Giấy mượn tiền viết tay là loại giấy tờ được sử dụng phổ biến hiện nay dùng để xác nhận giao dịch vay tiền và để chứng minh cho khoản nợ giữa các bên. Nhưng liệu loại giấy tờ này có được xem là hợp pháp hay không? Có giá trị pháp lý hay không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp vướng mắc trên.
Giấy mượn tiền viết tay có hợp pháp không?
Hợp đồng vay tài sản
Theo quy định tại Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Hình thức của hợp đồng vay tài sản
Về hình thức của hợp đồng vay tài sản, pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về hình thức của loại hợp đồng này, tuy nhiên, hợp đồng vay tài sản và giấy mượn tiền viết tay cũng là một hình thức giao dịch dân sự được pháp luật thừa nhận. Do đó, căn cứ theo Điều 119 Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng vay tài sản có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng vay tiền
Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản được coi là hợp pháp khi đáp ứng đầy đủ các quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 bao gồm:
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập:
- Cá nhân có thể tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng vay tài sản là người từ đủ 18 tuổi trở lên, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, không bị mất năng lực hành vi dân sự.
- Ngoài ra, theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 21 Bộ luật dân sự 2015 thì Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cũng có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện.
- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
- Đáp ứng các điều kiện về hình thức của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
>> Xem thêm: Hợp Đồng Mua Bán Nhà Đất Bằng Giấy Tay Có Giá Trị Không?
Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản và giấy mượn tiền viết tay có gì khác nhau?
Giấy mượn tiền viết tay không vi phạm quy định của pháp luật về hình thức của hợp đồng vay tài sản. Tuy nhiên, thỏa thuận vay tiền chỉ hợp pháp khi nó đáp ứng đầy đủ các quy định về điều kiện nêu trên.
Giấy vay tiền viết tay vẫn được coi là một hợp đồng dân sự bằng văn bản và vẫn có giá trị pháp lý bắt buộc, do đó giấy mượn tiền viết tay có thể dùng làm chứng cứ đòi lại khoản tiền đã cho vay. Nếu phía bên vay tiền không trả bạn có thể gửi đơn KHỞI KIỆN ra Tòa án để yêu cầu bên vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
>> Xem thêm: Cho Vay Tiền Không Có Giấy Tờ Có Đòi Được Không?
Nghĩa vụ của các bên
Nghĩa vụ của các bên khi xác lập hợp đồng vay tiền
Nghĩa vụ của bên cho vay
Bên cho vay có các nghĩa vụ sau đây:
- Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận.
- Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó.
- Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ hợp đồng vay có kỳ hạn quy định tại Điều 470 Bộ Luật dân sự 2015 hoặc luật khác có liên quan quy định khác.
Nghĩa vụ của bên vay
- Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ và ngược lại, nếu được bên cho vay đồng ý.
- Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự 2015 trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
- Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
- Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự 2015;
- Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
>> Xem thêm: Khi xảy ra tranh chấp, cần giải quyết như thế nào?
Luật sư tư vấn về tính hợp pháp của giấy mượn tiền viết tay
Đội ngũ luật sư của chúng tôi sẽ cung cấp đến quý khách hàng những dịch vụ tốt nhất về những vấn đề có liên quan đến bài viết. Cụ thể:
- Tư vấn các thủ tục cần tiến hành để thực hiện hợp đồng vay tài sản theo đúng quy định pháp luật.
- Tư vấn các vấn đề pháp lý có liên quan đến giấy mượn tiền viết tay.
- Trực tiếp soạn thảo hợp đồng vay tài sản.
- Hỗ trợ giải quyết tranh chấp liên quan đến giấy mượn tiền viết tay.
- Tham gia vào quá trình tố tụng khi các bên có xảy ra tranh chấp.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về giá trị pháp lý của giấy mượn tiền viết tay. Trong trường hợp quý khách hàng gặp khó khăn, còn thắc mắc hay cần được tư vấn luật dân sự về các vấn đề khác liên quan đừng ngần ngại hãy liên hệ với CÔNG TY LUẬT LONG PHAN PMT qua Dịch vụ luật sư dân sự hoặc qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn.
December 22, 2020 at 10:42AM
Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/12/22/giay-muon-tien-viet-tay-co-hop-phap-khong/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét