Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2020

Di chúc không có người làm chứng có hiệu lực pháp luật không

Di chúc không có người làm chứng có hiệu lực pháp luật không” là một trong những nỗi băn khoăn của rất nhiều người về vấn đề liệu người làm di chúc khi không có người làm chứng thì bản di chúc đó có hiệu lực không hoặc liệu có phù hợp với quy định của pháp luật không. Bài viết này sẽ trình bày khi nào di chúc không có người làm chứng thì không hiệu lực pháp luật và trường hợp có hiệu lực pháp luật cũng như giúp người thừa kế bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

di chúc không có người làm chứng

Di chúc không có người làm chứng có hiệu lực pháp luật không

Quy định pháp luật về điều kiện của người lập di chúc

Căn cứ theo điểm a khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 thì điều kiện để người lập di chúc hợp pháp phải thỏa các quy định sau đây:

  • Người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt và không bị đe dọa, lừa dối hay cưỡng ép trong khi lập di chúc;
  • Đối với người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi muốn lập di chúc thì di chúc đó phải được lập thành văn bản và phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ về việc lập di chúc;
  • Đối với người bị hạn chế về thể chất hoặc không người không biết chữ thì di chúc phải được lập thành văn bản và phải có công chứng, chứng thực.

>> Xem thêm: Tư vấn pháp luật dân sự

Quy định pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc
Di chúc bằng văn bản

Tại điểm b khoản 1 và khoản 4 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định rằng dù pháp luật tôn trọng và đề cao mong muốn của người lập di chúc nhưng nội dung di chúc không được trái với quy định của pháp luật cũng như không vi phạm đạo đức xã hội.

Ngoài ra, đối với di chúc bằng văn bản phải được công chứng, chứng thực và nếu không có công chứng, chứng thực thì chỉ được coi là hợp pháp khi thỏa mãn điều kiện về ý chí của chủ thể cũng như nội dung của di chúc.

Điều 631 Bộ luật này quy định nội dung chủ yếu cần có của di chúc như sau:

  • Ngày, tháng, năm lập di chúc;
  • Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
  • Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
  • Di sản để lại và nơi có di sản;
  • Các nội dung khác;
  • Di chúc không được viết tắt hoặc ký hiệu, nếu di chúc có nhiều trang thì phải ghi số thứ tự ở mỗi trang và phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc;
  • Nếu có tẩy xóa, sửa chữa thì người lập di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa;
  • Mẫu di chúc có thể tham khảo bên dưới.

hiệu lực của di chúc bằng văn bản

Quy định pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc bằng văn bản

Xem thêm: Mẫu di chúc

Di chúc miệng

Khoản 1 Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc miệng sẽ được lập khi người đó đang trong trường hợp tính mạng bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.

Ngoài ra, để di chúc miệng đó có hiệu lực pháp luật phải tuân theo quy định tại khoản 5 Điều 630 Bộ luật này đó là phải có ít nhất hai người làm chứng khi người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình, người làm chứng ghi chép lại và cùng nhau ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc được người làm chứng ghi chép lại phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Người làm chứng không được là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; Người có quyền lợi, nghĩa vụ tài sản liên quan đến nội dung di chúc; Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định tại Điều 632 Bộ luật này.

Tuy nhiên, nếu sau 03 tháng, kể từ thời điểm lập di chúc miệng mà người đó còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng sẽ mặc nhiên bị hủy bỏ.

hiệu lực của di chúc bằng miệng

Quy định pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc miệng

Xem thêm: Hướng dẫn xử lý khi di chúc bị thất lạc

Di chúc không có người làm chứng có hiệu lực khi nào

Qua các quy định trên, có thể thấy di chúc miệng nếu không có người làm chứng hoặc người làm chứng thuộc một trong các trường hợp pháp luật không cho phép được làm người làm chứng thì di chúc miệng sẽ không có hiệu lực. Từ đó dẫn đến tài sản sẽ được chia theo quy định của pháp luật cho các người thừa kế theo quy định của pháp luật.

Còn đối với di chúc được lập thành văn bản thì căn cứ theo Điều 633 Bộ luật Dân sự, di chúc bằng văn bản không có người làm chứng sẽ có hiệu lực khi thỏa mãn hai tiêu chí sau:

  • Người lập di chúc phải tự viết tay hoặc đánh máy và ký vào bản di chúc;
  • Nội dung của di chúc phải phù hợp với quy định tại Điều 631 như ngày, tháng, năm lập di chúc; Họ, tên người lập di chúc; Họ tên, cơ quan được hưởng di sản,…

Qua đó, có thể thấy di chúc không có người làm chứng sẽ có hiệu lực khi di chúc đó được lập thành văn bản và thể hiện rõ ý chí của người lập di chúc cũng như nội dung di chúc phải phù hợp với quy định pháp luật. Việc công chứng, chứng thực là không bắt buộc nhưng người lập di chúc khi không có người làm chứng nên thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực nhằm hạn chế tranh chấp về thừa kế có thể xảy ra trong tương lai.

Xem thêm: Trường hợp không có tên trong di chúc nhưng vẫn được thừa kế

Luật sư hỗ trợ các vấn đề liên quan đến di chúc

Tư vấn về hiệu lực pháp luật của di chúc khi không có người làm chứng là dịch vụ tư vấn được thực hiện bởi đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực dân sự thông qua tổng đài trực tuyến miễn phí 24/7 1900.63.63.87 hoặc quý khách hàng có thể lựa chọn một trong các hình thức sau:

  • Tư vấn về dân sự bằng văn bản nhanh, chi tiết, miễn phí qua EMAIL: pmt@luatlongphan.vn
  • Tư vấn luật dân sự “ONLINE” qua FACEBOOK: Fanpage Luật Long Phan
  • Tư vấn luật qua ZALO: 1900. 63.63.87

Ngoài những hình thức hỗ trợ trực tuyến như trên, quý khách hàng có thể sử dụng dịch vụ tư vấn về việc di chúc không có người làm chứng liệu có hiệu lực pháp luật không cũng như cần hỗ trợ các vấn đề pháp lý về dân sự có thể đến trực tiếp một trong các địa chỉ sau:

  • TRỤ SỞ CÔNG TY: Tầng 14 Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, quận 3, TP. HCM
  • Quận Bình Thạnh: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, HCM
  • Quận 7: Căn hộ Officetel 3.34, Tầng 3, Lô OT-X2, toà nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, Tp.HCM.

Công ty Luật Long Phan PMT đảm bảo cung cấp dịch vụ nhanh chóng, chính xác và hiệu quả nhất nhằm đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của quý khách hàng.

Trên đây là bài viết về tư vấn trường hợp hiệu lực pháp luật của di chúc không có người làm chứng, nếu quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề liên quan đến hiệu lực của di chúc hoặc các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực dân sự có thể liên hệ thể liên hệ đến số tổng đài 1900.63.63.87 để được tư vấn luật dân sự chi tiết hơn.

December 21, 2020 at 07:52AM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2020/12/21/di-chuc-khong-co-nguoi-lam-chung-co-hieu-luc-phap-luat-khong/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG  Trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng phức tạp, dịch vụ luật sư lao động đang trở thành lựa chọn tối ưu cho do...