy quyền xác định đích danh người mua thì người được ủy quyền chỉ được chuyển
    nhượng cho người mà hợp đồng ủy quyền đã chỉ định đích danh, không được bán cho
    người khác.
  • Nếu hợp đồng ủy
    quyền không xác định người mua đích danh thì mới có quyền bán cho bất cứ ai.
  • Thù lao khi ủy
    quyền (nếu có);
  • Trách nhiệm về
    thuế (nếu có): Do trong thực tế có nhiều trường hợp hai bên chuyển nhượng bất động
    sản cho nhau nhưng không làm hợp đồng chuyển nhượng nhằm trốn tránh nghĩa vụ
    đóng thuế. Vì vậy, để hạn chế việc trốn tránh nêu trên cơ quan thuế sẽ tính thuế
    thu nhập cá nhân trên giá chuyển nhượng
    cho người ủy quyền và cho cả bên được ủy quyền.
  • Trách nhiệm khi
    vi phạm hợp đồng;
  • Luật áp dụng và
    cơ quan giải quyết khi các bên có tranh chấp;…

Thuế
thu nhập cá nhân khi ủy quyền cho người khác bán đất

Căn cứ theo quy định tại tiết b.2 điểm b khoản 3 Điều
1 Thông tư 111/2013/TT_BTC thì trường hợp ủy quyền quản lý bất động sản mà cá
nhân được ủy quyền có quyền bán đất hoặc có các quyền như đối với cá nhân sở hữu
bất động sản theo quy định của pháp luật thì người nộp thuế là cá nhân ủy quyền
bất động sản.

Theo quy định tại Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và
các văn bản liên quan, đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản, bên chuyển
nhượng là cá nhân sẽ phải nộp thuế TNCN với mức thuế suất 2% trên giá chuyển
nhượng hoặc 25% trên lợi nhuận thu được.

Ngoài ra, để thực hiện đúng quy định việc thu thuế
TNCN đối với trường hợp cá nhân có bất động sản ủy quyền cho cá nhân khác thực
hiện giao dịch bất động sản, cần cập nhật thêm Công văn số 1133/TCT-TNCN:

  • Người ủy quyền phải có nghĩa vụ phải kê khai và nộp thuế TNCN theo quy định
    của Luật thuế TNCN;
  • Cá nhân là người nhận ủy quyền có thù lao khi thực hiện hợp đồng ủy quyền
    kể cả thu nhập nhận được từ việc được ủy quyền sử dụng tài sản thì người nhận ủy
    quyền phải nộp thuế TNCN.

Vậy người ủy quyền và bên được ủy quyền chuyển nhượng
đều phải kê khai và nộp thuế TNCN như hướng dẫn tại Công văn 1133/TCT-TNCN.

Mua
bán đất bằng hợp đồng ủy quyền

Trên
thực tế có những trường hợp mua bán đất thông qua hợp đồng ủy quyền nhằm trốn
tránh nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước:

  • Với hợp đồng ủy
    quyền, người có đất ủy quyền cho một người khác được phép bán đất.
  • Người mua chính
    là người được ủy quyền nhưng không muốn làm thủ tục sang tên mà chờ tìm người mua tiếp theo.

Với
các giao dịch ủy quyền cho người khác thực hiện công việc không phải là hoạt động
chuyển nhượng bất động sản nên không chịu thuế thu nhập cá nhân. Trên thực tế,
nhiều người giao dịch chuyển nhượng bất động sản bằng hợp đồng ủy quyền nhưng
thực chất chỉ là các giao dịch giả tạo để che dấu mục đích chính là việc mua
bán đất. Hình thức này có các rủi ro
như sau:

  • Bên cạnh những
    nguy cơ như các giao dịch thông thường thì còn có nhiều rủi ro do bị che giấu
    thông tin như không kiểm tra được hồ sơ gốc về bên bán, có sự thay đổi giấy tờ cá nhân người ủy quyền, người ủy
    quyền mất nên giấy ủy quyền không còn giá trị…
  • Với giao dịch giả
    cách mua bán nhưng bằng văn bản ủy quyền thì dễ bị tuyên hợp đồng vô hiệu, tài
    sản bị thuộc diện tranh chấp, bị diện tẩu tán tài sản trốn tránh thi hành án,…
  • Nếu một bên chết
    thì hợp đồng ủy quyền sẽ đương nhiên chấm
    dứt
    . Bất động sản sẽ trở lại thuộc quyền sở hữu của bên ủy quyền,…
dam bao uy quyen theo quy dinh
Đảm bảo ủy quyền theo đúng quy định pháp luật

Trên
đây là tư vấn của chúng tôi về các lưu ý khi nhờ người khác bán đất thông qua ủy
quyền. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, xin vui lòng gọi ngay Công ty Luật Long Phan
PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Các lưu ý khi nhờ người khác bán nhà đất thông qua ủy quyền
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng

April 17, 2020 at 10:00AM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/04/17/cac-luu-y-khi-nho-nguoi-khac-ban-nha-dat-thong-qua-uy-quyen/

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2020

Có được tự thiết kế nhà ở theo ý muốn của mình không ?

Tự thiết kế nhà ở theo ý muốn của mình là quyền của chủ sở hữu nhà. Tuy nhiên việc thực hiện được giới hạn trong trường hợp nhất định. Để biết được trường hợp nào được tự ý thiết kế nhà ở, quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Công ty Luật Long Phan PMT.

tu thiet ke nha o
Quy định pháp luật về việc tự ý thiết kế nhà ở theo ý muốn của mình

Trường hợp được tự thiết kế nhà ở

Nhà ở là nơi quan trọng đối với mỗi người. Trước
khi tiến hành xây dựng nhà, ai cũng mong muốn được tự thiết kế ngôi nhà theo ý
của mình. Việc tự thiết kế sẽ thích hợp cho việc bố trí các gian phòng, nội thất và đặc biệt là phong thủy của từng người.

Tuy nhiên việc tự thiết kế theo ý muốn của mình
phải tuân thủ theo quy định pháp luật. Pháp luật quy định trường hợp được tự
thiết kế nhà ở trong trường hợp:

  • Theo quy định tại (điều 5 Thông tư 05/2015/TT-BXD) và (khoản 7 Điều 79 Luật xây dựng 2014), hộ gia đình được tự thiết kế nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12 mét, phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình xây dựng đến môi trường và an toàn của các công trình lân cận.
  • Đối với nhà ở dưới 7 tầng, việc thiết kế phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện
  • Đối với nhà ở từ 7 tầng trở lên, việc thiết kế phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện và phải được Sở xây dựng, các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, công trình có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường và an toàn cộng đồng được xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh.

Quy định về thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ

quy dinh thiet ke nha o
Thiết kế nhà ở theo ý muốn riêng phải xem xét đến diện tích ngôi nhà theo luật định

Theo quy định tại (khoản 7 Điều 79 Luật xây dựng 2014) khi thiết kế xây dựng nhà ở cần đáp ứng  yêu cầu như sau:

  • Tuân thủ tiêu
    chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu
    xây dựng, đáp ứng yêu cầu về công năng sử dụng, công nghệ áp dụng (nếu có),
  • Bảo đảm an toàn
    chịu lực, an toàn trong sử dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi
    khí hậu, phòng, chống cháy, nổ và điều kiện an toàn khác.

Ngoài ra thiết kế xây dựng nhà phải đảm bảo điều kiện quy định tại (Điều 5 Thông tư 05/2015/TT-BXD) cụ thể là:

  • Đối với nhà ở có
    tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có
    chiều cao dưới 12m thì chủ nhà được tự thiết kế
  • Đối với nhà ở dưới
    7 tầng, việc thiết kế phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo
    quy định thực hiện
  • Đối với nhà ở từ
    7 tầng trở lên, việc thiết kế phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực
    theo quy định thực hiện và phải được Sở xây dựng, các Sở quản lý công trình xây
    dựng chuyên ngành chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ
    thi công, công trình có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường và an toàn cộng
    đồng được xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh.

Điều kiện cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ

Căn cứ theo quy định tại (Điều 93 Luật xây dựng 2014) điều kiện cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ gồm:

  • Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt
  • Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy nổ, bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa…
  • Nhà ở riêng lẻ tại đô thị cần phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng, đối với nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
  • Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn khi xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.

Trình tự thực hiện cấp giấy phép xây dựng nhà ở

xin giay phep xay dung
Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ trước khi thực hiện việc xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở theo quy định

Thành phần hồ sơ

Căn cứ (Điều 11 Thông tư 15/2016/TT-BXD) quy định về hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng bao gồm:

  • Đơn đề
    nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 1
  • Bản sao
    hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng
    đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
  • Bản sao
    hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế
    bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng.
  • Trường
    hợp thiết kế xây dựng của công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm
    định, các bản vẽ thiết kế quy định tại Khoản này là bản sao hoặc tệp tin chứa bản
    chụp các bản vẽ thiết kế xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.
  • Đối với
    công trình xây chen có tầng hầm, hồ sơ còn phải bổ sung bản sao hoặc tệp tin chứa
    bản chụp chính văn bản chấp thuận biện pháp thi công móng của chủ đầu tư đảm bảo
    an toàn cho công trình và công trình lân cận.
  • Đối với
    công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết của chủ đầu tư bảo
    đảm an toàn đối với công trình liền kề.

Thủ tục xin cấp giấy
phép xây dựng

Bước 1: Nộp hồ sơ tại UBND cấp huyện nơi có nhà ở riêng lẻ
dự kiến được xây dựng

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

  • UBND cấp huyện
    có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng
  • Kiểm tra hồ sơ
  • Ghi biên nhận và
    trao cho người nộp đối với hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không đầy đủ yêu cầu bổ
    sung.

Bước 3: Xử lý yêu cầu

Bước 4: Trả kết quả

Thời hạn giải quyết không quá 30 ngày kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ.

Trên đây là nội dung bài viết về việc tự ý thiết kế nhà ở. Nếu quý bạn đọc có thắc mắc hoặc trong quá trình xây dựng nhà ở có vướng mắc pháp lý về việc xây dựng, vui lòng liên hệ chúng tôi thông qua hotline bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Có được tự thiết kế nhà ở theo ý muốn của mình không ?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng

April 15, 2020 at 07:00AM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/04/15/co-duoc-tu-thiet-ke-nha-o-theo-y-muon-cua-minh-khong/

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG  Trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng phức tạp, dịch vụ luật sư lao động đang trở thành lựa chọn tối ưu cho do...